Độ tuổi được phép uống rượu ở Việt Nam

Trẻ hóa tuổi sử dụng rượu bia

Việt Nam có 94 triệu dân, mỗi năm tiêu thụ 305 triệu lít rượu, tiêu thụ 4,1 tỷ lít bia. Năm 2016, lượng tiêu thụ cồn ở người 15 tuổi trở lên ở nước ta là 8,3 lít cồn nguyên chất. Xu hướng uống rượu ở tuổi trẻ gia tăng, nguy hại lớn với sức khỏe người dân, trong đó có tai nạn giao thông. 36% vụ tai nạn liên quan đến rượu bia, chưa tính bạo lực gia đình, gây rối trật tự công cộng.

Sử dụng rượu, bia tại Việt Nam đang ngày càng trẻ hóa. Xu hướng trẻ hóa tuổi sử dụng rượu, bia là một vấn đề nghiêm trọng do các hệ lụy về sức khỏe, xã hội đối với giới trẻ. Tỷ lệ uống rượu, bia ở vị thành niên và thanh niên là 79,9% đối với nam và 36,5% đối với nữ.

Đặc biệt, tỷ lệ có uống rượu bia trong độ tuổi pháp luật không cho phép (14-17 tuổi) rất cao với 47,5% và trong độ tuổi 18-21 là 67%. Theo điều tra sức khỏe học sinh năm 2013, có 43,8% học sinh từ lớp 8 đến lớp 12 đã uống cốc rượu/bia đầu tiên trước 14 tuổi và 22,5% đã uống đến mức say ít nhất một lần.

ThS, BS Nguyễn Trung Nguyên, phụ trách Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, việc sử dụng rượu, bia ở trẻ em và thanh thiếu niên gây hậu quả nghiêm trọng hơn đối với người lớn do não bộ của một người trưởng thành tiếp tục phát triển đến tuổi 25. “Việc sử dụng rượu bia ở tuổi vị thành niên/thành niên có thể ảnh hưởng đến quá trình phát triển đó trong khi não bộ của vị thành niên đặc biệt dễ bị tổn thương bởi rượu bia. Đồng thời, tuổi sử dụng rượu bia càng sớm thì nguy cơ lệ thuộc rượu bia càng cao”, BS Nguyên nói.

TS Nguyễn Huy Quang, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Y tế cho biết, rượu bia không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe mà việc sử dụng rượu bia ở tuổi vị thành niên còn gây ra nhiều hệ lụy cho xã hội. Theo Nghiên cứu của học viện cảnh sát tại 11 tỉnh năm 2015 thì phạm pháp hình sự liên quan đến rượu, bia trong độ tuổi trước 30 chiếm tới 70% và nguyên nhân của việc số đối tượng vi phạm pháp luật do sử dụng rượu, bia và đồ uống có cồn chủ yếu nằm trong độ tuổi 16 đến 30 do đây là lứa tuổi còn trẻ, chưa có suy nghĩ và dễ lôi kéo, kích động dẫn đến thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật.

Theo ThS Trần Thị Trang, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Y tế thì rượu bia là một trong ba nguyên nhân hàng đầu làm tăng tỷ lệ tai nạn giao thông ở nam giới độ tuổi 15-49; chiếm 36,2% ở nam giới, 0,7% ở nữ giới (WHO-2014); gây ra khoảng 800 ca tử vong do bạo lực; 30% số vụ gây rối trật tự xã hội mỗi năm. Rượu, bia là nguyên nhân gây ra của 30 mã bệnh tật, nguyên nhân cấu thành của 200 mã bệnh (sử dụng rượu bia kết hợp với một số nguyên nhân khác) thuộc ICD10.

"Những người trẻ tuổi bắt đầu uống rượu trước tuổi 15 thì về sau có thể phát sinh các vấn đề về bia rượu cao gấp năm lần những người đợi đến 21 tuổi mới uống, đó là khả năng nghiện rượu cao gấp bốn lần và khả năng tham gia bạo lực thể chất cao gấp sáu lần sau khi uống; khả năng gây tai nạn xe cộ cao gấp hơn sáu lần do uống rượu bia; khả năng bị chấn thương gấp gần năm lần sau uống", bà Trang nói.

Hãy hành động vì lớp trẻ Việt Nam

TS Nguyễn Huy Quang cho biết, Việt Nam được đánh giá là sẵn có rượu bia và dễ tiếp cận nhất thế giới. Không khó cho người dân Việt Nam, kể cả lứa tuổi vị thành niên có thể mua bia, rượu dễ dàng tại các cửa hàng. Rượu thủ công vẫn chưa được kiểm soát chặt chẽ dẫn tới nhiều ca ngộ độc rượu methanol.

Người Việt Nam, đặc biệt trẻ vị thành niên không có bị cản trở bởi luật pháp về tiêu thụ, sử dụng rượu bia một cách hạn chế. Việc quảng cáo bia, rượu dưới 15 độ vẫn không được quản lý chặt chẽ.

“Đây là vấn đề nhức nhối nếu chúng ta không hành động và tiếp tục để hiện trạng pháp luật như hiện nay thì tình trạng này sẽ tiếp tục gia tăng và nguy cơ mất an ninh trật tự xã hội tiếp tục tăng cao, trong đó đau lòng nhất là đối tượng gây ra các phạm pháp hình sự liên quan đến rượu, bia lại là lứa tuổi thanh niên - tương lai của đất nước”, TS Quang cho hay.

Độ tuổi được phép uống rượu ở Việt Nam

Tranh của họa sĩ NOP.

Theo TS Quang, 168 quốc gia trên thế giới đã có các quy định để kiểm soát sự sẵn có của rượu bia, bao gồm quy định về điểm bán uống tại chỗ, điểm bán mua mang đi, ngày được bán tùy thuộc vào loại đồ uống. 136/169 quốc gia áp dụng việc cấp phép đối với bán lẻ rượu bia. Hầu hết các quốc gia đều quy định cấm bán rượu bia cho người dưới và bằng 18 tuổi.

TS Nguyễn Huy Quang nhấn mạnh, Luật Phòng chống tác hại rượu, bia ra đời sẽ giải quyết phần nào căn bản vấn đề này. Luật Phòng, chống tác hại của rượu bia có ba mục tiêu gồm kiểm soát quảng cáo; giảm tính sẵn có của rượu bia; tăng thuế tiêu thụ đặc biệt, tăng giá bán rượu bia.

Về giảm tính sẵn có của rượu bia, Luật quy định liên quan đến việc bán hàng trên internet nếu làm cho tiếp cận rượu bia tăng. “Luật mang tính nguyên tắc, giao chính quyền địa phương, theo lộ trình sẽ quy định địa điểm bán, giờ bán, phương thức bán”, ông Quang cho hay.

Việc kiểm soát hoặc cấm hiệu quả việc quảng cáo rượu, bia có thể làm giảm mức tiêu thụ, đặc biệt là ở giới trẻ và góp phần làm giảm tai nạn giao thông và bạo lực. Tăng giá bán rượu, bia cũng làm hạn chế cơ hội tiếp cận của người đang sử dụng nói chung và lớp trẻ.

Hiện, Dự thảo Luật Phòng chống tác hại rượu bia đã được trình lần đầu tiên tại Quốc hội kỳ họp thứ 6 vừa qua. Mặc dù còn nhiều tranh cãi và giằng xé về lợi ích sức khỏe của người dân với lợi ích kinh tế của các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực rượu, bia, nhưng quan điểm của Bộ Y tế vẫn nhấn mạnh, hãy hành động vì sức khỏe đầu tiên, đặc biệt là sức khỏe của lớp trẻ và Luật này cần thiết phải ban hành sớm để kiểm soát tình trạng sử dụng bia, rượu ở mức độ nguy hại tại Việt Nam.

THIÊN LAM

Độ tuổi được phép uống rượu ở Việt Nam

Một học sinh mua thuốc lá khi đi học về trưa 9-10 ở huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai - Ảnh: Quang Định

Theo nghị định số 117/2020/NĐ-CP, việc xử phạt thực hiện từ ngày 15-11-2020. Làm thế nào để xử đúng, xử nghiêm những người vi phạm? Tuổi Trẻ trích ý kiến bạn đọc về việc này.

Bạn đọc TÚ NGUYÊN (Long An):

Phạt khó hay dễ?

Sai con trẻ đi mua đồ ăn, thuốc lá, rượu bia là chuyện bình thường lâu nay. Từ ngày 15-11 tới đây sai con đi mua thuốc lá có thể bị phạt tiền. 

Người dưới 18 tuổi rất dễ bị kích động, lôi kéo vào những thói quen xấu, nếu để trẻ tiếp xúc với những hình ảnh mua bán, hút thuốc lá sẽ tiềm ẩn nguy cơ sử dụng thuốc lá trong tương lai. Đó là chưa nói đến trường hợp có trẻ bắt đầu hút thuốc lá khi chưa được 18 tuổi.

Điều nghị định 117/2020 hướng đến thể hiện ý chí, tinh thần của luật pháp, "phòng vệ từ xa" trẻ em nghiện ngập thuốc lá, rượu bia. Tuy nhiên, theo tôi, nghị định 117/2020 khi đi vào cuộc sống thường nhật của người dân gặp không ít khó khăn khi thực hiện. 

Làm sao xác định được người mua thuốc lá để sử dụng hay bị người khác sử dụng mua thuốc lá? Nghị định 117/2020 không có quy định cho phép người bán được kiểm tra giấy tờ tùy thân khi nghi ngờ người mua chưa đủ 18 tuổi. 

Theo tôi, cho dù có quy định hẳn hoi đi nữa thì có người bán nào "chịu khó" làm việc này vì làm như vậy sẽ mất khách, mất lợi.

Muốn xử lý vi phạm thì phải có chứng cứ, hình ảnh, người làm chứng về việc người dưới 18 tuổi đã mua thuốc lá theo yêu cầu của người khác. Nghị định 117/2020 quy định nhiều cơ quan, cá nhân có thẩm quyền xử phạt đối với hành vi vi phạm trên như UBND các cấp, công an, thanh tra sở y tế, quản lý thị trường...

Nhưng lực lượng chức năng địa phương có thể xử phạt nghiêm không? Tôi e là khó vì tâm lý du di, có khi chính gia đình cán bộ địa phương vẫn quen kiểu sai biểu trẻ đi mua thuốc và rượu. Nghị định mới này được xem là một thông điệp với xã hội về chuyện bảo vệ trẻ trước thuốc lá và rượu bia. 

Nhưng thực tế nhiều trẻ dưới 18 tuổi vẫn tự mua các loại thuốc lá, shisha tụ tập phì phèo quán xá. Ai bán, ai mua, ai phạt, phạt ai, phạt nghiêm cỡ nào? Điều này cần có thêm hướng dẫn và quyết liệt xử lý của cơ quan chức năng địa phương.

Luật sư Đỗ Ngọc Thanh (Hội Bảo vệ quyền trẻ em TP.HCM, Đoàn luật sư TP.HCM):

Khó quản lý cơ sở nhỏ lẻ

Cha mẹ nhờ con đi mua giùm rượu bia và thuốc lá có thể bị xử phạt từ 500.000 đồng đến 1 triệu đồng. Người bán, cung cấp rượu bia cho người dưới 18 tuổi cũng có thể bị phạt từ 1-3 triệu đồng hoặc 3-5 triệu đồng nếu bán, cung cấp thuốc lá cho người chưa đủ 18 tuổi. 

Không chỉ người bán bị phạt, theo nghị định 117/2020, người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi sử dụng rượu bia, thuốc lá cũng bị xử phạt từ 200.000-500.000 đồng.

Nếu người vi phạm không có tiền nộp phạt, cha mẹ hoặc người giám hộ phải nộp phạt thay. Nhiều nước trên thế giới đã có các chế tài mạnh đối với hành vi bán bia rượu và thuốc lá cho người dưới 18 tuổi. Và phát hiện hành vi này luôn là chuyện khó. 

Một là làm sao xác minh được độ tuổi của người mua rượu bia, thuốc lá? Điều này chỉ có thể thực hiện được khi căn cứ vào giấy tờ tùy thân... Thực tế người mua thường tìm đến các tiệm tạp hóa nhỏ lẻ để thuận tiện, làm sao kiểm soát vi phạm?

Luật sư Nguyễn Duy Bình (Đoàn luật sư TP.HCM):

Cần bổ sung chế tài chủ quán

Quy định xử phạt đối với người bán, cung cấp thuốc lá, bia rượu cho người chưa đủ 18 tuổi là quy định đáng hoan nghênh. Tuy nhiên, mức phạt 3-5 triệu đồng là tương đối cao và việc triển khai trên thực tế là khó khả thi. Việc kiểm tra xử phạt cần được phân cấp xử lý, tránh tình trạng chỉ là quy định trên giấy.

Nghị định 117/2020 chỉ mới quy định việc xử phạt đối với hành vi bán, kinh doanh. Còn hành vi chứa chấp, tạo điều kiện cho người dưới 18 tuổi hút thuốc, uống rượu bia thì chưa có quy định xử phạt. 

Ví dụ, khi người chưa thành niên mua thuốc lá, rượu bia mang vào quán cà phê, quán bar... để sử dụng thì chủ quán cà phê, quán bar để tình trạng này xảy ra có vi phạm không? Cần cân nhắc, bổ sung chế tài đối với hành vi này.

Ai kiểm tra tuổi khách hàng?

Nghe thông tin luật sắp xử phạt người bán rượu bia, thuốc lá cho người dưới 18 tuổi, ông Nguyễn Của (chủ đại lý bia ở phường 3, quận Bình Thạnh, TP.HCM) lo lắng.

"Làm sao có thể xác định được khách đủ 18 tuổi hay chưa? Trẻ dưới 16 tuổi nhìn còn dễ chứ ở độ tuổi đủ 16, 17 thì rất khó. Không lẽ lúc nào cũng hỏi tuổi hay kiểm tra chứng minh nhân dân của khách? Mình không có quyền đó" - ông Của nói.

Theo một người bán thuốc lá trên đường Trần Quốc Toản, quận 3 thì việc kiểm tra tuổi của khách mua hàng là không khả thi và mức phạt quá nặng.

"Có khi khách mua đông, bán còn không kịp thì làm sao đủ thời gian để xác định tuổi từng người. Bán có gói thuốc lỡ xui bị phạt 4 triệu thì thôi dẹp tiệm luôn cho rồi".

Anh Lê Trí Trọng Duy (chủ tiệm tạp hóa tại phường 2, quận Phú Nhuận) thắc mắc: "Nếu trẻ mua thuốc lá cho người thân là lỗi của phụ huynh, sao lại phạt người bán?".

Trong khi đó, một chủ tịch phường tại quận 10 có ý kiến cho rằng chứng minh hành vi này là không dễ, nếu người mua dưới 18 tuổi tự nhận mua để sử dụng (để bảo vệ người lớn không bị phạt) thì xử lý như thế nào?

Độ tuổi được phép uống rượu ở Việt Nam
Cấm bán rượu cho người dưới 18 tuổi, được không?

TUYẾT MAI - ĐAN THUẦN ghi