Chính sách bao vây cấm vận là gì

Đại hội đồng Liên hợp quốc bỏ phiếu dự thảo nghị quyết phản đối Mỹ cấm vận kinh tế Cuba. (Ảnh: Liên hợp quốc)

Nghị quyết phản đối Mỹ bao vây, cấm vận Cuba tại Đại hội đồng Liên hợp quốc được thông qua sau phiên họp kéo dài hai ngày. Nghị quyết, có tên đầy đủ là "Sự cần thiết phải chấm dứt lệnh cấm vận kinh tế, thương mại và tài chính do Mỹ áp đặt chống Cuba", được thông qua với số phiếu ủng hộ áp đảo (187 phiếu), 1 phiếu trắng (Ukraine) và 2 phiếu chống (Mỹ và Israel).

Phát biểu tại cuộc họp, đông đảo các nước và nhóm nước chia sẻ những khó khăn mà nhân dân Cuba phải gánh chịu vì ảnh hưởng tiêu cực kéo dài của lệnh cấm vận do Mỹ áp đặt trong 60 năm qua. Nếu những lệnh cấm này vẫn không được tháo dỡ, các nước lo ngại Cuba sẽ khó hoàn thành những mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và các mục tiêu phát triển bền vững.

Đại hội đồng Liên hợp quốc bày tỏ quan ngại trước thực tế mặc dù từ năm 1992, Liên hợp quốc luôn thông qua các nghị quyết liên quan, nhưng "lệnh cấm vận kinh tế, thương mại và tài chính đối với Cuba vẫn còn hiệu lực".

Liên hợp quốc cũng quan ngại trước những ảnh hưởng tiêu cực từ lệnh cấm vận mà Mỹ áp đặt từ năm 1960 đối với người dân Cuba và công dân Cuba sống tại các quốc gia khác.

Đại hội đồng Liên hợp quốc một lần nữa kêu gọi, tất cả các nước không ban hành và áp dụng các biện pháp bao vây cấm vận như vậy, phù hợp với nghĩa vụ của các nước theo Hiến chương Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế.

Đại sứ Đặng Hoàng Giang, Trưởng Phái đoàn Việt Nam tại Liên hợp quốc đã thể hiện lập trường nhất quán của Việt Nam phản đối lệnh cấm vận Cuba. Đồng thời, Đại sứ Đặng Hoàng Giang nhấn mạnh, các biện pháp này vi phạm luật pháp quốc tế, đi ngược lại những tôn chỉ, nguyên tắc cơ bản của Hiến chương Liên hợp quốc. Đại sứ tái khẳng định, Việt Nam chống lại mọi hình thức áp đặt đơn phương và cấm vận đối với quốc gia có chủ quyền.

Nhân dịp này, đại diện Việt Nam cũng tái khẳng định sự hợp tác chặt chẽ, tình bằng hữu và đoàn kết đối với nhân dân Cuba anh em.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!

(LSVN) - Bộ trưởng Ngoại giao Cuba tuyên bố lệnh bao vây cấm vận mà Mỹ áp đặt suốt hơn 60 năm qua đã vi phạm các quyền của người dân Cuba, cũng như vi phạm mọi quy định, thông lệ luật pháp quốc tế.

.jpg)

Đại hội đồng Liên Hợp quốc ở New York, Mỹ ngày 17/4/2023. Ảnh: AFP/TTXVN.

Ngày 02/11, Đại hội đồng Liên Hợp quốc khóa 78 đã nhất trí thông qua Nghị quyết phản đối việc Mỹ áp đặt lệnh bao vây, cấm vận về kinh tế và thương mại chống Cuba.

Nghị quyết, có tên đầy đủ là “Sự cần thiết phải chấm dứt lệnh cấm vận kinh tế, thương mại và tài chính do Mỹ áp đặt chống Cuba,” được thông qua với số phiếu ủng hộ áp đảo (187 phiếu), 01 phiếu trắng (Ukraine) và 02 phiếu chống (Mỹ và Israel).

Đại hội đồng Liên Hợp quốc bày tỏ quan ngại trước thực tế, mặc dù từ năm 1992, Liên Hợp quốc luôn thông qua các Nghị quyết liên quan, song "lệnh cấm vận kinh tế, thương mại và tài chính đối với Cuba vẫn còn hiệu lực".

Liên Hợp quốc cũng quan ngại trước những ảnh hưởng tiêu cực từ lệnh cấm vận mà Mỹ áp đặt từ năm 1960 đối với người dân Cuba và công dân Cuba sống tại các quốc gia khác.

Đại hội đồng Liên Hợp quốc một lần nữa kêu gọi tất cả các nước không ban hành và áp dụng các biện pháp bao vây cấm vận như vậy, phù hợp với nghĩa vụ của các nước theo Hiến chương Liên Hợp quốc và luật pháp quốc tế.

Nghị quyết nhấn mạnh, trong số các nguyên tắc phổ quát của Liên Hợp quốc, nguyên tắc bình đẳng giữa các quốc gia, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, tự do thương mại và hàng hải quốc tế, được ghi nhận trong nhiều văn kiện pháp lý quốc tế.

Phát biểu tại phiên toàn thể, Bộ trưởng Ngoại giao Cuba Bruno Rodríguez Parrilla tuyên bố lệnh bao vây cấm vận mà Mỹ áp đặt suốt hơn 60 năm qua đã vi phạm các quyền của người dân Cuba, cũng như vi phạm mọi quy định, thông lệ luật pháp quốc tế và luật thương mại quốc tế.

Bộ trưởng Bruno Rodríguez cáo buộc đó là “hành động chiến tranh kinh tế giữa thời bình, là nỗ lực nhằm hủy hoại trật tự pháp lý”.

Ông tái khẳng định Cuba hoàn toàn không phải là mối đe dọa đối với Mỹ và việc khiến một quốc gia phải hứng chịu chiến tranh kinh tế suốt nhiều thập kỷ là điều không thể chấp nhận được.

Về phần mình, Đại diện phái đoàn Mỹ Paul Folmsbee nói rằng Mỹ thừa nhận những thách thức mà người dân Cuba phải đối mặt, đồng thời lý giải rằng lệnh trừng phạt của nước này cũng bao gồm các điều khoản miễn trừ liên quan tới mặt hàng thực phẩm, thuốc men và hàng hóa nhân đạo khác.

Tuy nhiên, quan chức ngoại giao Paul Folmsbee tuyên bố Washington phản đối Nghị quyết của Đại hội đồng Liên Hợp quốc và “ủng hộ người dân Cuba theo đuổi một tương lai có sự tôn trọng nhân quyền và các quyền tự do cơ bản”.

Trong khi đó, Đại diện thường trực của Nga tại Liên Hợp quốc Vasily Nebenzya cho biết Moskva đã yêu cầu Mỹ dỡ bỏ ngay lập tức và vô điều kiện lệnh phong tỏa kinh tế, thương mại và tài chính đối với Cuba.

Thế nào là chính sách cấm vận?

Chính sách, biện pháp cấm vận (embargo) là các quy định về cấm xuất, nhập khẩu một loại hàng hóa đặc biệt, ví dụ thiết bị quân sự, hoặc phong tỏa hoàn toàn hoạt động buôn bán với một nước nào đó.

Việt Nam bị bao vây cấm vận đến năm bao nhiêu?

Nhà nước Xã hội chủ nghĩa lên nắm quyền tại miền Nam Việt Nam năm 1975 (rồi tái thống nhất năm 1976), kết thúc gần hai thập kỷ của cuộc Chiến tranh Việt Nam. Cuộc chiến này đã tạo ra sự chia rẽ trong xã hội và chính trị của cả hai nước. Từ năm 1975 đến năm 1994, Hoa Kỳ đã cấm vận Việt Nam.

Tại sao Cuba cấm vận?

Hoa Kỳ áp đặt lệnh cấm vận vì Cuba đã quốc hữu hóa tài sản các công ty Mỹ trong cuộc Cách mạng, và đã tuyên bố sẽ tiếp tục chừng nào chính phủ Cuba vẫn tiếp tục từ chối tiến tới việc dân chủ hóa và tôn trọng nhân quyền, hy vọng sẽ thấy việc dân chủ hóa và sự trở lại của chủ nghĩa tư bản mà đã diễn ra ở Đông Âu sau các ...

Cấm vận Việt Nam là gì?

Cấm vận có thể có nghĩa là hạn chế hoặc cấm xuất khẩu hoặc nhập khẩu, tạo ra hạn ngạch về số lượng, áp dụng phí cầu đường đặc biệt, thuế, cấm vận chuyển hàng hóa hoặc phương tiện vận tải, đóng băng hoặc thu giữ hàng hóa, tài sản, tài khoản ngân hàng, hạn chế vận chuyển các công nghệ hoặc sản phẩm cụ thể ví dụ như CoCom ...