Đánh giá thuốc điều trị trĩ suy tĩnh mạch năm 2024

Tình trạng suy giãn tĩnh mạch chân hiện có chiều hướng ngày càng gia tăng do nhiều nguyên nhân khác nhau. Bệnh xảy ra phổ biến ở những người thừa cân, béo phì, người làm công việc thường xuyên phải đứng hoặc người lớn tuổi,... Thuốc điều trị suy giãn tĩnh mạch chân là một trong những phương pháp được nhiều người quan tâm và để tìm hiểu kỹ hơn về các loại thuốc này, MEDLATEC xin gửi đến bạn bài phân tích sau đây.

1. Tìm hiểu chung về chứng suy giãn tĩnh mạch chân

Suy giãn tĩnh mạch chân còn được gọi là hiện tượng suy giãn tĩnh mạch chi dưới, là khi mạng lưới các tĩnh mạch ở chân bị suy giảm chức năng và khiến cho quá trình lưu thông máu bị cản trở, đình trệ. Nguyên nhân gây ra tình trạng này có thể là do:

  • Thói quen ngồi hoặc đứng một chỗ quá lâu, lười vận động tạo ra áp lực lớn xuống dưới chân. Hoặc điều này cũng có thể là do xuất phát từ yếu tố công việc khiến người bệnh đứng hay ngồi tại chỗ ít di chuyển,...;
  • Người bệnh thừa cân, béo phì hoặc cân nặng tăng quá nhanh trong thời gian ngắn, phụ nữ mang thai (do trọng lượng của bụng bầu gây áp lực lên vùng chi dưới)...;
  • Lạm dụng chất kích thích trong thời gian dài gây tổn thương cho hệ tim mạch;
  • Dùng thuốc sai liều, quá liều, dùng các loại thuốc điều trị suy giãn tĩnh mạch chân không rõ nguồn gốc xuất xứ,...;
  • Do di truyền.

Đánh giá thuốc điều trị trĩ suy tĩnh mạch năm 2024

Tình trạng suy giãn tĩnh mạch chân

Triệu chứng của suy giãn tĩnh mạch chân thường biểu hiện qua các đặc điểm như sua:

  • Màu da có dấu hiệu bầm tím;
  • Mạng lưới tĩnh mạch dưới da nổi cộm lên do bị tắc;
  • Bắp chân sưng phù, nặng nề;
  • Chân hay bị tê mỏi và viêm da.

Nếu tình trạng này được phát hiện và điều trị sớm thì có thể sẽ khỏi dứt điểm. Ngược lại nếu bệnh nhân không điều trị thì có thể gặp phải nhiều biến chứng nguy hiểm như suy hô hấp, tắc tĩnh mạch phổi, thậm chí là suy tim,...

2. Thuốc điều trị suy giãn tĩnh mạch chân gồm những loại nào?

Việc đầu tiên người bệnh cần làm khi phát hiện ra những triệu chứng bất thường cảnh báo tình trạng suy giãn tĩnh mạch chân đó là đi khám tại các cơ sở y tế uy tín. Bệnh nhân tuyệt đối không được tự ý mua và sử dụng những loại thuốc điều trị suy giãn tĩnh mạch chân mà không có chỉ định hay kê toa từ bác sĩ chuyên khoa. Việc dùng thuốc sai cách, sai liều lượng, sai loại thuốc không những giúp bệnh tình thuyên giảm mà còn có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng khác.

Bạn có thể tham khảo một số loại thuốc điều trị suy giãn tĩnh mạch chân sau đây:

  • Thuốc Venpoten (xuất xứ New Zealand): thuốc có công dụng hỗ trợ điều trị và phòng ngừa suy giãn tĩnh mạch chân. Thành phần chính của thuốc bao gồm Rutin (chiết xuất hoa hòe) giúp tăng tính bền thành mạch, hạn chế nguy cơ suy giãn tĩnh mạch do lão hóa. Ngoài ra, Rutin còn giúp kháng viêm và ngăn ngừa kết tập tiểu cầu, phù hợp cho người huyết áp cao, bệnh nhân dễ có nguy cơ bị xuất huyết cấp tính do viêm thận hoặc đứt mạch máu não,... Thuốc được sản xuất theo dạng viên nang.
  • Thuốc Rotuven (xuất xứ Hoa Kỳ): thành phần chứa trong loại thuốc này cũng là Rutin, ngoài ra còn có cao khô hạt dẻ ngựa. Công dụng chính của thuốc là giúp tăng cường độ dẻo dai của thành mạch, cải thiện triệu chứng nặng chân, phù và đau nhức chân do suy giãn tĩnh mạch. Dạng bào chế của thuốc là viên nén dùng theo đường uống.
  • Thuốc Varicofix (xuất xứ Hoa Kỳ): thành phần của thuốc chủ yếu được chiết xuất từ các loại thảo dược thiên nhiên, có tác dụng hỗ trợ tuần hoàn máu, thúc đẩy phục hồi thành mạch và cải thiện chức năng của các van tĩnh mạch, giảm thiểu các dấu hiệu viêm sưng do suy giãn tĩnh mạch. Thuốc được bào chế theo dạng gel rất dễ sử dụng.
  • Thuốc Carusos Veins Clear (xuất xứ Australia): thành phần được dùng để sản xuất thuốc là các loại nho chứa các hoạt chất chống oxy hóa cực mạnh, với tác dụng tăng cường lưu thông máu và củng cố sức bền thành mạch.
  • Các loại thuốc khác dạng kem bôi da: Vein Gel Das Gesunde Plus, Gel Vein Care, Gel Varicofix có tác dụng tại chỗ, phòng ngừa bệnh suy giãn tĩnh mạch chân cho người cao tuổi, người béo phì, người mắc bệnh do tính chất công việc hoặc phụ nữ mang thai,...

Đánh giá thuốc điều trị trĩ suy tĩnh mạch năm 2024

Bệnh nhân tuyệt đối không được tự ý mua và sử dụng những loại thuốc điều trị suy giãn tĩnh mạch chân

3. Những phương pháp điều trị khác

Bên cạnh những loại thuốc nêu trên, để đảm bảo việc điều trị suy giãn tĩnh mạch chân đạt được hiệu quả tích cực thì người bệnh cũng nên kết hợp điều trị với các phương pháp khác, ví dụ như:

  • Liệu pháp tiêm xơ hóa tĩnh mạch;
  • Dùng tất tạo áp lực chân: đây là một loại tất có tính đàn hồi cao, có tác dụng ép tĩnh mạch để điều hòa dòng lưu thông của máu, qua đó giúp giảm bớt sự khó chịu do suy giãn tĩnh mạch gây ra;
  • Ứng dụng công nghệ đốt sóng cao tần (RFA) để điều trị suy giãn tĩnh mạch
  • Phẫu thuật loại bỏ đoạn tĩnh mạch bị suy giãn quá nghiêm trọng.

Đánh giá thuốc điều trị trĩ suy tĩnh mạch năm 2024

Suy giãn tĩnh mạch chân nếu không được điều trị tích cực sẽ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm

Ngoài ra, nhằm phòng ngừa nguy cơ bệnh suy giãn tĩnh mạch chân tiến triển nặng hơn và tránh để tình trạng này tái phát trong tương lai, người bệnh nên áp dụng thêm những biện pháp như:

  • Bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể, nhất là các loại khoáng chất, vitamin và thực phẩm chứa nhiều chất chống oxy hóa;
  • Thường xuyên vận động, luyện tập thể dục thể thao một cách lành mạnh và khoa học, phù hợp với tình trạng sức khỏe sẽ giúp cải thiện tích cực sức khỏe hệ tim mạch;
  • Nên duy trì sự cân đối cho trọng lượng cơ thể, tránh để tình trạng cân nặng tăng quá nhanh sẽ tạo áp lực lớn cho phần chi dưới;
  • Phụ nữ mang thai nên nghỉ ngơi điều độ, hạn chế vận động mạnh, bê vác vật nặng hoặc đứng ngồi trong thời gian quá lâu;
  • Không nên thường xuyên mang giày cao gót. Thay vào đó nên sử dụng những loại giày đế thấp hoặc đế bệt, thiết kế êm chân, mềm mại, thoải mái;
  • Hạn chế mặc những bộ đồ bó, thít chặt cơ thể vì điều này có thể làm giảm sự lưu thông của tuần hoàn máu.

Đánh giá thuốc điều trị trĩ suy tĩnh mạch năm 2024

Bệnh nhân có thể dùng tất áp lực kết hợp với thuốc điều trị suy giãn tĩnh mạch chân

Hy vọng rằng bài viết trên đây đã giúp bạn có thêm những kiến thức hữu ích về các loại thuốc điều trị suy giãn tĩnh mạch chân, cũng như một số cách giúp phòng ngừa tình trạng này. Trong trường hợp bạn đọc có nhiều băn khoăn vẫn cần được tư vấn, giải đáp thì có thể liên hệ ngay qua hotline 1900 56 56 56 để tổng đài viên của MEDLATEC hỗ trợ.