Các giải pháp phát triển giáo dục đại học việt nam trong thời gian tới.

Ở nước ta hiện nay, mặc dù chưa có định nghĩa chính thức về giáo dục đại học[1], nhưng qua các văn bản không chính thức, có thể hiểu giáo dục đại học là hình thức tổ chức giáo dục cho các bậc học sau giai đoạn bậc phổ thông với các trình độ đào tạo: gồm trình độ cao đẳng, trình độ đại học, trình độ thạc sĩ và trình độ tiến sĩ.

Xét về mặt lịch sử, nền giáo dục đại học đã xuất hiện ở nước ta cách đây trên cả nghìn năm[2]. Cho đến nay, lịch sử giáo dục đại học Việt Nam đã trải qua các nền giáo dục khác nhau: phong kiến, thuộc địa và chủ nghĩa thực dân mới [ở miền Nam Việt Nam trước năm 1975]. Sự nghiệp giáo dục đại học từ sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đã trải qua gần 70 năm qua và đạt được những thành tựu to lớn, trong đó quan trọng nhất là đã góp phần tạo ra các thế hệ nguồn lực con người Việt Nam, nhân tố quyết định thắng lợi của sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Tuy nhiên, trong giai đoạn đổi mới và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng hiện nay, nền giáo dục của nước ta ngày càng bộc lộ những bất cập và hạn chế.

Về mục tiêu, trong một thời gian dài, do nhiều nguyên nhân khác nhau, chúng ta chưa chú trọng đúng mức đến việc đặt ra mục tiêu cho nền giáo dục của đất nước, trong đó có giáo dục đại học. Thời gian gần đây, mục tiêu giáo dục đại học ở nước ta có sự thay đổi, như việc xác định quan niệm, mục đích của giáo dục đại học là đào tạo nhân tài [Luật Giáo dục Việt Nam năm 2012]. Tuy nhiên, hiểu thế nào là nhân tài thì cho đến nay vẫn chưa có quan niệm thống nhất. Nếu coi nhân tài là người có sáng kiến, có khả năng, năng động, có đóng góp quan trọng vào sự phát triển dù trong lĩnh vực nghiên cứu lý luận hay hoạt động thực tiễn, nghĩa là nhân tài phải là những người nổi trội và hiếm trong xã hội thì mục tiêu này khó đạt được đối với chất lượng thực tế của giáo dục đại học ở Việt Nam hiện nay. Trong thực tế, các trường đại học ở Việt Nam hiện nay, nhiều lắm cũng mới chỉ đủ khả năng trang bị cho người học [sinh viên, học viên hay nghiên cứu sinh…] kiến thức cơ bản, trang bị khả năng phân tích độc lập, dám suy nghĩ và biết suy nghĩ [suy nghĩ có phương pháp - tư duy khoa học]. Như vậy, rõ ràng là ngay cả khi chúng ta đổi mới mục tiêu giáo dục đại học thì mục tiêu này cũng không phù hợp với khả năng, cũng như chất lượng thực tế của nền giáo dục đại học trong nước. Trong khi đó, rất nhiều quốc gia trên thế giới và ngay cả các quốc gia có nền giáo dục đại học tiên tiến khi đặt ra mục tiêu giáo dục, họ đều nêu lên những mục đích rất thực tế. Một trường đại học danh tiếng ở Mỹ đã xác định mục tiêu của mình như sau: “Mục đích của môi trường giáo dục và sinh hoạt sinh viên là đào tạo những cá nhân thành đạt và công dân có trách nhiệm. Người tốt nghiệp cảm thấy tự tin trong việc tìm hiểu rộng rãi nhiều vấn đề và kinh nghiệm ở môi trường đại học hay ngoài đời, dù là học bất cứ ngành chuyên môn nào”. Chữ “thành đạt” có thể hiểu là có sự hiểu biết về tri thức cơ bản, được sửa soạn kỹ càng để có thể tự tin vào đời và vào thị trường lao động [kiếm sống cũng như phát triển tri thức]. Nhưng mục đích đào tạo thành những “công dân có trách nhiệm” thì được thể hiện rất rõ ràng [3]. Với những mục tiêu như thế này, hầu hết các trường đại học ở Việt Nam hiện nay ít đặt ra hoặc chưa thực sự coi trọng, nên cũng là một trong những nguyên nhân góp phần làm giảm chất lượng sản phẩm [người học] sau đào tạo.

Về nội dung, mặc dù những năm qua đã có nhiều cố gắng đổi mới, cải cách nội dung giáo dục ở các cấp học theo hướng tiến bộ hơn, song nhìn chung so với một số nước trong khu vực và trên thế giới, nền giáo dục của nước ta vẫn còn lạc hậu, nhất là nội dung giáo dục ở bậc đại học. Nhìn tổng thể, phần lớn nội dung và chương trình giáo dục các cấp hiện nay ở nước ta đều được biên soạn hoặc chịu ảnh hưởng bởi nội dung, chương trình giáo dục của các nước xã hội chủ nghĩa trước đây, đặc biệt nền giáo dục Xô-viết. Trong một thời gian dài, những nội dung và chương trình giáo dục này khá phù hợp với nền giáo dục của nước ta và đã mang lại những thành tựu hết sức quan trọng. Tuy nhiên, trong bối cảnh đổi mới và hội nhập quốc tế hiện nay, nội dung chương trình giáo dục đại học nước ta đang bộc lộ rất nhiều bất cập và hạn chế:

Một là, nội dung kiến thức đào tạo còn nặng về lý thuyết, nhẹ về thực hành, chưa tạo được sự thống nhất gắn mục tiêu giáo dục với mục tiêu tìm kiếm việc làm đối với người học.

Hai là, chưa tạo được sự liên thông giữa các chuẩn mực giáo dục đại học trong nước và quốc tế. Mặc dù được đặt dưới sự quản lý và giám sát chặt chẽ của Bộ Giáo dục và Đào tạo, nhưng trên thực tế, khả năng liên thông kiến thức giữa các cơ sở giáo dục đại học ở nước ta hiện nay còn rất hạn chế, ít thừa nhận và tiếp nhận các kết quả đào tạo của nhau, nên người học rất khó khăn khi chuyển trường, ngành học. Việc liên thông kiến thức giữa các cơ sở giáo dục đại học trong nước và ngoài nước lại càng khó khăn hơn do có sự khác biệt về mục tiêu, nội dung và phương pháp đào tạo giữa các cơ sở giáo dục đại học trong nước và quốc tế [trừ các chương trình liên kết đào tạo theo thỏa thuận]. Điều này không những gây khó khăn cho người học khi muốn chuyển đến cơ sở giáo dục ngoài nước, mà ngay cả việc công nhận văn bằng, chứng chỉ của các cơ sở giáo dục trong nước tại các nước mà người học chuyển đến định cư hoặc công tác cũng không phải dễ dàng.

Ba là, chương trình học còn nặng với thời lượng lớn. Một thống kê và so sánh cho thấy, thời gian học 4 năm ở một lớp đại học tại Việt Nam là 2.138 giờ so với Mỹ là 1.380 giờ[4]. Như vậy chương trình học ở Việt Nam dài hơn 60% so với Mỹ. Thời gian học nhiều như vậy nên người học khó tránh khỏi việc rơi vào trạng thái luôn bị áp lực hoàn thành các chương trình môn học, ít có thời gian để tự học, tự nghiên cứu, hoặc tham gia các hoạt động xã hội khác. Nhìn chung, trong bối cảnh hội nhập quốc tế, chương trình giáo dục đại học tại Việt Nam hiện nay tỏ ra bất cập và kém hiệu quả. Đây cũng được coi là nguyên nhân cơ bản khiến nền giáo dục đại học ở Việt Nam đang có xu hướng tụt hậu.

Về phương pháp và hình thức tổ chức dạy học đại học, các trường đại học ở nước ta hiện nay nhìn chung chưa tiếp cận với các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học đại học phổ biến của thế giới. Nhằm mục tiêu “nhấn mạnh đến kỹ năng xử lý vấn đề đặt ra trong cuộc sống hơn là tập trung vào việc làm đầy kiến thức đã có sẵn”, việc áp dụng các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học của các trường đại học trên thế giới thường rất linh hoạt, dựa trên tinh thần đề cao vai trò của người học, tạo điều kiện tối đa cho người học có thể tự học, tự nghiên cứu. Tuy nhiên, tại Việt Nam hiện nay, do quan niệm “nền giáo dục cần trang bị cho người học một lượng kiến thức càng nhiều càng tốt để họ có thể có một nền tảng vững chãi khi ra trường”[5] nên vai trò, vị trí của người học chưa thực sự được quan tâm. Các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học còn khá lạc hậu. Kết quả khảo sát thực địa của Viện Hàn lâm quốc gia Hoa Kỳ năm 2006 có phần nhận xét về phương pháp dạy và học đại học của Việt Nam như sau: “Phương pháp giảng dạy không hiệu quả, quá phụ thuộc vào các bài thuyết trình và ít sử dụng các kỹ năng học tích cực, kết quả là có ít sự tương tác giữa sinh viên và giảng viên trong và ngoài lớp học; quá nhấn mạnh vào ghi nhớ kiến thức theo kiểu thuộc lòng mà không nhấn mạnh vào việc học khái niệm hoặc học ở cấp độ cao [như phân tích và tổng hợp], dẫn đến hậu quả là học hời hợt thay vì học chuyên sâu; sinh viên học một cách thụ động[6]. Mặc dù, những năm gần đây, theo chủ trương của Bộ Giáo dục và Đào tạo, nhiều trường đại học, cao đẳng trong cả nước đã bắt đầu áp dụng phương pháp giảng dạy cho sinh viên theo phương thức tín chỉ, nhưng theo đánh giá của nhiều chuyên gia, “Đào tạo tín chỉ ở Việt Nam hiện chưa thực sự đúng với tinh thần của tín chỉ. Cách dạy, học vẫn còn chưa thoát khỏi tinh thần niên chế. Tính chủ động của sinh viên còn yếu kém”[7]. Sự đổi mới về phương pháp giảng dạy trong các trường đại học ở nước ta hiện nay nhiều khi chỉ mang tính hình thức. Các thiết bị giảng dạy, như máy chiếu, video... chỉ là phương tiện hỗ trợ để nâng cao chất lượng giảng dạy, điều quan trọng hơn cả là sự nhận thức rằng giáo dục phải mang tính sáng tạo, tinh thần trách nhiệm thể hiện qua việc cải tiến về phương pháp và chương trình học vẫn chưa được chú trọng.

Lễ tốt nghiệp 2016 - Trường Đại học Văn Lang

Nguyên nhân của những bất cập

Các bất cập, yếu kém trên đây góp phần làm cho giáo dục đại học ở Việt Nam tụt hậu và sự tụt hậu này đang tác động tiêu cực đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước:

Một là, chất lượng nguồn nhân lực sau đào tạo chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn. Theo kết quả khảo sát tại 60 doanh nghiệp trong lĩnh vực dịch vụ công nghiệp tại Thành phố Hồ Chí Minh về “Đánh giá mức độ hài lòng của doanh nghiệp về chất lượng của sinh viên được đào tạo trong 5 năm đầu tiên sau khi tốt nghiệp [đánh giá dựa trên các tiêu chí kiến thức lý thuyết, kỹ năng thực hành, trình độ ngoại ngữ, tác phong làm việc và năng lực nghề nghiệp], chỉ có 5% tổng số sinh viên tham gia khảo sát được đánh giá ở mức độ tốt, 15% ở mức độ khá, 30% ở mức độ trung bình và 40% ở mức độ không đạt[8]. Kết quả này không chỉ phản ánh sự hạn chế trong giáo dục đại học ở Việt Nam hiện nay mà còn gián tiếp chỉ báo một nguy cơ lao động Việt Nam sẽ tụt hậu so với các nước khác trong khu vực, trong khi các doanh nghiệp đã và đang sử dụng công nghệ tự động trong quản lý nhân lực.

Hai là, hạn chế về khả năng nghiên cứu và công bố các kết quả nghiên cứu. Hầu hết các nền giáo dục tiên tiến của các quốc gia trong khu vực và trên thế giới hiện nay đều có khả năng tạo ra một đội ngũ các nhà khoa học đông đảo có trình độ nghiên cứu và công bố các kết quả nghiên cứu trong nước và quốc tế với số lượng lớn. Cùng với xu thế hội nhập quốc tế, số lượng và chất lượng các công trình công bố trên các ấn phẩm khoa học quốc tế trở thành thước đo quan trọng, chỉ số khách quan không chỉ phản ánh sự phát triển khoa học - công nghệ cũng như hiệu suất khoa học mà còn phản ánh trình độ và chất lượng thực tế nền giáo dục của mỗi quốc gia. Tại Việt Nam, những năm gần đây, mặt dù đã có sự quan tâm của nhiều cơ sở giáo dục trong việc tạo cơ chế khuyến khích các nhà khoa học tập trung nghiên cứu và công bố các kết quả nghiên cứu trong nước và quốc tế, nhưng kết quả vẫn còn hạn chế, thậm chí có xu hướng ngày càng tụt hậu xa hơn so với nhiều quốc gia trong khu vực và trên thế giới. Việt Nam hiện nay có khoảng 9.000 giáo sư và phó giáo sư, 24.000 tiến sĩ và hơn 100.000 thạc sĩ. Theo thống kê của Viện Thông tin khoa học [ISI], trong giai đoạn 1996 - 2011, Việt Nam mới có 13.172 công trình khoa học công bố trên các tập san quốc tế có bình duyệt, bằng khoảng 1/5 của Thái Lan [69.637], 1/6 của Ma-lai-xi-a [75.530], và 1/10 của Xin-ga-po [126.881]. Trong khi đó, dân số Việt Nam gấp 17 lần dân số Xin-ga-po, gấp 3 lần Ma-lai-xi-a và gần gấp rưỡi Thái lan. Không chỉ ít về số lượng, chỉ số ảnh hưởng của các công trình nghiên cứu khoa học của Việt Nam cũng thấp nhất so với các nước trong khu vực. Thứ hạng khiêm tốn này cũng nhất quán với số bằng sáng chế được đăng ký ở Mỹ và chỉ số sáng tạo do Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới [WIPO] xếp hạng.

Ba là, làm giảm khả năng cạnh tranh của nền kinh tế trong điều kiện hội nhập quốc tế. Thực tế cho thấy, sự bất cập, hạn chế trong giáo dục đại học ở nước ta hiện nay không chỉ tác động trực tiếp đến chất lượng nguồn nhân lực, mà sâu xa hơn có thể làm suy giảm khả năng cạnh tranh của nền kinh tế trong điều kiện hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng. Theo Báo cáo về Tính cạnh tranh năng lực toàn cầu 2013 - 2014 của Diễn đàn Kinh tế thế giới [WEF] được thực hiện với 148 nước, tính hiệu quả của hệ thống giáo dục Việt Nam được xếp ở vị trí 67/144. Ở hạng mục giáo dục đại học và đào tạo, Việt Nam đứng thứ 95 trong bảng xếp hạng, thứ 7 trong các nước ASEAN, sau Xin-ga-po [thứ 2], Ma-lai-xi-a [thứ 46], Bru-nây [thứ 55], Thái Lan [thứ 66], In-đô-nê-xi-a [thứ 64], Phi-líp-pin [thứ 67]. Điều đáng nói là, trong số 12 tiêu chí then chốt giúp nâng cao hiệu quả cạnh tranh của nền kinh tế, sức khỏe và giáo dục cơ sở được WEF xếp vào tiêu chí thứ 4, chất lượng giáo dục và đào tạo cấp cao xếp tiêu chí thứ 5.

Có thể những con số so sánh nêu trên chưa phản ánh đầy đủ và thực chất nền giáo dục Việt Nam hiện nay, nhưng nó cũng là hồi chuông nhắc nhở chúng ta cần có ngay các giải pháp để đổi mới có hiệu quả giáo dục nước nhà, trong đó có giáo dục đại học, nếu không muốn ngày càng tụt hậu xa hơn so với các quốc gia trong khu vực và trên thế giới.

Lễ tốt nghiệp 2016 - Trường Đại học Văn Lang

Một số giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục đại học

Cùng với quá trình đổi mới đất nước nói chung, đổi mới nền giáo dục nước nhà, trong đó có giáo dục đại học, luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm. Văn kiện Đại hội XI của Đảng khẳng định “Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế”[9]. Ngày 04-11-2013, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam ra Nghị quyết số 29-NQ/TW về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”, trong đó nêu chín giải pháp đổi mới giáo dục toàn diện. Từ chín giải pháp mang tính định hướng trên đây, xin đề xuất một số khuyến nghị nhằm tiếp tục đổi mới hơn nữa giáo dục đại học Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế hiện nay.

Thứ nhất, xây dựng triết lý giáo dục cho nền giáo dục nước nhà trong giai đoạn hiện nay, đồng thời mỗi trường đại học, mỗi cơ sở giáo dục cũng cần có triết lý giáo dục riêng phù hợp với tôn chỉ, mục đích và hướng tới hội nhập vào dòng chảy phát triển chung của giáo dục quốc tế.

Thứ hai, việc đổi mới tư duy giáo dục hiện nay cần “gắn với xây dựng xã hội học tập; bảo đảm các điều kiện nâng cao chất lượng; hệ thống giáo dục được chuẩn hóa, hiện đại hóa, dân chủ hóa, xã hội hóa và hội nhập quốc tế; giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa và mang đậm bản sắc dân tộc. Phấn đấu đến năm 2030, nền giáo dục Việt Nam đạt trình độ tiên tiến ở khu vực”[10] như Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI của Đảng khẳng định. Các cấp, các ngành, trước hết là Bộ Giáo dục và Đào tạo cần có sự thay đổi một cách mạnh mẽ về tư duy trong tổ chức giáo dục đại học, như thay đổi cách tuyển sinh, lựa chọn “đầu vào” theo hướng thoáng hơn, cho phép các cơ sở giáo dục đại học tự đặt ra các tiêu chuẩn tuyển sinh và chịu trách nhiệm với người học bằng chính “uy tín” đào tạo của mình, cho phép hình thành nhiều mô hình đào tạo đại học khác nhau, kiểm soát chặt chẽ “đầu ra” của mỗi cơ sở đào tạo để bảo đảm chất lượng chung…

Thứ ba, đổi mới mạnh mẽ nội dung chương trình và phương pháp dạy học theo hướng hội nhập quốc tế. Nội dung chương trình và giáo trình cần được tổ chức xây dựng và triển khai theo hướng mở [cho phép cập nhật thường xuyên về kiến thức trong và ngoài nước, sử dụng giáo trình, học liệu trong nước hoặc ngoài nước một cách linh hoạt để giảng dạy cho người học], nội dung giảng dạy phải gắn chặt và phù hợp với yêu cầu thực tiễn của ngành nghề mà người học đang theo đuổi. Về phương pháp, cho phép sử dụng đa dạng các phương pháp dạy học theo nguyên tắc “lấy người học là trung tâm”, giảm tải tối đa giờ giảng trên lớp để người học có thời gian tự học và tự nghiên cứu. Tất nhiên, các cơ sở đào tạo cần thường xuyên thực hiện việc kiểm tra, đánh giá khách quan, chặt chẽ để bảo đảm tính hiệu quả của việc dạy và học.

Thứ tư, đổi mới vai trò của các cơ quan quản lý nhà nước trong tổ chức giáo dục đại học trong điều kiện hội nhập quốc tế. Theo đó, về mặt pháp lý, cần tiếp tục bổ sung, hoàn thiện các quy định về pháp luật đối với các hoạt động giáo dục đại học trong điều kiện hội nhập quốc tế. Các cơ quan quản lý nhà nước, trực tiếp là Bộ Giáo dục và Đào tạo cần thay đổi cách tư duy về quản lý đối với các hoạt động giáo dục đại học trong điều kiện hội nhập quốc tế. Thay vì trực tiếp quản lý toàn diện đối với các cơ sở giáo dục đại học, các cơ quan quản lý nhà nước chỉ nên đóng vai trò là cơ quan “tài phán”, định hướng các hoạt động theo luật pháp, đồng thời tạo điều kiện để các cơ sở giáo dục đại học được độc lập, tự chủ hơn trong các hoạt động. Cần tránh tư duy quản lý theo cách áp đặt, hoặc “bao cấp” đối với các hoạt động giáo dục đại học trong điều kiện hội nhập quốc tế hiện nay.

Thứ năm, tăng cường các hoạt động nghiên cứu và công bố quốc tế, tiến tới quốc tế hóa các tiêu chuẩn đánh giá khoa học và các hoạt động về chuyên môn tại các cơ sở giáo dục đại học. Trước mắt, Nhà nước và các cơ sở giáo dục đại học cần có các cơ chế chính sách động viên, khuyến khích các nhà khoa học nghiên cứu và tích cực công bố kết quả nghiên cứu trên các ấn phẩm khoa học quốc tế. Về lâu dài, cần đặt ra lộ trình [đối với mỗi cơ sở giáo dục đại học khác nhau cần có những lộ trình khác nhau] tiến tới quốc tế hóa các tiêu chuẩn đánh giá các hoạt động khoa học và các hoạt động về chuyên môn trong tất cả các cơ sở giáo dục đại học, đồng thời cần coi đây là giải pháp quan trọng để đưa giáo dục đại học Việt Nam hội nhập sâu hơn vào môi trường quốc tế./.

Theo Tạp chí Cộng sản

  • Chúng mình đã ứng dụng văn học như thế nào?

  • CLB International Student Ambassador [ISAC] gặp gỡ TS. Walter Baeten

  • Đã tìm ra Quán quân Marketing Generators 2021

  • Vinh dự và tự hào ngày vào Đảng

  • Trường Đại học Văn Lang ra mắt trang phục thi đấu đội tuyển bóng đá

  • Trường Đại học Văn Lang hợp tác với các trường đại học Đài Loan

  • Khai mạc Hội thao sinh viên Văn Lang 2022

  • Metaverse - thế giới sáng tạo mới cho sinh viên Mỹ thuật & Thiết kế

  • Sinh viên Thanh nhạc trở lại sân khấu với kỳ thi "Kỹ năng biểu diễn"

  • Tập huấn phương pháp kiến tạo xã hội cùng ứng dụng EduNext

  • Expecto [2022] - chào đón thế hệ mới Khoa Quản trị Kinh doanh

  • Hội thảo Train the Trainer - cập nhật xu hướng dẫn giảng tại doanh nghiệp

  • Thời trang Văn Lang: khuấy động thế giới sắc màu

  • Hội thảo chuyên đề: Quản trị sự thay đổi trong tổ chức

  • Vẽ nên câu chuyện chính mình - cuộc thi dành cho học sinh THPT năm 2022

  • Chào mừng kỷ niệm một năm thành lập Viện Di sản Trường Đại học Văn Lang

  • Chào đón đoàn học sinh tỉnh Bình Dương đến thăm Trường Đại học Văn Lang

  • Tuần lễ Áo dài Văn Lang 2022 - tôn vinh nét đẹp truyền thống phụ nữ Việt

  • Sinh viên Đại học Văn Lang giao lưu với CLB Bóng đá Phố Hiến

  • Sinh hoạt chuyên đề: Cơ hội nghề nghiệp cho sinh viên Ngôn ngữ Anh

  • Sinh viên PR trải nghiệm thực tế tại phim trường chuyên nghiệp

  • Trường Đại học Văn Lang ký MOA với Đại học Hannam [Hàn Quốc]

  • Đoàn Giáo sư Viện chống dịch Đại học Stanford dự thính lớp Răng Hàm Mặt VLU

  • "Hội nghị Y khoa và Công nghệ" quy tụ nhiều chuyên gia hàng đầu ĐH Stanford

  • Khoa Răng Hàm Mặt tổ chức lễ nhập môn chào đón tân sinh viên Khóa 27

  • Đại học Văn Lang tuyển sinh ngành Hệ thống Thông tin Quản lý từ năm 2022

  • Trường Đại học Văn Lang tuyển sinh ngành mới: Kinh tế Quốc tế

  • Rộn ràng tuần lễ nhập học Khóa 27 của Trường Đại học Văn Lang

  • 05 sinh viên ngành Đông Phương học du học Hàn Quốc đợt tháng 02/2022

  • Sinh viên khóa 27 chuẩn bị cho ngày trở lại Trường Đại học Văn Lang

  • Trường Đại học Văn Lang rộn ràng trở lại làm việc đầu năm 2022

  • Sinh viên Văn Lang "Vui tết xa nhà", đón chào xuân Nhâm Dần 2022

  • Mang Văn Lang đến xứ sở B’Lao

  • Văn Lang - một chặng đường kiên định

  • Ước mơ một bảo tàng Văn Lang

  • Mang hương Tết đến Văn Lang

  • Rộn ràng xuân Văn Lang năm Nhâm Dần 2022

  • Hội thi gói bánh chưng, bánh tét 2022 - Vui xuân cùng Công đoàn Văn Lang

  • Ôn cố tri tân - Lễ tri ân cảm xúc trước thềm Xuân Nhâm Dần 2022

  • Trường Đại học Văn Lang đón tiếp Cục Khoa học Công nghệ & Đào tạo - Bộ Y tế

  • Khai mạc hội nghị quốc tế ICLIE 2021 về Logistics

  • Hội thảo Giao tiếp đắc nhân tâm - hiểu người để "được" ta

  • Từ di nguyện của giáo sư Trần Văn Khê đến quỹ học bổng Trần Văn Khê

  • Liên hoan phim Văn Lang - kết thúc để mở đầu

  • Trường Đại học Văn Lang định hướng nhiều điểm mới mùa tuyển sinh 2022

  • Tưng bừng Hội thao Trường Đại học Văn Lang mùa Xuân 2022

  • “Tân binh” Khóa 27 Bạch Ngọc Thùy Dương – Kiện tướng Cờ vua quốc tế

  • Mùa tốt nghiệp đặc biệt của Thời trang Văn Lang

  • Chung kết VANLANG'S GOT TALENT 2021: tài năng đa sắc màu

  • Diễn văn Hiệu trưởng - Lễ tốt nghiệp lần thứ 23 của Trường Đại học Văn Lang

  • Trăm năm mạch nguồn chảy mãi: Ra mắt Quỹ học bổng Trần Văn Khê

  • Bùng nổ cảm xúc cùng Gala Liên hoan phim Văn Lang mùa 1 năm 2021

  • Khoa Kiến trúc tổ chức webinar “Giải pháp thiết kế nhà ở thích ứng mới"

  • Trao tặng huy hiệu 45, 40 năm tuổi Đảng cho cán bộ Trường Đại học Văn Lang

  • Cơ hội từ phong trào nghiên cứu khoa học sinh viên

  • Học làm lập trình viên cùng "dân chuyên"

  • Học Giải phẫu đại cương cùng phần mềm hiện đại Complete Anatomy 2021

  • Webinar "Swiss Hospitality Excellence" - con đường đến Thụy Sĩ

  • Hội thảo chuyên đề "Cơ sở khoa học của các công nghệ vaccine SARS-CoV2"

  • Talkshow “Người trẻ và giấc mơ sáng tạo”: bền bỉ theo đuổi đam mê

  • Sinh viên Kiến trúc tham gia chiến dịch tình nguyện Kiến thiết

  • Hội đồng Giáo sư cơ sở Trường Đại học Văn Lang họp phiên thứ 2 năm 2021

  • Talkshow “Sinh viên IT mã hóa cơ hội trong thời đại số”

  • Đạo diễn, NSND. Đào Bá Sơn: nghệ sĩ - người thầy tận tụy

  • Sinh viên Lữ hành rộn ràng trong ngày gặp lại tại Làng Du lịch Cá Gô Đồng

  • Talkshow “Sinh viên kế toán, kiểm toán làm chủ cuộc chơi trong thời đại số”

  • Trường Đại học Văn Lang chúc mừng 39 năm ngày Nhà giáo Việt Nam 20.11

  • Giảng viên Thanh Nhàn - “Thực hành nghệ thuật là một quá trình ba lớp”

  • Giảng viên Cẩm Ly - "Sinh viên thời trang Văn Lang dám làm, dám chịu"

  • Khoa Mỹ thuật & Thiết kế tổ chức talkshow “Talk on Leonardo Da Vinci”

  • Sinh viên Du lịch "Học thử - Trải nghiệm thật" cùng VinHMS

  • Tìm hiểu xu hướng nguồn nhân lực hậu Covid-19 cùng sinh viên Khoa Luật

  • Một vài phương cách kết nối và tạo nhóm học tập khi học online

  • Tài năng Văn Lang nở rộ từ những cuộc thi sinh viên

  • Cú bứt phá của Tập đoàn giáo dục Văn Lang

  • Tập đoàn Giáo dục Văn Lang mở rộng hợp tác quốc tế tại Châu Âu

  • Sinh viên Quản trị Kinh doanh [khóa 24, 25] chuẩn bị hành trang thực tập

  • Tạo sơ yếu lý lịch bằng video - cơ hội nổi bật trong mắt nhà tuyển dụng

  • Hội thảo "BA&QC: Góc nhìn thực chiến từ cựu sinh viên IT và MIS"

  • Webinar chuyên đề “ERP & BPM – góc nhìn trải nghiệm thực tế của chuyên gia”

  • Trường Đại học Văn Lang đạt chuẩn xếp loại quốc tế QS Stars 4 sao

  • Ngành Ngôn ngữ Hàn Trường Đại học Văn Lang chào mừng Ngày Hangeul 2021

  • Talkshow “Sinh viên với công việc tổ chức sự kiện” và những chuyện chưa kể

  • Tuần lễ sinh hoạt công dân: Văn Lang chào đón Tân sinh viên Khóa 27

  • Cuộc thi TikTok Dance Challenge 2021 “Việt Nam tiến lên” kết thúc trọn vẹn

  • Khai mạc Cuộc thi tranh biện quốc tế International Debate Championship 2021

  • Giải mã ngành Quản trị vận hành chuỗi cung ứng cùng Q Show Văn Lang

  • Trường Đại học Văn Lang ký kết hợp tác với Korea Global School

  • Rộn ràng mùa sinh hoạt công dân đầu năm "đặc sản" của Văn Lang

  • Phát hành Cẩm nang sinh viên tặng Khóa 27 Đại học Văn Lang

  • Tuần học đầu tiên của Khóa 27 Chương trình Đào tạo Quốc tế

  • Tham gia Câu lạc bộ - nên hay không?

  • Gen Z - những điều thú vị này…

  • Kinh nghiệm khởi động điều trị F0 tại nhà của một bác sĩ Đại học Văn Lang

  • Trải nghiệm và mong đợi của sinh viên với E-learning

  • Khoa Răng Hàm Mặt đồng tổ chức webinar “Đối diện thực tế lâm sàng”

  • Chuyển đổi số trong giáo dục nhìn từ câu chuyện của Trường Đại học Văn Lang

  • Webinar “Ngành truyền thông trong thời kỳ hỗn loạn” - cơ hội trong nguy cơ

  • 'Thoát hiểm và Bứt tốc' hậu đại dịch - doanh nghiệp nói gì?

  • "Cứu tinh khi Portfolio nhàm chán" - Bí kíp ghi điểm trước nhà tuyển dụng

  • Webinar "Hành trang vào nghề" mở đầu Tuần lễ hướng nghiệp Văn Lang 2021

  • Đại học Văn Lang thành lập Viện tiên tiến Khoa học và Công nghệ [STAI]

  • Đại học Văn Lang và tuần lễ hướng nghiệp giữa mùa Covid

  • Tọa đàm trực tuyến “Chuẩn mực mới trong sáng tạo”

  • Recover - Local brand do cựu sinh viên Ngoại ngữ Văn Lang sáng lập

  • Hợp tác quốc tế giữa Đại học Văn Lang và Đại học Khoa học Xã hội Singapore

  • Đại học Văn Lang đăng cai tổ chức hội thảo quốc tế tháng 01/2022

  • GS. TS. Lê Vinh Danh trở thành Cố vấn cao cấp của Đại học Văn Lang

  • The Tourism Challenge 2021: Chặng cuối

  • CLB Event gắn kết thành viên qua talkshow trải nghiệm công việc các bộ phận

  • Người thầy y đức - mang mô hình bác sĩ gia đình đến với tỉnh Tiền Giang

  • Công đoàn tổng kết hội thi ảnh “Gia đình bình an, xã hội hạnh phúc”

  • Kỳ thực tập đáng nhớ năm 2021 của Gen Z Văn Lang

  • Sinh viên khóa 27 lần đầu trải nghiệm nhập học Online

  • Nhà giáo Phan Huy Xu trong thế giới người hiền

  • Bạn trẻ cả nước hội tụ về SLOG Challenge 2021 của VLU

  • Cộng đồng sinh viên Khoa Ngoại ngữ tại Malaysia

  • Cuộc thi Motivational Vaccines: chất đề kháng tinh thần vượt qua đại dịch

  • Welcome Day chào đón tân sinh viên Chương trình Đào tạo Quốc tế năm 2021

  • Khoa Luật tổ chức tọa đàm về kỹ năng cần thiết cho sinh viên khi tốt nghiệp

  • Phát hành Tạp chí Sinh viên Văn Lang số 9 - tháng 8/2021

  • Hội thảo Khoa học trực tuyến "Chăm sóc và nâng cao sức khỏe mùa dịch"

  • Đại học Văn Lang tổ chức kiểm tra tiếng Anh đầu vào cho Khóa 27

  • Thầy và trò Khoa Răng Hàm Mặt cùng tham gia chống dịch Covid-19

  • Gặp gỡ "cô giáo võ sư" sinh viên Khoa Ngoại ngữ Đại học Văn Lang

  • Khoa Công nghệ mở đầu chuỗi Sinh hoạt công dân đầu năm học 2021-2022

  • Lớp học nhà Q: tư duy sales cho người làm nhân sự

  • Đại học Văn Lang ký kết MOU với Lincoln University College

  • Khởi động chương trình Mùa Hè Xanh năm 2021

  • Sinh viên Khoa Thương mại tham quan online nhà máy Ajinomoto

  • Khoa Công nghệ chuyển giao sản phẩm làm đẹp thứ 3 cho Công ty Mediworld

  • Đi tìm giải pháp logistics trong nông nghiệp thời Covid cùng SLOG Challenge

  • Sohu Quizup - Challenge giải mã câu đố từ Khoa Xã hội và Nhân văn

  • Sinh viên Văn Lang hỗ trợ chiến dịch tiêm vaccine Covid của Thành phố

  • QUARANTINE PLAYLIST - Concert tại gia của CLB Guitar Văn Lang

  • Sinh viên Khoa Kiến trúc bảo vệ đồ án tốt nghiệp đợt 2 năm 2021

  • Cùng thầy cô, sinh viên Văn Lang lan tỏa năng lượng tích cực vượt qua Covid

  • Đại học Văn Lang ký kết hợp tác đào tạo với Đại học Angelo State [Hoa Kỳ]

  • Câu lạc bộ Balô Xanh tổ chức ôn luyện kỹ năng online cho thành viên

  • Race to PR - đường đua phản lực năm 2021

  • Hội thảo Online: ngành Marketing, cơ hội nào cho gen Z?

  • Hướng dẫn nhập học đợt 1 năm 2021 cho Khóa 27 Chương trình Đào tạo Đặc biệt

  • Khoa Du lịch đồng tổ chức hội thảo về du lịch miền núi phía Bắc

  • Khoa Công nghệ Ô tô tổ chức lớp học chuyên đề online cùng giáo sư quốc tế

  • Chrysalis Video Competition – thử tài ngoại ngữ sinh viên Văn Lang

  • Khoa Y - giải pháp học thực hành trực tuyến cho sinh viên khối sức khỏe

  • Đại học Văn Lang chính thức hợp tác với Đại học Visayas [Philipines]

  • Học thực hành tại gia - tưởng không vui mà vui không tưởng

  • Khởi nghiệp từ tủ quần áo cũ, nhóm sinh viên Văn Lang chinh phục Ra Khơi 20

  • Cùng người Văn Lang lan tỏa tinh thần "Sharing is caring"

  • Sinh viên PR thử thách viết kế hoạch truyền thông cho HCMC METRO

  • Công đoàn Trường Đại học Văn Lang: 25 năm đồng hành cùng người lao động

  • Phát hành Tạp chí Sinh viên Văn Lang số 8 - tháng 7/2021

  • Workshop Bạn đã hiểu về Logistic? - màn "chào sân" của SLOG Challenge

  • Hướng dẫn về học phí Chương trình tiêu chuẩn Khóa 27 Đại học Văn Lang

  • Khoa Công nghệ Ô tô chia sẻ yêu thương mùa dịch

  • Trường Đại học Văn Lang đồng hành cùng Công đoàn viên trong đại dịch

  • Trường Đại học Văn Lang đồng hành cùng sinh viên vượt qua đại dịch

  • "Check - in" Đại học Văn Lang cùng sinh viên Mỹ thuật & Thiết kế

  • Lan tỏa tinh thần sẻ chia mùa dịch cùng Quỳnh Thư [Đội Công tác xã hội]

  • Đêm Phương Đông: nhà SOHU trở lại với chung kết sân chơi học thuật

  • Khoa Du lịch tổ chức workshop "Truyền lửa", tập huấn cán bộ Đoàn - Hội 2021

  • Sinh viên Khoa Luật ĐH Văn Lang đồng hành cùng Sài Gòn giữa mùa Covid

  • Sinh viên Khóa 23 ngành Xây dựng trình bày Đồ án tổng hợp trước tốt nghiệp

  • Đại học Văn Lang rộn ràng cùng kỳ thi tuyển sinh năng khiếu 100% trực tuyến

  • Giãn cách xã hội: "Ship" sách, giáo trình đến tận tay sinh viên

  • Freeship 0 đồng, Khoa Răng Hàm Mặt tặng "quà" cho sinh viên trong mùa dịch

  • CLICK! PR 2021: Ai sẽ chinh phục thành công cuộc chiến mã hóa ý tưởng?

  • Điều giản dị ấm áp giữa lòng Sài Gòn

  • Đại học Văn Lang đã mở ngành Truyền thông đa phương tiện

  • Đại học Văn Lang tuyển sinh khóa đầu ngành kinh doanh quốc tế

  • Tuyển sinh 2021: Đại học Văn Lang bất ngờ mở ngành hot Thương mại điện tử

  • Đại học Văn Lang và Liverpool John Moores liên kết đào tạo cử nhân

  • Hai CEO kỳ cựu chia sẻ chuyện khởi nghiệp với sinh viên Văn Lang

  • Những khóa luận tốt nghiệp đầu tiên của sinh viên ngành Văn học ứng dụng

  • Học Triết học qua phim - một trải nghiệm thú vị

  • Kỳ thực tập tại Văn Lang của nữ sinh Đại học Singapore

  • Có hẹn với nhà báo sinh viên Văn Lang

  • Theo chân sinh viên Văn Lang cùng biệt đội đi "săn" Covid

  • Đảm bảo sức khỏe, nâng cao chất lượng học trực tuyến cho sinh viên Văn Lang

  • Phong trào online: Tranh tài mùa dịch

  • Đại học Văn Lang công bố điểm chuẩn tuyển sinh học bạ đợt 3 năm 2021

  • Ra Khơi 20: đồng hành khởi nghiệp cùng người trẻ

  • Vaccine COVID-19, chìa khóa trong phòng chống dịch do SARS-CoV-2

  • Nghệ thuật chiếm đoạt hình ảnh và một số vấn đề liên quan

  • Đặng Thùy Trâm và bức tượng tưởng nhớ của Đại học Văn Lang

  • Đại học Văn Lang ký kết MOU với Đại học Chonnam [Hàn Quốc]

  • Khoa Kỹ thuật Trường Đại học Văn Lang tổ chức Hội thảo quốc tế ICEM 2021

  • Phát hành Tạp chí Sinh viên Văn Lang số 7 - Tháng 6/2021

  • Sinh viên Đại học Văn Lang tham gia tuyến đầu phòng chống dịch Covid-19

  • Hội thảo khoa học: Kế toán - Kiểm toán trong kỷ nguyên số

  • Ra mắt công trình "Nguyễn Duy - Nhà thơ hiện đại Việt Nam"

  • Tuần lễ Mô phỏng doanh nghiệp du lịch 2021: trải nghiệm đáng nhớ của tôi

  • Sinh viên Văn Lang viết hưởng ứng Ngày Môi trường Thế giới

  • Sinh viên Du lịch Văn Lang khám phá 63 tỉnh thành cùng "Việt Nam du ký"

  • Trendy Maker: cho ngày chống “Cô Vi” không nhàm chán

  • Trường Đại học Văn Lang chung tay ủng hộ thành phố chống dịch Covid-19

  • Chương trình đào tạo Giáo dục Thể chất

  • Thành lập Câu lạc bộ Cựu sinh viên Môi trường Văn Lang

  • Trường Đại học Văn Lang nhận hồ sơ xét tuyển học bạ đợt 3 từ 07 - 30/6/2021

  • Bán kết cuộc thi Ý tưởng Khởi nghiệp Ra Khơi 20: tranh tài gay cấn

  • Phát hành Tạp chí Sinh viên Văn Lang số 6 - Tháng 5/2021

  • Liên hoan phim Văn Lang 2021 - Trạm cuối

  • Gia đình Môi trường – Ngày ấy, bây giờ

  • Trải nghiệm mùa thi giữa mùa "Cô Vi"

  • Học Quản trị nguồn Nhân lực cùng sinh viên nhà Q

  • Đại học Văn Lang chính thức công bố đào tạo ngành Thiết kế Mỹ thuật số

  • Đại học Văn Lang mở ngành Việt Nam học cho sinh viên trong nước và quốc tế

  • Tổng kết Hội thao Sinh viên Văn Lang năm 2021

  • The Tourism Challenge 2021: Sân chơi cho nhà Hồng thỏa sức đam mê

  • Trường Đại học Văn Lang thông báo tuyển sinh học sinh quốc tế năm 2021-2022

  • Trường Đại học Văn Lang mừng Ngày Quốc tế Điều dưỡng 12/05

  • CLICK! PR 2021 - ENCODING: Đấu thầu ý tưởng - Mã hóa thành công

  • Trường Đại học Văn Lang nhận hồ sơ xét tuyển học bạ đợt 2 từ 10 - 31/5/2021

  • Câu chuyện khởi nghiệp của Công ty Luật Văn Lang

  • Vì một Văn Lang không khói thuốc

  • Gặp gỡ những đồng nghiệp ngoại quốc tại Văn Lang

  • Trường Đại học Ý mùa dịch: Covid-19 và phương pháp đào tạo từ xa

  • Giờ học tư duy phản biện của tôi

  • Chuyến thực tập đáng giá nhất của Khóa 25 Khoa Du lịch chúng tôi

  • Sinh viên Lào, Campuchia tại Trường Đại học Văn Lang

  • Cuộc sống của sinh viên học Chương trình trao đổi tại Hàn Quốc

  • Hệ thống Đại học Văn Lang: khát vọng và hiện thực

  • Bay lên từ tổ ấm Văn Lang: Hội ngộ với những cánh chim đầu đàn

Video liên quan

Chủ Đề