Hofstede để đánh giá trung quốc năm 2024

6 khía cạnh văn hóa làm nền tảng cho giao tiếp đa văn hóa thuần thục. Với hơn 200 quốc gia trên thế giới với đa dạng ngôn ngữ, sắc tộc,… vậy với sự đa dạng đó, hiện nay trên có bao nhiêu đặc điểm văn hóa cơ bản, ảnh hưởng đến hành vi của đa số cá nhân của một nền văn hóa?

Khía cạnh văn hóa đầu tiên: Yếu tố phân quyền – POWER DISTANCE

Yếu tố này thể hiện việc phân tầng giai cấp trong một xã hội, mọi người hầu như chấp nhận sự khác biệt về vị trí của nhau trong xã hội.

Hệ thống văn hóa này tồn tại sự bất bình đẳng bởi sự tập trung quyền lực và không có sự chủ động trong công việc khi cấp dưới có xu hướng nhận lệnh từ cấp trên và thực hiện, mà không có nhiều sự sáng tạo được đề xuất.

Ở Việt Nam và các nước phương Đông như Nhật Bản, điểm yếu tố phân quyền khá cao chứng tỏ ở những khu vực này, mọi người thường chú trọng đến lễ nghi và cấp bậc.

Lấy ví dụ truyền thống tôn sư trọng đạo ở Việt Nam, học sinh thể hiện sự tôn kính với thầy cô và có xu hướng không phản biện sự giảng dạy của thầy cô. Quan hệ nhân viên cấp dưới và quản lí cũng tương tự vậy.

Khía cạnh văn hóa thứ hai: Yếu tố định hướng dài hạn – LONG TERM ORIENTATION

Đặc điểm văn hóa định hướng dài hạn khiến đa số người trong xã hội sẽ liên kết các kinh nghiệm trong quá khứ để giải quyết các vấn đề trong thực tại và tương lai.

Những quốc gia mang đặc điểm văn hóa định hướng dài hạn sẽ thường duy trì các truyền thống và chuẩn mực xã hội, và e dè với sự thay đổi quá nhanh của xã hội.

Ngược lại với yếu tố định hướng dài hạn là tính thực dụng. Mọi người thường nghĩ lý do của các vấn đề là do hoàn cảnh, họ tiếp cận vấn đề thực tế và vì thế họ sẽ linh hoạt giải quyết vấn đề dựa vào sự thích nghi với hoàn cảnh. Do đó, bất kì vấn đề nào họ cũng sẽ có hướng giải quyết.

Khía cạnh thứ 3: Yếu tố mang tính nam quyền – MASCULINITY

Khái niệm về nam quyền (masculinity) và nữ quyền (femininity) trong Hofstede làm xáo trộn các vấn đề nam quyền và nữ quyền (Sharma, 2010). Việc tái khái niệm lại cho khía cạnh nam quyền và nữ quyền mức độ cá nhân là nam quyền và bình đẳng giới. Nam quyền đại diện cho sự quyết đoán, tự tin, xâm lược và tham vọng. Trong khi đó, bình đẳng giới chính là mức độ mà mọi người cảm nhận đàn ông và phụ nữ bình đẳng về vai trò xã hội, khả năng, quyền và trách nhiệm (Schwartz và cộng sự, 2009).

Khác với văn hóa ở các nước phương Tây xem trọng thành tích, thành công (masculinity), ở Việt Nam (với yếu tố mang tính nam quyền chỉ có 40 điểm) và các nước phương Đông, các giá trị xã hội và chất lượng của sống mới được xem trọng hơn, và việc bạn nổi bật giữa đám đông không quyết định vị trí của bạn trong xã hội.

Ở nền văn hóa này, người quản lý trong môi trường làm việc sẽ cố gắng duy trì sự bình đẳng và đoàn kết. Bên cạnh đó, đây cũng là nền văn hóa của những sự hỗ trợ, quyết định sẽ dựa vào ý kiến và sự đồng thuận của số đông.

Hofstede để đánh giá trung quốc năm 2024
6 khía cạnh văn hóa ở 3 quốc gia

Khía cạnh thứ 4: Yếu tố tự do – INDULGENCE

Những cá nhân sống trong môi trường có văn hóa tự do (như các nước phương Tây) sẽ luôn chủ động làm những gì mình thích, nhưng đôi khi việc họ làm vượt quá tầm kiểm soát của bản thân. Bên cạnh đó, khía cạnh văn hóa này cũng tạo điều kiện cho mỗi cá nhân tự do trong quyết định và không phải chịu sự kiểm soát quá nhiều của hệ thống quy tắc.

Ngược lại, đặc điểm văn hóa hạn chế có sự bi quan và hoài nghi. Con người trong xã hội này thường không chú trọng nhiều đến thời gian giải trí để thỏa mãn sự hài lòng của bản thân. Những cá nhân sống trong xã hội hạn chế sẽ luôn cảm thấy hành động của mình bị giới hạn bởi những quy tắc, và những hoạt động nuông chiều bản thân sẽ làm họ cảm thấy sai trái.

Khía cạnh văn hóa thứ 5: Yếu tố hạn chế rủi ro – UNCERTAINTY AVOIDANCE

Những cá nhân trong một nền văn hóa có yếu tố chấp nhận rủi ro sẽ duy trì một thái độ thoải mái đối với các quy tắc. Do đó sự sai lệch so với chuẩn bị sẽ dễ dàng được chấp nhận trong xã hội này bởi họ tin rằng mọi thứ đều có tính tương đối.

Ngược lại, người ở những khu vực, quốc gia có đặc điểm tránh rủi ro sẽ cảm thấy lo lắng bởi những tình huống mơ hồ và luôn cố gắng đặt mọi thứ trong tầm kiểm soát của mình. Nhật Bản là quốc gia điển hình về văn hóa tránh những sự rủi ro trong xã hội.

Yếu tố hạn chế rủi ro tại Việt Nam có số điểm khoảng 30, điều này chứng tỏ Việt Nam là quốc gia có xu hướng chấp nhận rủi ro. Những xã hội có số điểm thấp sẽ duy trì một thái độ thoải mái với thực tế hơn nguyên tắc, sự sai lệch so với chuẩn mực cũng dễ dàng chấp nhận hơn. Mỹ ở mức điểm 46 cho khía cạnh văn hóa này.

Mọi người tin rằng không nên có nhiều quy tắc hơn mức cần thiết. Lịch trình phải linh hoạt, công việc khó khăn được thực hiện chỉ khi cần thiết nhưng không vì lợi ích riêng của mình. Sự chính xác và đúng giờ đôi khi không được thực hiện như mong muốn, sự đổi mới, cách tân không được xem là một mối đe dọa..

Khía cạnh văn hóa cuối cùng: Yếu tố chủ nghĩa cá nhân – INDIVIDUALISM

Ở Việt Nam (với 20 điểm) và hầu hết các nước phương Đông, chỉ số điểm chủ nghĩa cá nhân rất thấp, chứng tỏ các quốc gia này theo chủ nghĩa tập thể. Nền văn hóa theo chủ nghĩa tập thể xem trọng sự cam kết trong dài hạn và lòng trung thành. Trong một xã hội như vậy sẽ thúc đẩy việc xây dựng và duy trì mối quan hệ, nơi mỗi cá nhân phải có trách nhiệm với tập thể của mình. Đây cũng là xã hội mà sự lên án đối với hành vi phạm tội sẽ rất gay gắt bởi nó ảnh hưởng đến tập thể.

Ngược lại, Hoa Kỳ là đại diện dễ nhận biết nhất cho khía cạnh văn hóa theo chủ nghĩa cá nhân. Trong các xã hội này, bản thân và gia đình thân cận là 2 nhân tố quan trọng nhất đối với mỗi cá nhân, họ xem trọng hình ảnh bản thân và cố gắng khẳng định vị trí bản thân mình trong xã hội.

(Đọc thêm tại: 6 dimensions model of national culture)

Tìm hiểu thêm về chương trình Du học ngắn hạn – Chủ đề Sự chuyển đổi kỹ năng tương lai cùng cộng đồng Lead The Change: