Có bao nhiêu nghiệm của phương trình |x + 3 = 7 a 2 B 1 c 0 d 4

Bất phương trình sau có bao nhiêu nghiệm nguyên dương \[{9^x} - {4.3^x} + 3 < 0\].


A.

B.

C.

D.

Lý thuyết Phương trình bậc nhất hai ẩn.

Quảng cáo

1. Các kiến thức cần nhớ

Khái niệm phương trình bậc nhất hai ẩn

+] Phương trình bậc nhất hai ẩn là phương trình có dạng$ax + by = c$

Trong đó $a,b,c$ là những số cho trước $a \ne $$0$ hoặc $b \ne 0$ .

- Nếu các số thực ${x_0},\,{y_0}$ thỏa mãn $ax + by = c$ thì cặp số $[{x_0},\,{y_0}]$ được gọi là nghiệm của phương trình $ax + by = c$.

- Trong mặt phẳng tọa độ $Oxy$ , mỗi nghiệm $[{x_0},\,{y_0}]$ của phương trình $ax + by = c$được biểu diễn bới điểm có tọa độ $[{x_0},\,{y_0}]$.

Tập nghiệm của phương trình bậc nhất hai ẩn

Phương trình bậc nhất hai ẩn $ax + by = c$ luôn có vô số nghiệm.

Tập nghiệm của phương trình được biểu diễn bởi đường thẳng$d:ax + by = c.$

+] Nếu $a \ne 0$$b = 0$ thì phương trình có nghiệm $\left\{ \begin{array}{l}x = \dfrac{c}{a}\\y \in R\end{array} \right.$

và đường thẳng $d$ song song hoặc trùng với trục tung.

+] Nếu $a = 0$$b \ne 0$ thì phương trình có nghiệm $\left\{ \begin{array}{l}x \in R\\y = \dfrac{c}{b}\end{array} \right.$

và đường thẳng $d$ song song hoặc trùng với trục hoành.

+] Nếu $a \ne 0$$b \ne 0$ thì phương trình có nghiệm $\left\{ \begin{array}{l}x \in R\\y = - \dfrac{a}{b}x + \dfrac{c}{b}\end{array} \right.$

và đường thẳng $d$ là đồ thị hàm số $y = - \dfrac{a}{b}x + \dfrac{c}{b}$

2. Các dạng toán thường gặp

Dạng 1: Tìm điều kiện của tham số để một cặp số cho trước là nghiệm của phương trình bậc nhất hai ẩn.

Phương pháp:

Nếu cặp số thực $[{x_0},\,{y_0}]$thỏa mãn $ax + by = c$ thì nó được gọi là nghiệm của phương trình $ax + by = c$.

Dạng 2: Viết công thức nghiệm tổng quát của phương trình bậc nhất hai ẩn. Biểu diễn tập nghiệm trên hệ trục tọa độ.

Phương pháp:

Xét phương trình bậc nhất hai ẩn $ax + by = c$.

1. Để viết công thức nghiệm tổng quát của phương trình, trước tiên ta biểu diễn $x$ theo $y$ [ hoặc $y$ theo $x$] rồi đưa ra công thức nghiệm tổng quát.

2. Để biểu diễn tập nghiệm của phương trình trên mặt phẳng tọa độ, ta vẽ đường thẳng d có phương trình $ax + by = c$.

Dạng 3: Tìm điều kiện của tham số để đường thẳng $ax + by = c$ thỏa mãn điều kiện cho trước

Phương pháp:

Ta có thể sử dụng một số lưu ý sau đây khi giải dạng toán này:

1. Nếu \[a \ne 0\] và \[b = 0\] thì phương trình đường thẳng $d: ax + by = c$có dạng $d:x = \dfrac{c}{a}$. Khi đó $d$ song song hoặc trùng với $Oy$ .

2. Nếu \[a = 0\] và \[b \ne 0\] thì phương trình đường thẳng $d: ax + by = c$ có dạng $d:y = \dfrac{c}{b}$. Khi đó $d$ song song hoặc trùng với $Ox$ .

3. Đường thẳng $d:ax + by = c$ đi qua điểm $M[{x_0},\,{y_0}]$ khi và chỉ khi $a{x_0} + b{y_0} = c$.

Dạng 4: Tìm các nghiệm nguyên của phương trình bậc nhất hai ẩn

Phương pháp:

Để tìm các nghiệm nguyên của phương trình bậc nhất hai ẩn $ax + by = c$, ta làm như sau:

Cách 1:

Bước 1: Rút gọn phương trình, chú ý đến tính chia hết của các ẩn
Bước 2: Biểu thị ẩn mà hệ số của nó có giá trị tuyệt đối nhỏ [chẳng hạn$x$ ] theo ẩn kia.
Bước 3: Tách riêng giá trị nguyên ở biểu thức của$x$
Bước 4: Đặt điều kiện để phân bố trong biểu thức của$x$ bằng một số nguyên\[t\], ta được một phương trình bậc nhất hai ẩn$y$ và\[t\]
- Cứ tiếp tục như trên cho đến khi các ần đều được biểu thị dưới dạng một đa thức với các hệ số nguyên.

Cách 2:

Bước 1. Tìm một nghiệm nguyên $[{x_0},\,{y_0}]$ của phương trình.

Bước 2. Đưa phương trình về dạng $a[x - {x_0}] + b[y - {y_0}] = 0$ từ đó dễ dàng tìm được các nghiệm nguyên của phương trình đã cho.

>> [Hot] Đã có SGK lớp 10 kết nối tri thức, chân trời sáng tạo, cánh diều năm học mới 2022-2023. Xem ngay!

Bài tiếp theo

  • Trả lời câu hỏi 1 Bài 1 trang 5 Toán 9 Tập 2

    a] Kiểm tra xem các cặp số [1; 1] và [0,5; 0]

  • Trả lời câu hỏi 2 Bài 1 trang 5 SGK toán 9 tập 2

    Trả lời câu hỏi 2 Bài 1 trang 5 SGK toán 9 tập 2. Nêu nhận xét về số nghiệm của phương trình 2x – y = 1.

  • Trả lời câu hỏi 3 Bài 1 trang 5 SGK toán 9 tập 2

    Trả lời câu hỏi 3 Bài 1 trang 5 SGK toán 9 tập 2. Điền vào bảng sau và viết ra sáu nghiệm của phương trình [2]:...

  • Bài 1 trang 7 SGK Toán 9 tập 2

    Trong các cặp số [-2; 1], [0;2], [-1; 0], [1,5; 3] và [4; -3], cặp số nào là nghiệm của phương trình:

  • Bài 2 trang 7 SGK Toán 9 tập 2

    Giải bài 2 trang 7 SGK Toán 9 tập 2. Với mỗi phương trình sau, tìm nghiệm tổng quát của phương trình và vẽ đường thẳng biểu diễn tập nghiệm của nó:

  • Lý thuyết góc nội tiếp
  • Lý thuyết tứ giác nội tiếp
  • Lý thuyết độ dài đường tròn, cung tròn
  • Bài 17 trang 49 SGK Toán 9 tập 2

>> Xem thêm

Quảng cáo

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Toán 9 - Xem ngay

Báo lỗi - Góp ý

Video liên quan

Chủ Đề