Bà bầu siêu âm nhiều có tốt không

Trong giai đoạn mang thai, mẹ bầu thường rất lo lắng và băn khoăn về tình hình phát triển của con yêu nên rất nôn nóng đi siêu âm. Cũng chính bởi vậy mà có rất nhiều mẹ bầu thắc mắc liệu siêu âm nhiều có ảnh hưởng đến thai nhi không, siêu âm thai nhiều lần có tốt không?

Hãy cùng AVAKids đi tìm câu trả lời cho câu hỏi siêu âm nhiều có ảnh hưởng đến thai nhi không qua bài viết dưới đây ba mẹ nhé!

1 Vì sao mẹ nên đi siêu âm thai?

Thông qua việc sử dụng tần số cao kết hợp với đầu dò, ba mẹ có thể dễ dàng nhìn thấy hình ảnh của con mỗi khi siêu âm thai

Đây là một phương pháp y khoa không xâm lấn giúp các bác sĩ chẩn đoán được tình trạng phát triển của thai nhi, kiểm tra và phát hiện các bất thường, dị tật của thai kỳ bằng các chỉ số thu được trên màn hình, qua đó đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé.

Siêu âm thai giúp các bác sĩ chẩn đoán được tình trạng phát triển của thai nhi

Hiện nay, siêu âm thai là một hình thức thăm khám hết sức phổ biến tại hầu hết các cơ sở khám chữa bệnh và bệnh viện. Vậy, siêu âm nhiều có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Tuy rằng chưa có nghiên cứu chính thức nào chỉ ra được siêu âm nhiều có ảnh hưởng đến thai nhi không nhưng theo các chuyên gia y tế, các mẹ chỉ cần tuân thủ lịch khám thai định kỳ theo các mốc thời gian quan trọng chứ không nên quá lạm dụng việc siêu âm thai.

Có thể bạn quan tâm: Sự phát triển của thai nhi theo từng tuần theo bác sĩ Sản khoa

2Siêu âm nhiều có ảnh hưởng đến thai nhi không

Siêu âm nhiều có ảnh hưởng đến thai nhi không? Siêu âm nhiều có tốt cho thai nhi?

Như AVAKids đã đề cập phía trên, việc siêu âm thai là hết sức phổ biến. Thậm chí, có rất nhiều mẹ vì lo lắng biến chứng thai kỳ, tò mò về tình trạng của con mà thực hiện siêu âm thai quá thường xuyên và không khoa học. 

Trong toàn bộ chu kỳ, số lần siêu âm trung bình của nhiều mẹ vượt quá 10 lần. Hoặc có những mẹ mới mang thai ở tuần thứ 20, số lần siêu âm đã lên tới con số 15 lần. 

Đây là một điều rất phổ biến ở Việt Nam kể cả khi sức khỏe của cả mẹ và bé đều hoàn toàn ổn định. Cũng bởi tình trạng này mà nhiều người thắc mắc siêu âm nhiều có ảnh hưởng tới thai nhi không?

Siêu âm thai một cách khoa học sẽ đảm bảo sóng siêu âm không thể gây hại đến bé

Các chuyên gia nhận định, trên thực tế, chưa có cơ sở nào có thể chứng minh rằng liệu siêu âm nhiều có ảnh hưởng đến thai nhi không, siêu âm nhiều có hại cho thai nhi không.

Mặc dù vậy, việc lạm dụng siêu âm thai quá nhiều lần là không cần thiết. Thậm chí còn gây hại cho tinh thần của mẹ khi phải lo lắng, hồi hộp mỗi khi kiểm tra sức khỏe, khiến mẹ và bé đối mặt với nhiều rủi ro khi di chuyển.

Nếu thực hiện siêu âm khoa học ở mức độ hợp lý trong các giai đoạn quan trọng của thai kỳ, sóng siêu âm sẽ không thể gây bất kỳ tác động nào lên sức khỏe của mẹ và bé.

Với những thông tin trên đây, chắc hẳn mẹ đã có được câu trả lời cho câu hỏi siêu âm nhiều có ảnh hưởng đến thai nhi không.

Có thể bạn quan tâm: 12 điều cần lưu ý khi chọn bác sĩ Nhi khoa cho bé, mẹ nên nằm lòng

3Mốc thời gian quan trọng để siêu âm thai

Sau khi giải đáp câu hỏi siêu âm nhiều có ảnh hưởng đến thai nhi không, AVAKids sẽ tiếp tục chia sẻ tới ba mẹ các mốc thời gian quan trọng để siêu âm thai.

Có 3 thời kỳ đánh dấu sự phát triển của bé: Giai đoạn tam cá nguyệt thứ nhất [3 tháng đầu của thai kỳ - tuần thai thứ 12-14], giai đoạn tam cá nguyệt thứ hai [3 tháng giữa của thai kỳ - tuần thai thứ 22-24] và giai đoạn tam cá nguyệt thứ ba [3 tháng cuối của thai kỳ - tuần thai thứ 32-34].

Khi bé được 12-14 tuần tuổi

Đây là thời điểm giúp các bác sĩ kiểm tra và đánh giá các bất thường của thai nhi, đo kích thước chiều dài đầu mông để xác định em bé đã được bao nhiêu tuần tuổi. Từ những thông tin có được dự kiến ngày mẹ lâm bồn.

Bên cạnh đó, thông qua siêu âm thai, bác sĩ cũng sẽ kiểm tra được độ mờ da gáy của thai nhi và phát hiện sớm hội chứng Down cũng như kết hợp thực hiện các xét nghiệm cần thiết.

Khi bé được 22-24 tuần tuổi

Tại giai đoạn này, em bé đã phát triển hoàn thiện hầu hết các bộ phận trên cơ thể. Do đó, bác sĩ có thể quan sát rõ hình thái của thai nhi và xác định sớm các dị tật bất thường nếu có như: hở hàm ếch, thiếu ngón tay, thiếu ngón chân,..

Tuy nhiên, liệu siêu âm nhiều có ảnh hưởng đến thai nhi không? Tốt nhất, trong thời kỳ này, mẹ chỉ cần tuân thủ lịch siêu âm thai định kỳ theo chỉ định của bác sĩ.

Khi bé được 32-34 tuần tuổi

Siêu âm trong giai đoạn tam cá nguyệt thứ 3 sẽ giúp bác sĩ phát hiện các dấu hiệu bất thường tại các cơ quan như tim, não, mạch máu,..

Ngoài ra, siêu âm thai tại thời điểm này cũng giúp bác sĩ xác định cân nặng của thai nhi, tình trạng nước ối, dây rốn, nhau thai, hướng nằm và dự kiến ngày sinh, hình thức sinh phù hợp với thể trạng, sức khỏe của mẹ [sinh thường hoặc sinh mổ].

Có thể bạn quan tâm: Mẹ bầu cần chú ý gì trong tam cá nguyệt đầu tiên?

4Bà bầu cần lưu ý gì khi siêu âm thai

Có được câu trả lời cho câu hỏi siêu âm nhiều có ảnh hưởng đến thai nhi không và các mốc thời gian quan trọng để siêu âm thai. Vậy, liệu mẹ có thắc mắc mình cần lưu ý những gì trước khi đi siêu âm?

Trước khi đưa mẹ bầu đi siêu âm, gia đình nên tham khảo trước các cơ sở y tế thuận tiện với địa chỉ hiện tại. Theo đó, mẹ không nhất thiết phải nhịn ăn nhưng nên uống nhiều nước nếu thai nhi dưới 10 tuần tuổi để bàng quang căng hơn, từ đó giúp hình ảnh thu về được sắc nét và dễ quan sát hơn.

Bên cạnh siêu âm, trong một số trường hợp cần thiết, bác sĩ có thể yêu cầu thực hiện thêm các xét nghiệm liên quan để quan sát rõ hơn tình trạng sức khỏe của mẹ. 

Để giúp thai nhi phát triển tốt nhất, mẹ cần bổ sung đầy đủ các dưỡng chất cần thiết

Siêu âm nhiều có ảnh hưởng đến thai nhi không? Với những thai phụ mắc các bệnh lý nền như tim mạch, tiểu đường, các bệnh về huyết áp, số lần siêu âm cũng như thăm khám sẽ nhiều hơn so với thông thường để phòng tránh tối đa những biến chứng phức tạp có thể xảy ra trong suốt quá trình mang thai.

Bên cạnh đó, để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và thai nhi, mẹ cũng cần lưu ý tới chế độ dinh dưỡng và chăm sóc bản thân thật kỹ. 

Mẹ nên bổ sung đầy đủ các dưỡng chất cần thiết, giữ tinh thần vui vẻ, lạc quan, tránh giận giữ hay căng thẳng. Ngoài ra, vận động nhẹ nhàng cũng là một phương pháp cực kỳ hữu hiệu để hai mẹ con đều được khỏe mạnh về tinh thần lẫn thể chất.

Xem thêm:

  • Mẹ bầu bị đa ối nên làm gì? Tham khảo ngay ý kiến của bác sĩ
  • Bà bầu bị Covid cần làm gì? 3 nguyên nhân khiến mẹ bầu bị Covid
  • Những lời khuyên bổ ích để mẹ bầu có một thai kỳ an toàn và khỏe mạnh

Như vậy, bài viết trên của AVAKids đã giải đáp những thắc mắc về việc liệu siêu âm nhiều có ảnh hưởng đến thai nhi không và một số điều mà mẹ cần lưu ý trong quá trình khám thai.

Việc tuân thủ lịch siêu âm định kỳ theo chỉ dẫn của bác sĩ là rất tốt, tuy nhiên mẹ cần tránh lạm dụng siêu âm thai để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và con. Mọi bài viết của AVAKids chỉ mang tính chất tham khảo, không có tác dụng thay thế việc chẩn đoán và điều trị y khoa.

Tổng hợp bởi Lan Anh

Nguồn tham khảo:

1. Medlatec. //medlatec.vn/tin-tuc/me-bau-di-sieu-am-thai-nhieu-co-tot-khong-va-can-luu-y-dieu-gi-khi-sieu-am-s193-n19198

Phụ nữ mang thai nên siêu âm bao nhiêu lần?

Vì vậy, khi đã xác định có thai thì nên đi siêu âm thai định kỳ theo lịch siêu âm thai mà bác sĩ đưa ra gồm 3 lần siêu âm thai trong suốt quá trình mang thai để khảo sát những yếu tố quan trọng như đo độ mờ da gáy, tìm và phát hiện những bệnh lý, tim thai, trọng lượng thai, chỉ số về nước ối...

Siêu âm thai 3 tháng đầu bao nhiêu lần?

Tần suất siêu âm sẽ được chỉ định bởi bác sĩ mà mẹ thăm khám. Trung bình với một thai kỳ bình thường, mẹ bầu sẽ siêu thai khoảng 3 – 4 lần trong ba tháng đầu mang thai. Với những trường hợp đặc biệt, có vấn đề về sức khỏe, mẹ có thể được chỉ định thăm khám nhiều lần hơn.

Bầu tháng cuối nên đi siêu âm bao nhiêu lần?

Siêu âm thai vào tuần thứ 32 – 36, 2 lần/tuần: Xác định chính xác ngôi thai, hướng dẫn người mẹ cách xoay ngôi thai, đánh giá tình trạng trưởng thành của bánh nhau, vị trí nhau bám, nước ối, cân nặng và chiều dài thai một cách chính xác hơn.

3 tháng đầu nên siêu âm gì?

Ba tháng đầu của thai kỳ [khoảng 5 tuần đến 13 tuần 6 ngày] siêu âm có thể được thực hiện để:.
Xác nhận bạn đã mang thai..
Xác định có tim thai..
Xác định số lượng thai, bánh nhau, túi ối [trong trường hợp đa thai].
Xác định tuổi thai và ước tính ngày dự sinh..
Chẩn đoán thai ngoài tử cung hoặc sẩy thai..

Chủ Đề