Ánh sáng ảnh hưởng đến đời sống sinh vật như thế nào

Hướng dẫn tìm hiểu Ảnh hưởng của ánh sáng lên đời sống sinh vật đầy đủ nhất. Tổng hợp kiến thức về Ảnh hưởng của ánh sáng lên đời sống động, thực vật chi tiết nhất.

– Ánh sáng có ảnh hưởng tới hình thái và hoạt động sinh lí của cây. Cây có tính hưởng sáng. Những cây mọc trong rừng có thân cao, thẳng; cành chỉ tập trung ở phần ngọn cây, các cành cây phía dưới sớm bị rụng. Đó là do có hiện tượng tia cành tự nhiên. Cây mọc ngoài sáng thường thấp và tán rộng. Ánh sáng còn ảnh hưởng tới hình thái của lá cây.

+ Ánh sáng ảnh hưởng nhiều tới hoạt động sinh lí của thực vật như hoạt động quang hợp, hô hấp… và khả năng hút nước của cây.

+ Ánh sáng ảnh hưởng đến nhiệt độ, độ ẩm, không khí, đất… Do vậy, ánh sáng ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến sinh vật.

+ Các tia sáng đỏ và xanh tím giúp cây xanh quang hợp tốt nhất.

– Ánh sáng ảnh hưởng đến hình thái thực vật: Thực vật mọc cong về phía có ánh sáng. Cùng một loài khi mọc ở nơi nhiều ánh sáng sẽ có vỏ dày, nhạt, cây thấp, tán rộng nhưng ở nơi thiếu ánh sáng sẽ có vỏ mỏng, thẫm, cây cao, lá tập trung ở ngọn.

– Nhu cầu ánh sáng của các loại thực vật không giống nhau nên có những loài ưa sáng như bạch đàn, phi lao, thông, lúa, đậu … có những loài ưa bóng như me, vừng, tầm gửi…

– Thực vật được chia thành hai nhóm khác nhau tuỳ theo khả năng thích nghi cùa chúng với các điều kiện chiếu sáng của môi trường:

+ Nhóm cây ưa sáng : bao gồm những cây sống nơi quang đăng.

+ Nhóm cây ưa bóng : bao gồm những cây sổng nơi có ánh sáng yếu, ánh sáng tán xạ như cây sống dưới tán cùa cây khác, cây trồng làm cảnh đặt ở trong nhà..

– Ứng dụng trong sản xuất:

+ Trồng xen giữa cây ngô và cây đỗ: trồng đỗ dưới gốc các cây ngô: tăng năng suất và tiết kiệm thời gian, công sức…

+ Không trồng lúa dưới gốc cây tre.

– Ở thí nghiệm như sau: Vào đêm có trăng sáng, tìm một tổ kiến và quan sát kiến bò trên đường mòn nhờ ánh sáng mặt trăng. Đặt trên đường đi của kiến một chiếc gương nhỏ đế phán chiếu ánh sáng, sau đó theo dõi hướng bò của kiến. Có 3 khả năng có thể xày ra:

– Kiến sẽ tiếp tục bò theo hướng cũ.

– Kiến sẽ bò theo nhiều hướng khác nhau.

– Kiến sẽ đi theo hướng ánh sáng do gương phản chiếu

– Nhờ có khả năng trên mà động vật có thể đi rất xa nơi ở: Ong có thể bay cách xa tổ hàng chục kilômet để kiếm mật hoa và nhiều loài chim di cư có thể bay được hàng nghìn kilômet đến nơi ấm áp để tránh mùa đông giá lạnh.

Ví dụ ở chim: Chim bìm bịp và gà cỏ sống trong rừng thường đi ăn trước lúc Mặt Trời mọc, trong khi chim chích choè, chào mào, khướu là những chim ăn sâu bọ thường đi ăn vào lúc Mặt Trời mọc. Những loài chim như vạc, diệc, s.u… và nhất là cú mèo hay tìm kiếm thức ăn vào ban đêm.

Ví dụ ở thú: Có nhiều loài thú hoạt động vào ban ngày như trâu, bò, dê, cừu… nhưng cũng có thú hoạt động nhiều vào ban đêm như chồn, cáo, sóc…

+ Mùa xuân và mùa hè có ngày dài hơn ngày mùa đông, đó cũng là mùa sinh sản của nhiều loài chim.

+ Mùa xuân, vào những ngày thiếu sáng, cá chép cũng có thể dể trứng vào thời gian sớm hơn trong mùa nếu cường độ chiếu sáng được tăng cường.

– Người ta chia động vật thành 2 nhóm:

+ Động vật ưa sáng: những động vật hoạt động ban ngày.

Ví dụ:

1 số loài thú như trâu, bò, cừu, dê, …

1 số loài chim như: khướu, chào mào, chích chòe.

+ Động vật ưa tối: gồm những động vật hoạt động vào ban đêm, sống trong hang, trong đất hay ở vùng nước sâu như đáy biển.

Ví dụ:

1 số loài động vật như: chồn, sóc, cáo …

1 số loài chim như: vạc, sếu, cú mèo.

Câu 1: Khi chuyển những sinh vật đang sống trong bóng râm ra sống nơi có cường độ chiếu sáng cao hơn thì khả năng sống của chúng như thế nào?

A. Vẫn sinh trưởng và phát triển bình thường.

B. Khả năng sống bị giảm sau đó không phát triển bình thường.

C. Khả năng sống bị giảm, nhiều khi bị chết.

D. Không thể sống được.

Câu 2: Ánh sáng ảnh hưởng tới đời sống thực vật như thế nào?

A. Làm thay đổi những đặc điểm hình thái và hoạt động sinh lí của thực vật.

B. Làm thay đổi các quá trình sinh lí quang hợp, hô hấp.

C. Làm thay đổi hình thái bên ngoài của thân, lá và khả năng quang hợp của thực vật.

D. Làm thay đổi đặc điểm hình thái của thân, lá và khả năng hút nước của rễ.

Câu 3: Hiện tượng tỉa cành tự nhiên là gì?

A. Là hiện tượng cây mọc trong rừng có tán lá hẹp, ít cành.

B. Là cành chỉ tập trung ở phần ngọn cây, các cành cây phía dưới sớm bị rụng.

C. Cây trồng tỉa bớt các cành ở phía dưới.

D. Là hiện tượng cây mọc trong rừng có thân cao, mọc thẳng.

Câu 4: Cây ưa sáng thường sống nơi nào?

A. Nơi nhiều ánh sáng tán xạ.

B. Nơi có cường độ chiếu sáng trung bình.

C. Nơi quang đãng.

D. Nơi khô hạn.

Câu 5: Cây ưa bóng thường sống nơi nào?

A. Nơi ít ánh sáng tán xạ.

B. Nơi có độ ẩm cao.

C. Nơi ít ánh sáng tán xạ hoặc dưới tán cây khác.

D. Nơi ít ánh sáng và ánh sáng tán xạ chiếm chủ yếu.

Ánh sáng ảnh hưởng tới đời sống sinh vật như thế nào ?


– Cây có tính hướng sáng. Ánh sáng có ảnh hưởng tới hình thái và hoạt động sinh lí của cây:

+ Về hình thái: những cây mọc trong rừng có thân cao, thẳng, cành chỉ tập trung ở ngọn cây. Những cây mọc ngoài sáng thường thấp và tán rộng.

+ Về hoạt động sinh lí: ánh sáng ảnh hưởng nhiều đến hoạt động sinh lí của cây như quang hợp, hô hấp và khả năng hút nước của cây.

– Tùy theo khả năng thích nghi với điều kiện chiếu sáng, thực vật được chia thành 2 nhóm: nhóm cây ưa sáng và nhóm cây ưa bóng.

Những đặc điểm của cây

Cây ưa sáng

Cây ưa bóng

Đặc điểm hình thái

+ Thân cây nếu mọc riêng lẻ thường thấp, phân cành nhiều, tán rộng ; cây mọc ở nơi nhiều cây thân cây cao, mọc thẳng, cành tập trung phần ngọn, lá và cành phía dưới sớm rụng.

+ Lá nhỏ, tầng cutin dày, màu nhạt, phiến lá dày, mô dậu phát triển, lá thường xếp xiên góc.

+ Lục lạp có kích thước nhỏ.

+ Thân cây nhỏ ở dưới tán các cây khác.

+ Lá to, tầng cutin mỏng, màu đậm, phiến lá mỏng, mô dậu kém phát triển, lá thường xếp xen kẽ nhau và nằm ngang so với mặt đất.

+ Lục lạp có kích thước lớn.

Đặc điểm sinh lí

+ Cây ưa sáng có cường độ quang hợp và hô hấp cao dưới ánh sáng mạnh.

+ Cây ưa bóng có cường độ quang hợp và hô hấp cao dưới  ánh sáng yếu.

II. Ảnh hưởng của ánh sáng lên đời sống động vật

– Ánh sáng ảnh hưởng đến đời sống của động vật:

+ Ánh sáng giúp động vật định hướng trong không gian. Ví dụ: ánh sáng giúp ong kiếm mật hoa, giúp chim di cư.

Ong sử dụng mặt trời để báo hiệu nơi có thức ăn cho đàn

+ Ánh sáng ảnh hưởng rất rõ rệt đến quá trình sinh trưởng và phát dục ở động vật. Ví dụ: vào mùa đông, thời gian chiếu sáng ít, các loài sâu ăn lá ngừng sinh sản.

+ Nhịp chiếu sáng ngày, đêm ảnh hưởng đến nhiều loài động vật. Ví dụ: trâu, bò, nai, ngựa,… hoạt động vào ban ngày. Ngược lại, cáo, chồn, sóc,… lại thường hoạt động vào ban đêm.

– Dựa vào sự thích nghi với điều kiện chiếu sáng, người ta phân biệt hai nhóm động vật: nhóm động vật ưa sáng và nhóm động vật ưa tối.

+ Nhóm động vật ưa sáng: Cơ quan thị giác phát triển, từ cơ quan cảm quang của động vật bậc thấp đến mắt có cấu tạo phức tạp ở động vật bậc cao. Thân con vật thường có màu sắc, nhiều trường hợp rất sặc sỡ.

+ Nhóm động vật ưa tối: Thân có màu sẫm. Mắt có thể phát triển [cú, chim lợn…] hoặc nhỏ lại [lươn], phát triển xúc giác, có cơ quan phát sáng.

Nhiều loài sinh vật sống chủ yếu nơi quang đãng có nhiều ánh nắng, nhưng ngược lại có loài chỉ sống trong bóng râm. Khi chuyển những sinh vật đang sống trong bóng râm ra nơi có cường độ chiếu sáng cao hơn [hoặc ngược lại] thì khả năng sống của chúng bị giảm, nhiều khi không thể sống được.

\[\rightarrow\]

​  nhân tố sinh thái ánh sáng ảnh hưởng đến đời sống sinh vật.

1. Ảnh hưởng của ánh sáng lên đời sống thực vật

- Ví dụ 1: 

+ Nhận xét: Cây có tính hướng sáng, ngọn cây sẽ hướng về phía có ánh sáng mạnh hơn ​\[\rightarrow\] ánh sáng ảnh hưởng đến hoạt động sinh lí của cây.

- Ví dụ 2:  

+ Nhận xét:

.] Cây mọc xen trong rừng có thân cao và thẳng, cánh chỉ tập trung ở ngọn cây.

.] Cây mọc nơi quang đãng thân thấp hơn, nhiều cành, tán rộng.

\[\rightarrow\]​ ánh sáng ảnh hưởng đến hình thái của cây.

+ Các cành phía dưới của cây trồng trong rừng sớm rụng vì các cành ở phía dưới tiếp nhận ít ánh sáng nên quang hợp kém ​\[\rightarrow\] tổng hợp được ít chất hữu cơ, tích lũy không đủ lượng tiêu hao hô hấp và kèm theo khả năng lấy nước kém nên cành phía dưới khô và héo dần và sớm rụng \[\rightarrow\] ​hiện tượng tự tỉa thưa.

- Kết luận:

+ Ánh sáng có ảnh hưởng đến hình thái và hoạt động sinh lí của cây.

Đặc điểm

Khi cây sống nơi quang đãng

Khi cây sống trong bóng râm, dưới tán của những cây khác

Đặc điểm hình thái:

+ Lá [phiến lá, màu sắc của của lá].

+ Thân [chiều cao, số cành trên thân].

+ Phiến lá nhỏ, hẹp, lá có màu xanh nhạt.

+ Thân thấp, số cành nhiều.

+ Phiến lá lớn, màu xanh thẫm.

+ Chiều cao bị hạn chế bởi những tán cây phía trên.

Đặc điểm sinh lí:

+ Quang hợp [cường độ quang hợp với điều kiện ánh sáng khác nhau].

+ Thoát hơi nước.

+ Cường độ quang hợp cao trong điều kiện ánh sáng mạnh, cường độ quang hợp yếu khi ánh sáng yếu.

+ Cây điều tiết nước linh hoạt.

+ Có khả năng quang hợp khi ánh sáng yếu, cường độ quang hợp yếu khi ánh sáng mạnh.

+ Cây điều tiết nước kém.

- Ánh sáng ảnh hưởng nhiều đến hoạt động sinh lí của cây như quang hợp, hô hấp, … và khả năng hút nước của cây.

- Thực vật được chia thành 2 nhóm khác nhau tùy thuộc vào khả năng thích nghi với điều kiện chiếu sáng:

+ Thực vật ưa sáng: những cây sống nơi quang đãng như cây ngô, phi lao, lúa, …

Ví dụ thực vật ưa sáng

+ Thực vật ưa bóng: những cây sống ở nơi có ánh sáng yếu, sống trong bóng râm như cây đỗ, cây vạn niên thanh, cây ngải cứu, …

Ví dụ thực vật ưa bóng

- Ứng dụng trong sản xuất:

+ Trồng xen giữa cây ngô và cây đỗ: trồng đỗ dưới gốc các cây ngô giúp tăng năng suất và tiết kiệm thời gian, công sức, …

+ Không trồng lúa dưới gốc cây tre.

@71049@@71051@

- Thí nghiệm: vào đêm trăng sáng, tìm 1 tổ kiến và quan sát kiếm bò trên đường mòn nhờ ánh sáng mặt trăng. Đặt trên đường đi của kiến một chiếc gương nhỏ để phản chiếu ánh sáng, sau đó theo dõi hướng đi của kiến.

- Kết quả: kiến sẽ đi theo hướng ánh sáng do gương phản chiếu.

\[\rightarrow\] ánh sáng ảnh hưởng đến đời sống của động vật.

- Ý nghĩa: giúp động vật định hướng được trong không gian.

+ Ví dụ: nhờ ánh sáng mà loài chim di cư có thể bay xa hàng nghìn kilomet đến nơi ấm áp tránh mùa động giá lạnh.

- Ánh sáng ảnh hưởng đến hoạt động, sự sinh trưởng, sinh sản của động vật:

+ Nhịp điệu chiếu sáng ngày đêm ảnh hưởng tới hoạt động của nhiều loài động vật.

Ví dụ: có nhiều loài thú hoạt động ban ngày như bò, trâu, dê, cừu, … nhiều loài hoạt động ban đêm như chồn, cáo, sóc, …

+ Ảnh hưởng tới sinh sản: mùa xuân và mùa hè có ngày dài là thời gian sinh sản của nhiều loài chim, mùa xuân những ngày thiếu sáng cá chép vẫn có thể đẻ trứng vào thời gian sớm hơn trong mùa nếu cường độ chiếu sáng mạnh.

- Người ta chia động vật thành 2 nhóm:

+ Động vật ưa sáng: những động vật hoạt động ban ngày. Ví dụ: một số loài thú như trâu, bò, cừu, dê, … Một số loài chim như khướu, chào mào, chích chòe, … 

+ Động vật ưa tối: gồm những động vật hoạt động vào ban đêm, sống trong hang, trong đất hay ở vùng nước sâu như đáy biển. Ví dụ: một số loài động vật như chồn, sóc, cáo, … một số loài chim như vạc, sếu, cú mèo, …

- Ứng dụng trong chăn nuôi:

+ Tạo ngày nhân tạo để gà, vịt đẻ nhiều trứng.

+ Chiếu sáng để cá đẻ trứng.

@71050@@71052@

Video liên quan

Chủ Đề