Hay lí giải vì sao nhân vật lão lại cảm thấy nó cứ làm im như nó trách

- Nam Cao -

I. HƯỚNG DẪN SOẠN BÀI

Câu 1 (Sách giáo khoa Ngữ văn 8 tập 1 – trang 48)

- Diến biến tâm trạng của lão Hạc xung quanh việc bán cậu Vàng:

+ Khi phải bán đi cậu Vàng, lão Hạc đã vô cùng đau đớn: “Lão cố làm ra vẻ vui vẻ. Nhưng trông lão cười như mếu và đôi mắt lão ầng ậng nước”, “Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc...”.

+ Lão Hạc tự dằn vặt, tự trách bản thân mình vì đã lừa dối cậu Vàng: “Thì ra tôi già bằng này tuổi đầu rồi còn đánh lừa một con chó, nó không ngờ tôi nỡ tâm lừa nó!”.

+ Trong tâm trí lão Hạc, ám ảnh nhất là hình ảnh: “Nó cứ làm im như nó trách tôi; nó kêu ư ử, nhìn tôi, như muốn bảo tôi rằng: “A! Lão già tệ lắm! Tôi ăn ở với lão như thế mà lão xử với tôi như thế này à?”.

- Qua diễn biến tâm trạng của lão Hạc, chúng ta nhận thấy lão là một con người có trái tim nhân hậu, sống có tình có nghĩa và vô cùng yêu thương động vật.

Câu 2 (Sách giáo khoa Ngữ văn 8 tập 1 – trang 48)

- Cái chết của lão Hạc xuất phát từ nhiều nguyên nhân:

+ Vì đói nghèo dẫn đến cùng quẫn.

+ Vì tình yêu thương con của một người cha.

à Cái chết của lão Hạc là một tấn bi kịch phản ánh số phận cùng quẫn của người nông dân Việt Nam trước cách mạng tháng Tám. Đồng thời, thông qua cái chết ấy, nhà văn Nam Cao đã cất lên tiếng nói trân trọng, ngợi ca vẻ đẹp nhân cách của người nông dân Việt Nam – giàu lòng tự trọng.

- Trước khi tìm đến cái chết, lão Hạc đã thu xếp nhờ cậy ông giáo hai việc sau:

+ Thứ nhất, lão Hạc nhờ cậy ông giáo giữ hộ mảnh vườn để sau này trao lại cho đứa con trai khi nó đi đồn điền cao su trở về.

à Lão Hạc là một người cha sống có trách nhiệm, yêu thương và lo nghĩ cho con cái.

+ Thứ hai, lão Hạc gửi ông giáo 30 đồng bạc để nhờ hàng xóm làm ma chay cho lão khi lão chết.

à Lão Hạc là một con người sống trọng danh dự. Lão không muốn làm phiền người khác.

Câu 3 (Sách giáo khoa Ngữ văn 8 tập 1 – trang 48)

- Tình cảm, thái độ của ông giáo đối với lão Hạc:

+ Thấu hiểu nỗi đau của lão Hạc khi phải bán đi cậu Vàng, ông giáo đã tỏ ra xót thương, đồng cảm: “…tôi muốn ôm choàng lấy lão mà òa lên khóc…”.

+ Ông giáo động viên, an ủi lão Hạc: “Cụ cứ tưởng thế đấy chứ nó chả hiểu gì đâu! Vả lại ai nuôi chó mà chả bán hay giết thịt! Ta giết nó chính là hóa kiếp cho nó đấy, hóa kiếp để cho nó làm kiếp khác”.

+ Sau khi chứng kiến cái chết đau đớn, vật vã của lão Hạc, lòng kính trọng, sự yêu quý của ông giáo còn được gửi gắm sâu sắc qua đoạn văn cuối tác phẩm: “Lão Hạc ơi! Lão hãy yên lòng mà nhắm mắt! Lão đừng lo gì cho cái vườn của lão. Tôi sẽ cố giữ gìn cho lão. Đến khi con trai lão về, tôi sẽ trao lại cho hắn và bảo hắn: “Đây là cái vườn mà ông cụ thân sinh ra anh đã cố để lại cho anh trọn vẹn; cụ thà chết chứ không chịu bán đi một sào…”.

Câu 4 (Sách giáo khoa Ngữ văn 8 tập 1 – trang 48)

- Ban đầu, khi nghe Binh Tư nói lão Hạc xin bả chó để bắt một con chó hàng xóm, ông giáo đã nghĩ cuộc đời quả thật đáng buồn. Bởi lẽ, vì nghèo đói mà một người nông dân lương thiện, chăm chỉ, cần cù như lão Hạc lại rơi vào con đường trộm cắp, xấu xa.

- Với ông giáo, khi chứng kiến cái chết đau đớn của lão Hạc, “cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn” vì không có gì có thể hủy hoại được nhân phẩm của con người.

- Ông giáo vẫn cảm thấy cuộc đời “vẫn đáng buồn nhưng đáng buồn theo một nghĩa khác” là bởi vì một con người lương thiện như lão Hạc lại phải từ bỏ cuộc sống để tìm đến một cái chết đau đớn, vật vã suốt hai tiếng đồng hồ.

Câu 5 (Sách giáo khoa Ngữ văn 8 tập 1 – trang 48)

- Truyện ngắn Lão Hạc là một truyện ngắn xuất sắc của nhà văn Nam Cao. Cái hay của truyện ngắn này được thể hiện trên cả hai phương diện nội dung và nghệ thuật.

+ Về nội dung, Nam Cao đã xây dựng thành công hình tượng lão Hạc- một người nông dân hiền lành, lương thiện, sống trọng danh dự, trọng nhân cách nhưng lại có một kết cục bi thảm, phải tìm đến một cái chết đau thương, vật vã.

+ Về nghệ thuật, trong toàn bộ truyện ngắn, Nam Cao đã chứng tỏ biệt tài phân tích và miêu tả thế giới nội tâm của nhân vật lão Hạc. Đồng thời, nhà văn cũng tạo dựng được những tình huống bất ngờ tạo điều kiện để nhân vật “tôi” bày tỏ những quan điểm, triết lí sâu sắc.

- Tình huống truyện trong truyện ngắn Lão Hạc được tạo nên từ những sự việc tưởng như rất vụn vặt nhưng lại vô cùng bất ngờ, ý nghĩa:

Ví dụ; Tình huống ông giáo hiểu lầm lão Hạc nghe Binh Tư nói lão Hạc xin bả để bắt một con chó hàng xóm; sau đó sự hiểu lầm ấy đã được xóa bỏ khi chính ông giáo tận mắt chứng kiến cái chết đau đớn, vật vã của lão Hạc là một tình huống truyện độc đáo.

- Cùng với nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật điêu luyện, thành công của nhà văn Nam Cao trong việc xây dựng hình tượng lão Hạc là ở chỗ nhân vật lão Hạc được miêu tả và nhìn nhận qua nhiều nhân vật khác nhau như: vợ ông giáo, ông giáo, Binh Tư,… Với mỗi điểm nhìn nghệ thuật ấy, nhà văn đã mang đến một cái nhìn đa chiều, toàn diện và xác đáng về nhân vật chính lão Hạc.

- Lựa chọn ngôi kể thứ nhất- nhân vật ông giáo xưng “tôi” đã giúp cho nhà văn Nam Cao vừa có thể tự sự lại vừa có thể miêu tả và biểu cảm. Chính điều này đã tạo cho truyện ngắn chất hiện thực hòa quyện với chất trữ tình và chất triết lí. Đồng thời, với ngôi kể thứ nhất, câu chuyện cũng tạo được sự tin cậy với người đọc.

Câu 6 (Sách giáo khoa Ngữ văn 8 tập 1 – trang 48)

- Đoạn văn thể hiện cách nhìn nhận, cách đánh giá con người đầy sự cảm thông và trân trọng. Chúng ta cần phải đem hết tấm lòng của mình, đặt mình vào hoàn cảnh của người khác, xem xét người khác ở nhiều bình diện thì mới phát hiện được những phẩm chất đáng quý trong tâm hồn của họ. Nếu chỉ nhìn một cách phiến diện thì chúng ta sẽ rất dễ đánh giá sai lầm cũng như ác cảm, ghét bỏ người khác.

Câu 7 (Sách giáo khoa Ngữ văn 8 tập 1 – trang 48)

- Qua đoạn trích Tức nước vỡ bờ và truyện ngắn Lão Hạc, cuộc đời và tính cách của người nông dân trong xã hội cũ đã được các tác giả khắc họa tương đối cụ thể, rõ nét:

+ Về cuộc đời, họ đều là những người nông dân nghèo khổ, sống vất vả, lam lũ, quanh năm bán mặt cho đất, bán lưng cho trời nhưng vẫn không đủ lo toan cho cuộc sống. Bởi vì, họ còn phải gánh trên vai sưu cao thuế nặng, sự bóc lột nặng nề của chế độ phong kiến phi nhân tính.

+> Vì không có tiền nộp sưu cho người đã mất mà gia đình chị Dậu phải rơi vào cảnh bần cùng, túng quẫn. Anh Dậu bị cùm trói, đánh đập đến thập tử nhất sinh; trong khi chị Dậu phải quỳ lạy, van xin tên cai lệ cho khất sưu thuế sang ngày sau, phải chịu đựng những “quả phật thủ” như trời giáng của chúng và phải vùng lên đấu tranh một cách quyết liệt khi chúng định hành hạ người chồng bệnh tật của mình.

+> Là một người nông dân lương thiện nhưng cuối cùng, lão Hạc vẫn phải tìm đến cái chết để bảo toàn danh dự, nhân cách, phẩm giá làm người. Chính xã hội phong kiến thối nát đã đẩy lão đến kết cục thảm thương, bi đát ấy.

à Số phận của chị Dậu và lão Hạc vô cùng bi đát, đau thương.

+ Về tính cách, chị Dậu và lão Hạc đều tiêu biểu cho vẻ đẹp của người nông dân Việt Nam trong xã hội cũ:

+> Chị Dậu tiêu biểu cho vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam truyền thống với sự đảm đang, tháo vát; giàu đức hi sinh, vị tha; tấm lòng yêu chồng, thương con… Hơn nữa, hành động chị Dậu đánh nhau với tên cai lệ còn thể hiện sức mạnh tiềm tàng, tinh thần kiên cường, bất khuất của người nông dân Việt Nam, người phụ nữ Việt Nam trong xã hội đương thời.

+> Lão Hạc tiêu biểu cho vẻ đẹp của người nông dân Việt Nam với phẩm chất chăm chỉ, cần cù, chịu thương, chịu khó; tấm lòng nhân hậu, yêu thương động vật, sống tình nghĩa và nét đẹp trọng danh dự, trọng nhân phẩm làm người, quyết không để người khác thương hại hay coi thường mình.

à Vẻ đẹp trong tính cách của chị Dậu và lão Hạc là những vẻ đẹp đáng ngợi ca và trân trọng ở muôn đời.

II. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

1. Giá trị nội dung

Truyện ngắn thể hiện một cách chân thực, cảm động số phận đau thương của người nông dân trong xã hội cũ và phẩm chất cao quý, tiềm tàng của họ. Đồng thời, truyện còn cho thấy tấm lòng yêu thương, trân trọng đối với người nông dân của nhà văn Nam Cao.

2. Giá trị nghệ thuật

- Nghệ thuật tạo dựng tình huống truyện.

- Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật.

Hy vọng Soạn bài Lão Hạc của ICAN soạn thảo giúp bạn học tốt Ngữ Văn 8 tốt hơn. Chúc bạn học tập vui vẻ

Văn mẫu lớp 8: Phân tích ý nghĩa tiếng khóc của lão Hạc khi phải bán con chó Vàng dưới đây được VnDoc sưu tầm và giới thiệu nhằm giúp các em học sinh và phụ huynh tham khảo các bài Ngữ văn 8 nhằm củng cố kỹ năng cần thiết cho bài kiểm tra sắp tới đây của mình. Mời các em học sinh cùng tham khảo.

Ý nghĩa tiếng khóc của lão Hạc khi phải bán con chó Vàng

Tình cảm của lão Hạc trong tác phẩm thật đáng thương. Lão tuổi cao sức yếu. Vợ lão qua đời từ lâu còn đứa con trai thì vì không đủ tiền cưới vợ mà phẫn chí bỏ đi làm công nhân đồn điền cao su, biền biệt nhiều năm không có tin tức gì. Rồi bão “phá sạch sành sanh” hoa màu, làng lại mất “vé sợi” khiến công to việc nhỏ gì người ta “tranh nhau làm mất cả”. Lão lại còn bị một trận ốm “đúng hai tháng mười tám ngày”, số tiền lão dành dụm được phải tiêu vào các khoản thuốc men ăn uống. Mọi phương thức kiếm sống của lão không còn. Đứng trước bài toán ấy, lão đành đứt ruột bán con chó mà lão vẫn gọi một cách trìu mến là “cậu Vàng”. Con chó ấy là do con trai lão mua để khi cưới vợ thì giết thịt. Đối với lão, con chó là kỉ niệm của con, là của con. Con chó ấy còn là bạn, là người bảo vệ lão trong hoàn cảnh già nua, ốm yếu, cô đơn, trơ trọi. Đây là một quyết định cực kì hệ trọng đối với lão bởi con chó là kỉ vật của con, nằm trong dự tính cuộc đời của con, lại là bạn thân thiết của lão, nhưng nếu không bán, lão cũng chẳng biết lấy gì nuôi nó cũng như đề tự nuôi sống mình. Lão đành phải bán.

Hay lí giải vì sao nhân vật lão lại cảm thấy nó cứ làm im như nó trách
Việc bán con chó trở thành nỗi ân hận day dứt của lão Hạc cho đến lúc chết. Lão đau khổ thực sự bởi “già bằng ngần này tuổi đầu rồi mà còn đi lừa một con chó”. Lão che giấu cảm xúc bằng cách “cố làm ra vui vẻ” nhưng lão cười “như mếu và đôi mắt lão ầng ậng nước”, rồi “mặt lão đột nhiên co rúm lại”, “các vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc”. Mọi trạng thái tâm lí của lão đều hiện ra trên khuôn mặt đau đớn. Dường như lão cảm thấy mình đã phạm một tội ác ghê gớm, không thể tha thứ được qua lời kể của lão lúc con cho bị bắt đem đi: nó “nằm im như nó trách tôi; nó kêu ư ử, nhìn tôi như muốn bảo: “A! Lão già tệ lắm! Tôi ăn ở với lão như thế mà lão xử với tôi như thế này à!”. Lão xót xa vì đã lừa một người bạn thân thiết.

Nỗi đau của lão Hạc là nỗi đau về nhân cách, khi cuộc sống dồn đẩy con người vào bước đường cùng, khi một con người tình nghĩa thủy chung phải dứt bỏ mối quan hệ thân tình của nó, cho dù đó chỉ là quan hệ với một con vật. Con trai đòi bán vườn để cưới vợ, lão không cho, mặc dù vườn ấy là “mẹ nó mua, nó có quyền hưởng”, lão đã ân hận lắm, mặc dù quyết định của lão là sáng suốt. Lão giữ được vườn cho con nhưng không thể giữ được con chó cho con. Lão bán con chó ấy không phải để thêm tiền ăn tiêu mà để góp lại cho con sau này, bởi nếu con chó không có ăn, nó gầy, bán sẽ được ít tiền hơn, còn để nuôi nó thêm nữa thì lão không thể làm được.

Lão Hạc đã khóc nức nở khi kể lại cho ông giáo câu chuyện phải bán con chó ấy. Về mặt hình thức, con chó chỉ là một con vật nuôi, khi không cần nuôi nữa thì thịt, bán hoặc cho,… đó là chuyện thường tình. Nhưng nếu dừng ở sự giản đơn xuôi chiều như vậy thì chưa thấy hết ý nghĩa tiếng khóc của lão Hạc. Bán con chó, đối với lão Hạc, đồng nghĩa với việc bán nghĩa bán tình mà đối với người Việt Nam thì phải bán nghĩa bán tình là một nỗi đau lớn. Bán chó để góp vào món tiền hoa lợi của khu vườn mà theo lão đó là tài sản của con, để lão quyết định bài toán cuộc đời của mình. Việc bán chó chỉ là màn mở đầu cho tấn bi kịch cuộc đời lão: tự thân lập thân, không phiền hà ai, không để cho bất cứ ai trách cứ mình về điều ăn điều ở, nhưng không có điều kiện để kéo dài cuộc đời thêm nữa. Lão Hạc hiện ra với vẻ đẹp của con người tình nghĩa thủy chung, có tấm lòng nhân hậu, luôn sống và biết sống cho người khác và vì người khác.

Trên đây VnDoc đã tổng hợp các bài văn mẫu Phân tích ý nghĩa tiếng khóc của lão Hạc khi phải bán con chó Vàng cho các bạn tham khảo ý tưởng khi viết bài. Ngoài ra các bạn có thể xem thêm chuyên mục Soạn văn 8 mà VnDoc đã chuẩn bị để học tốt hơn môn Ngữ văn lớp 8 và biết cách soạn bài lớp 8 các Tác giả - tác phẩm Ngữ văn 8 trong sách Văn tập 1 và tập 2. Mời các em học sinh, các thầy cô cùng các bậc phụ huynh tham khảo.

Các bài liên quan đến tác phẩm:

  • Soạn bài Lão Hạc
  • Soạn Văn 8: Lão Hạc
  • Phân tích diễn biến tâm trạng lão Hạc xung quanh chuyện bán con chó Vàng