Advance reservation là gì

Nhân viên đặt phòng là một vị trí công việc đang khá hấp dẫn thuộc lĩnh vực Quản trị nhà hàng khách sạn hiện nay. Ngoài kỹ năng nghiệp vụ chuyên môn thì một nhân viên đặt phòng cần nắm được những thuật ngữ tiếng Anh chuyên ngành để thuận lợi cho công việc. Cùng CET tìm hiểu ngay để “bỏ túi” cho mình những kiến thức hữu ích, thú vị nhé!

Nhân viên đặt phòng cần nắm được những thuật ngữ chuyên ngành. Ảnh: Internet

Công việc và nhiệm vụ của nhân viên đặt phòng là gì?

Bộ phận đặt phòng trong một nhà hàng hay khách sạn còn được gọi là Reservation. Đây là bộ phận có nhiệm vụ tiếp nhận mọi thông tin đặt phòng từ khách hàng và phối hợp cùng các bộ phận khác để sắp xếp ổn thỏa, giúp các hoạt động của NHKS được vận hành suôn sẻ, hiệu quả nhất.

Có 2 hình thức đặt phòng chính là:

– Guaranteed Reservation – Đặt phòng đảm bảo: khách sạn phải đảm bảo giữ phòng cho khách tới thời điểm check-out của ngày hôm sau tính theo ngày khách định đến. Nếu khách không sử dụng phòng và không báo huỷ thì phải đền bù cho khách sạn. Các phương thức đặt phòng đảm bảo thường được áp dụng gồm: Pre-payment – thanh toán trước tiền phòng, Deposit – đặt cọc, Credit card – thẻ tín dụng …

– Non – guaranteed reservation – Đặt phòng không có bảo đảm: Khách hàng đặt chỗ trước nhưng khách sạn chỉ giữ phòng cho khách tới một thời điểm nhất định tuỳ theo quy định của từng khách sạn tính theo ngày khách định đến.

Bộ phận đặt phòng trong một NHKS còn được gọi là Reservation. Ảnh: Internet

Nhân viên đặt phòng thuộc bộ phận Reservation thường làm những công việc như: thực hiện quy trình tiếp nhận đặt phòng; xác nhận, sửa đổi, hủy đặt phòng; tổng hợp tình hình đặt phòng trong ngày; cập nhật hồ sơ đặt phòng; phối hợp với các bộ phận liên quan để xử lý các yêu cầu đặt phòng của khách hàng; báo cáo quản lý các thông tin phản hồi, phàn nàn về chất lượng dịch vụ khách sạn; hướng dẫn, đào tạo nghiệp vụ cho nhân viên mới khi được yêu cầu; ghi chép thông tin làm việc trong ca vào sổ Log Book, bàn giao công việc vào cuối ca; tham gia đầy đủ các cuộc họp của bộ phận, các khóa bồi dưỡng khi được khách sạn tạo điều kiện hay thực hiện các công việc khác theo yêu cầu của cấp trên.

Quy trình đặt phòng cơ bản của nhân viên đặt phòng

Bước 1: Tiếp nhận yêu cầu đặt phòng

Bước 2: Xác định phòng trống

Bước 3: Thỏa thuận đặt phòng hoặc từ chối

Bước 4: Nhập các thông tin đặt phòng lên hệ thống

Bước 5: Xác nhận lại thông tin đặt phòng với khách

Bước 6: Lưu trữ hồ sơ đặt phòng

Bước 7: Tổng hợp các báo cáo đặt phòng

Nhân viên đặt phòng tiếp nhận thông tin từ khách hàng. Ảnh: Internet

Tổng hợp các thuật ngữ chuyên ngành dành cho nhân viên đặt phòng

Thuật ngữ thường được viết tắt

  • VR = Vacant ready: Phòng trống đã sẵn sàng.
  • VC = Vacant Clean: Phòng trống sạch.
  • VD = Vacant Dirty – Phòng trống bẩn.
  • O.O = Out Of Order = Room off : Phòng không sử dụng, phòng hỏng.
  • OOS = Out Of Service: Phòng có vấn đề, tạm thời không phục vụ.
  • OCC = Occupied: Phòng có khách đang ở.
  • ASAP = As Soon As Possible: Càng nhanh càng tốt.
  • TA = Travel Agents: Công ty/Đại lý/Hãng du lịch.
  • TO = Tour Operator: Công ty điều hành Tour.
  • O.D basic = Cash On Delivery: Thanh toán ngay.
  • RO = Room Only: Chỉ thanh toán tiền phòng.
  • O.C = Free Of Charge: Buồng miễn phí/ buồng khuyến mãi.
  • ATC = All To Company: Công ty thanh toán tất cả chi phí.
  • RTC = Room To Company: Công ty thanh toán tiền phòng.
  • TBA = To Be Advised: Sẽ thông báo sau.
  • NA = Not Applicable: Không áp dụng.
  • FIT = Free Individual Travellers – giá cho khách lẻ.
  • GIT = Free Group Travellers: giá cho khách đoàn.
  • ROH = Run Of House: giá đỗ đồng, dành cho giá phòng thấp nhất và nhiều nhất trong khách sạn, thường dành cho các công ty lữ hành.
  • FAM trip/tour = Familiarization trip/tour: Tour khảo sát dành cho những người chuyên nghiệp trong lĩnh vực đó.
  • BB = Bed And Breakfast: Phòng ngủ kèm ăn sáng.
  • O = Due Out: phòng sắp check out.
  • SO = Sleep Out: Phòng khách thuê nhưng ngủ ở ngoài
  • Package plan rate: Giá trọn gói
  • CXL = Cancellation: Hủy phòng
  • T.A = Expected Time of Arrival of guest: giờ dự kiến
  • DNA = Did Not Arrive: Khách không đến
  • Late C/I = Late Check-in: Khách check-in muộn
  • PMS = Property Management System: Hệ thống quản lý thông tin khách sạn
  • VIP = Very Important Person: Phòng dành cho khách quan trọng
  • G = Black list/Undesired guest: Khách không ưa thích.

Các thuật ngữ khác

Thuật ngữ tiếng Anh chuyên ngành giúp nhân viên đặt phòng làm việc thuận lợi. Ảnh: Internet

  • Commissions – Hoa hồng [tiền]
  • Overbooking – Bán phòng vượt mức
  • Confirmation – Xác nhận đặt phòng
  • Cancellation charge – Phí hủy bỏ
  • Continental plan – Giá bao gồm tiền phòng và 1 bữa ăn sáng
  • Full house – Hết phòng
  • Registration process – Quy trình đăng ký
  • Registration record – Hồ sơ đăng ký
  • Registration form – Phiếu đặt phòng
  • Walk in guest – Khách vãng lai
  • Upsell – Bán vượt mức
  • Upgrade – Nâng cấp [không tính thêm tiền]
  • Allotment – Thuê bao một số lượng phòng nhất định có thời hạn [validity] và điều kiện về số ngày trả lại phòng [cut-off days]
  • Skipper – Khách bỏ trốn, không thanh toán.
  • Extended stay: Gia hạn ở thêm.
  • Book in advance: Đặt trước.
  • Guest Stay: Thời gian lưu trú của khách.
  • Advance deposit: Tiền đặt cọc trước khi sử dụng dịch vụ.
  • Name list: Danh sách tên khách.
  • Room list: Danh sách buồng.

Tổng kết

Lĩnh vực NHKS hiện nay đang ngày càng phát triển và có như cầu tuyển dụng lớn. Do đó, công việc dành cho lao động ngành này vô cùng rộng mở cũng như có nhiều cơ hội phát triển tốt. Để nắm giữ những cơ hội tốt nhất cũng như tăng sức cạnh tranh, việc trang bị kiến thức, kỹ năng chuyên môn, trong đó có kỹ năng tiếng Anh chuyên ngành NHKS là vô cùng cần thiết. Hy vọng bài viết đã giúp bạn có thêm những kiến thức mới bổ ích.

Thành thạo ngoại ngữ, nhất là tiếng Anh là yếu tố bắt buộc khi tuyển chọn nhân viên Lễ tân cho khách sạn. Nhằm giúp bạn trang bị kiến thức phục vụ công việc tốt hơn, Nghekhachsan.com xin chia sẻ hơn 100 thuật ngữ chuyên ngành dành cho vị trí Lễ tân để bạn tham khảo và thực hành!

1. Adjacent room: phòng sát vách

2. Adjoining room = Connecting room: phòng thông cửa với nhau

3. Advance deposit: tiền đặt cọc trước khi sử dụng dịch vụ

4. Allowance: tiền miễn giảm, chiết khấu

5. American plan: bán phòng có ăn cả ba bữa chính

6. American breakfast: ăn sáng kiểu Mỹ

7. Arrival list: danh sách khách đến

8. Arrival time: thời gian dự tính khách sẽ đến

9. Arrival date: ngày dự kiến khách sẽ đến

10. Average rate: giá bình quân thu nhập phòng ngủ

11. Airport pick-up: đón khách từ sân bay về khách sạn

12. Availability report: báo cáo tình trạng buồng trống

13. Bumped reservation: chuyển nhượng việc đặt phòng khi khách sạn đã hết phòng

14. Back to back: đặt phòng của nhiều đoàn trong một thời gian liên tục

15. Back of house [BOH]: các bộ phận gián tiếp, bộ phận hậu sảnh

16. Block booking: đặt phòng cho đoàn khách

17. Bed & Breakfast [B&B]: giá phòng có bao gồm ăn sáng

18. Blocked room: phòng đã được xác định dành cho khách tại thời điểm nhất định

19. Blocked room report: báo cáo về danh sách và số lượng phòng đã được đặt trước

20. Breakfast coupon: phiếu ăn sáng

21. Breakfast buffet: ăn sáng tự chọn

22. Back office: các hoạt động gián tiếp hỗ trợ cho hoạt động trực tiếp

23. CBO: bộ phận trung tâm đã nhận đặt phòng trước

24. Check-in: làm thủ tục nhận phòng cho khách

25. Check-out: làm thủ tục trả phòng cho khách

26. Check-in time: thời gian quy định cho khách được nhận phòng

27. Check-out time: khoảng thời gian quy định cuối cùng để kết thúc thời điểm khách trả phòng [đã thanh toán tiền phòng] hoặc bắt đầu tính tiền phòng cho một thời điểm mới.

28. Commissions: tiền hoa hồng

29. Commercial: khách sạn có vị trí và thiết kế thuận lợi cho việc giao dịch thương mại

30. Commercial rate: giá để kinh doanh bán

31. Complimentary rate: phòng không tính tiền

32. Concierge: bộ phận phục vụ các dịch vụ theo yêu cầu của khách

33. Confirmation = Confirmation slip: giấy xác nhận việc đặt/ thuê phòng

34. Conference business: đặt phòng để tổ chức hội họp

35. Continental plan: giá phòng có ăn sáng

36. CRS: trung tâm dịch vụ đặt phòng

37. Commercial room rate: giá ưu đãi

38. Commercial sale: bán phòng qua các văn phòng du lịch

39. Continental breakfast: ăn sáng kiểu lục địa

40. Connecting room: buồng thông nhau

41. Co-operate rate: giá hợp đồng với các công ty

42. Credit card guarantee: đảm bảo bằng thẻ tín dụng

43. Confirm the booking: xác nhận đặt buồng

44. Cancellation of the reservation: hủy đặt buồng

45. Day rate: giá cho thuê phòng trong ngày, không ngủ qua đêm

46. Dead line: hạn chót

47. Density chart: bản sơ đồ phòng tại thời điểm xác định

48. Departure date: ngày trả phòng theo dự định

49. Departure list: danh sách khách sẽ trả phòng trong ngày

50. Desk agent = Desk clerk: nhân viên đứng tại quầy lễ tân

51. Double occupancy: buồng cho 2 người thuê

52. Double bed: giường cho 2 người

53. Double room: phòng 1 giường lớn cho 2 người

54. Dry cleaning: giặt khô

55. Daily fruits: hoa quả đặt buồng hàng ngày

56. Daily newspaper: báo đặt buồng hàng ngày

57. Daily operations report: báo cáo hoạt động hàng ngày

58. Deposit: tiền đặt cọc

59. Early departure: khách trả phòng sớm

60. European plan: giá phòng có ăn sáng kiểu châu Âu

61. Emergency key: chìa khóa vạn năng

62. Extra charge: phí thanh toán thêm

63. Exchange rate: tỷ giá đổi tiền

64. Early check-in: làm thủ tục nhận phòng sớm

65. Expected arrivals list: danh sách khách dự định tới

66. Expected departures list: danh sách khách dự định đi

67. Front of house [FOH]: các bộ phận trực tiếp, bộ phận tiền sảnh

68. Front office: các hoạt động trực tiếp, tiền sảnh

69. Front desk: quầy lễ tân

70. Float: tiền mặt tại quỹ giao dịch [tạm ứng]

71. Floor limit: tiền nợ tối đa

72. Folio: hồ sơ theo dõi các khoản nợ của khách

73. Free Independent Traveler [FIT]: khách du lịch lẻ không đi theo đoàn

74. Full board: ăn đủ 3 bữa sáng, trưa, tối

75. Family rate: giá cho phòng khách đi theo gia đình

76. Fully booked: khách sạn kín phòng

77. Group Inclusive Tour [FIT]: khách đi đoàn theo tour trọn gói

78. Guaranteed  booking: đặt phòng đã đặt cọc trước tiền phòng

79. Guaranteed reservation: đặt phòng có đảm bảo

80. Guest account: hồ sơ ghi các khoản chi tiêu của khách

81. Guest stay: thời gian lưu trú của khách

82. Group rate: giá cho khách đoàn

83. Government rate: giá dành cho các tổ chức chính phủ

84. Guest survey: phiếu điều tra ý kiến khách

85. Hospitality services industry: ngành du lịch kinh doanh khách sạn

86. Hotel industry: ngành khách sạn

87. Housekeeping: bộ phận buồng phòng

88. Handicapped room: buồng cho người khuyết tật

89. Half board: ăn 2 bữa sáng – trưa hoặc tối

90. High seasons: mùa cao điểm

91. In home guest: khách đang lưu trú trong khách sạn

92. In-house guests: khách đang lưu trú tại khách sạn

93. IDD phone: điện thoại gọi trực tiếp quốc tế

94.  King size bed: giường đôi đặc biệt

95. Letter of confirmation: thư xác nhận việc đặt phòng

96. Late check-out: khách trả phòng trễ

97. Lock out: khách để quên chìa khóa trong phòng, đang chờ giải quyết

98. Left luggage: hành lý bỏ quên

99. Log book: sổ bàn giao ca

100. Late check-out: làm thủ tục trả buồng trễ

101. Laundry: giặt là

102. Long term guest = Long staying: khách ở dài hạn

103. Morning wake- up call: báo thức buổi sáng

104. Night audit: kiểm toán đêm

105. No-show: khách không đến mà không báo trước

106. Never stay: khách ở lâu hơn thời gian dự kiến trả phòng

107. Non-smoking room: buồng không hút thuốc

108. Name list: danh sách tên khách

109. Non-guaranteed reservation: đặt phòng không đảm bảo

110. Over booking: đặt phòng quá tải

111. Occupancy ratio: tỷ lệ công suất sử dụng buồng

112. Over stays: số buồng khách ở quá ngày dự kiến

113. Occupied: buồng đang có khách lưu trú

114. Package plan rate: giá trọn gói

115. Pre – check-in: làm thủ tục nhận phòng trước khi khách đến

116. Paid-out: khoản tiền tạm ứng

117. Package plan rate: giá trọn gói

118. Rack rate: giá niêm yết

119. Release time: thời gian khách hủy phòng đối với các booking đặt phòng không đảm bảo

120. Registration: nhập đăng ký thông tin khách

121. Reservation form: phiếu đặt phòng

122. Rush room: buồng khách sắp trả nhưng đã xếp cho khách khác

123. Registration form: phiếu đăng ký khách sạn

124. Reconfirm the booking: xác nhận lại việc đặt buồng

125. Residential hotel: khách sạn dành cho khách thuê lâu dài

126. Rack – rate: giá niêm yết/ giá công bố

127. Room rates: giá buồng

128. Room status: tình trạng buồng

129. Run of house [R.O.H]: giá buồng đồng hạng

130. Receipt: giấy biên nhận

131. Room service: dịch vụ phục vụ ăn uống tại phòng

132. Room list: danh sách buồng

133. Skipper: phòng có khách check-out nhưng chưa thanh toán

134. Sleeper: buồng không có khách mà nghĩ có khách

135. Stay over: khách ở nhiều hơn thời gian đăng ký

136. Safe deposit: két sắt an toàn

137. Shift leader: trưởng ca

138. Smoking area: khu vực được hút thuốc

139. Single room: buồng 1 giường đơn

140. Satellite T.V: vô tuyến truyền hình qua vệ tinh

141. Safety deposit box: két an toàn

142. Service charge: phí phục vụ

143. Twin room: buồng 2 giường đơn

144. Triple room: buồng 3 giường đơn

145. Telephone directory: sách hướng dẫn tra cứu điện thoại

146. Upgrade the room: nâng cấp loại phòng cao hơn nhưng không tính tiền

147. Up sell = up selling: bán phòng giá cao hơn giá mong đợi

148. Under stay: khách ở ít hơn thời gian đăng ký

149. Voucher: phiếu ưu đãi thanh toán lưu trú, ăn uống hoặc dịch vụ

150. VIP guest: khách quan trọng

151. Walk-in guest: khách vãng lai

152. Weekend rate: giá cho ngày nghỉ cuối tuần

153. Waiting list: danh sách khách chờ xếp buồng

154. Welcome drinks: nước mời khách khi check-in

Trên đây là hơn 100 thuật ngữ chuyên ngành thông dụng nhất trong rất nhiều các thuật ngữ lễ tân khác mà nhân viên lễ tân phải thường xuyên gặp phải và sử dụng trong quá trình thực hiện nhiệm vụ công việc của mình. Một nhân viên lễ tân “được việc” là người hiểu và vận dụng thành thạo những thuật ngữ trên để hoàn thành tốt vai trò của mình trong khách sạn.

Hồng Thy

Video liên quan

Chủ Đề