Mặt Trời lên thiên đỉnh ở Việt Nam vào ngày nào

Hôm nay (22/6) là ngày mặt trời lên thiên đỉnh tại chí tuyến Bắc đánh dấu hiện tượng ngày dài nhất trong năm và đêm thì ngược lại. Mặt trời lên thiên đỉnh là vào 12h trưa ánh nắng mặt trời chiếu vuông góc với bề mặt trái đất, do vậy nhiệt lượng nhận được sẽ là lớn nhất. Nói dễ hiểu là 12h trưa các bạn thử đi ra ngoài thì sẽ không thấy bóng của mình in trên mặt đất Đường chí tuyến nằm ở vĩ độ 23°27' Bắc và Nam những nơi nằm giữa hai đường chí tuyến gọi là vùng nội chí tuyến, nơi có 2 lần mặt trời lên thiên đỉnh trong năm. Điểm cực Bắc của nước ta ở vĩ độ 23°23'N thuộc xã Lũng Cú huyện Đồng Văn tỉnh Hà Giang nằm hoàn toàn trong vùng nội chí tuyến, các nơi trong nước ta đều đã lên thiên đỉnh một lần và trong thời gian tới sẽ được lên thiên đỉnh một lần nữa mà các bạn không biết nó diễn ra khi nào.

Mặt Trời lên thiên đỉnh ở Việt Nam vào ngày nào
Mô hình chuyển động tương đối của ặt trời theo địa tâm
Việc lên thiên đỉnh còn có một hệ quả nữa là tại Bắc Cực sẽ không có ban đêm mà lúc nào cũng sáng như ban ngày, đó là hiện tượng đêm trắng ở vùng có vĩ độ khoảng 60° Bắc Tương tự ngày 22/12 mặt trời lên thiên đỉnh tại chí tuyến Nam nên bán cầu Nam là mùa hè còn bán cầu Bắc là mùa Đông. Ở khu vực chí tuyến hay giáp chí tuyến Bắc như Bắc Bộ nếu các bạn để ý thì đến ngày 22/12 ánh nắng m

ặt trời sẽ chiếu vào tận sâu trong nhà của bạn nếu nhà bạn mở cửa theo hướng Nam, tại miền Nam, Tây Nguyên và Nam Trung Bộ thì nhà theo hướng Bắc hay Nam thì đều được mặt trời chiếu vào trong nhà nhưng không sâu như miền Bắc vào mùa Đông, khu vực Bắc Trung Bộ thì gần tương tự như Bắc Bộ. Điều này minh chứng cho chuyển động biểu kiến của mặt trời.

Câu hỏi: Thế nào gọi là Mặt Trời lên thiên đỉnh? Chuyển động biểu kiến của Mặt trời như thế nào?

Lời giải:

– Khi góc nhập xạ bằng 90° (tia sáng mặt trời chiếu thẳng góc xuống mặt đất), lúc đó Mặt Trời lên thiên đỉnh.

– Chuyển động biểu kiến của Mặt Trời là chuyển động không có thật. Trong năm, người ta thấy Mặt Trời chuyển động giữa hai chí tuyến, thật ra là Mặt Trời đứng yên còn Trái Đất chuyển động xung quanh Mặt Trời và trục Trái Đất luôn nghiêng trên mặt phẳng quỹ đạo một góc 66°33 dẫn đến hiện tượng Mặt Trời lần lượt chiếu thẳng góc ở các địa điểm khác nhau từ chí tuyến Nam lên chí tuyến Bắc và ngược lại.

Kiến thức mở rộng

a. Chuyển động biểu kiến của Mặt Trời trong năm là gì?

Trong một năm, tia sáng mặt trời lần lượt chiếu thẳng góc với mặt đất ở các địa điểm trong khu vực giữa hai chí tuyến. Điều đó làm ta có cảm giác là Mặt Trời di chuyển. Nhưng trong thực tế, không phải là Mặt Trời di chuyển, mà là Trái Đất chuyển động tịnh tiến xung quanh Mặt Trời. Chuyển động không có thực đó của Mặt Trời được gọi là chuyển động biểu kiến hằng năm của Mặt Trời.

b. Trình bày chuyển động biểu kiến hằng năm của Mặt Trời

– Hiện tượng Mặt Trời ở đúng đỉnh đầu lúc 12 giờ trưa (tia sáng mặt trời chiếu thẳng góc với tiếp tuyến bề mặt đất) được gọi là Mặt Trời lên thiên đỉnh.

Mặt Trời lên thiên đỉnh ở Việt Nam vào ngày nào

– Trong một năm, những tia sáng mặt trời chỉ lần lượt chiếu thẳng góc với mặt đất tại các địa điểm trong khu vực giữa hai chí tuyến khiến người ta cảm thấy Mặt Trời như di chuyển giữa hai chí tuyến. Nhưng trong thực tế, không phải Mặt Trời di chuyển mà là Trái Đất chuyển động tịnh tiến xung quanh Mặt Trời. Chuyển động không có thực đó của Mặt Trời được gọi là chuyển động biểu kiến hằng năm của Mặt Trời.

– Hiện tượng này xảy ra như sau:

+ Ngày 21-3, Mặt Trời ở Xích đạo, tia sáng mặt trời chiếu vuông góc với tiếp tuyến của bề mặt đất tại Xích đạo (Mặt Trời lên thiên đỉnh ở Xích đạo).

+ Sau ngày 21-3, Mặt Trời chuyển động dần lên chí tuyến Bắc và lên thiên đỉnh ở chí tuyến Bắc vào ngày 22-6.

+ Sau ngày 22-6, Mặt Trời chuyển động dần về Xích đạo, lên thiên đỉnh ở Xích đạo vào ngày 23-9.

+ Sau ngày 23-9, Mặt Trời từ Xích đạo chuyển động dần xuống chí tuyến Nam và lên thiên đỉnh ở chí tuyến Nam vào ngày 22-12.

+ Sau ngày 22-12, Mặt Trời lại chuyển động dần về Xích đạo, rồi lại lên chí tuyến Bắc,… đó là hiện tượng chuyển động biểu kiến hằng năm của Mặt Trời giữa hai chí tuyến.

+ Như vậy, Mặt Trời chỉ lên thiên đỉnh một lần tại chí tuyến Bắc vào ngày 22-6 và chí tuyến Nam vào ngày 22-12; Mặt Trời lên thiên đỉnh hai lần tại các địa điểm trong khu vực nội chí chuyển; khu vực ngoại chí tuyến không có hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh.

=> Chuyển động biểu kiến của Mặt Trời là chuyển động không có thật. Trong năm, người ta thấy Mặt Trời chuyển động giữa hai chí tuyến, thật ra là Mặt Trời đứng yên còn Trái Đất chuyển động xung quanh Mặt Trời và trục Trái Đất luôn nghiêng trên mặt phẳng quỹ đạo một góc 66°33 dẫn đến hiện tượng Mặt Trời lần lượt chiếu thẳng góc ở các địa điểm khác nhau từ chí tuyến Nam lên chí tuyến Bắc và ngược lại.

* Chuyển động tự quay quanh trục

– Trái Đất tự quay quanh một trục (tưởng tượng) nghiêng với mặt phẳng quỹ đạo chuyển động của Trái Đất xung quanh Mặt Trời một góc 66 độ 33′

– Trái Đất tự quay quanh trục theo hướng từ tây sang đông.

– Thời gian Trái Đất tự quay một vòng quanh trục là một ngày đêm (24 giờ).

* Chuyển động xung quanh Mặt Trời

– Ngoài chuyển động tự quay quanh trục, Trái Đất còn chuyển động quanh Mặt Trời theo một quỹ đạo có hình elip gần tròn, có khoảng cách giữa hai tiêu điểm vào khoảng 5 triệu km.

– Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời theo hướng từ tây sang đông với vận tốc rất lớn trung bình 28km/s. Thời gian Trái Đất chuyển động một vòng trên quỹ đạo là 365 ngày 6 giờ.

– Vì quỹ đạo có hình elip nên trong khi chuyển động, có lúc Trái Đất ở gần Mặt Trời, có lúc ở xa Mặt Trời. Vị trí gần Mặt Trời nhất là điểm cận nhật, xa Mặt Trời nhất là điểm viễn nhật.

– Trái Đất đến điểm cận nhật thường vào ngày 3 tháng 1, lúc đó, nó cách xa Mặt Trời 147 triệu km, vận tốc của nó tăng lên đến 30,3 km/s. Trái Đất đến điểm viễn nhật thường vào ngày 5 tháng 7; khi đó nó cách Mặt Trời 152 triệu km và vận tốc giảm xuống còn 29,3 km/s.

– Trong khi chuyển động trên quỹ đạo (quanh Mặt Trời), trục Trái Đất luôn nghiêng so với mặt phẳng quỹ đạo một góc là 66°33 và không đổi phương. Chuyển động đó gọi là chuyển động tịnh tiến của Trái Đất quanh Mặt Trời.

Khái niệm: Mặt Trời lên thiên đỉnh là hiện tượng xảy ra ở những địa điểm trong vùng nội chí tuyến (từ chí tuyến Bắc (CTB) đến chí tuyến Nam (CTN) lúc 12h (giữa trưa) Mặt Trời ở ngay trên đỉnh đầu của một điểm, tia sáng Mặt trời thẳng góc với đường chân trời của địa phương đó vào những ngày khác nhau.

Nguyên nhân của hiện tượng này là do trục Trái Đất nghiêng một góc 66033’  không đổi so với mặt phẳng quỹ đạo trong khi chuyển động tịnh tiến trên quỹ đạo quanh Mặt Trời, làm cho Mặt Trời lên thiên đỉnh lần lượt  các điểm trong vùng nội chí tuyến Bắc bán cầu (BBC) đến Nam bán cầu (NBC).

Từ ngày 21/3 (Xuân Phân) đến ngày 23/9 (Thu Phân), BBC ngã về phía Mặt Trời nên Mặt Trời lên thiên đỉnh lần lư­ợt tại các điểm trong vùng nội chí tuyến Bắc bán cầu (BBC), xa nhất là tại CTB (23027’B).Từ sau ngày 23/9 đến ngày 21/3 năm sau NBC ngã về phía Mặt Trời nên Mặt Trời lần lượt lên thiên đỉnh ở vùng nội chí tuyến NBC, xa nhất là tại CTN (23027’N).

Mọi điểm trong vùng nội chí tuyến trong 1 năm đều có 2lần Mặt Trời lên thiên đỉnh nhưng vào các ngày khác nhau. Càng xa xích đạo khoảng cách giữa 2 lần Mặt Trời lên thiên đỉnh càng gần nhau. Vùng ngoại chí tuyến không có hiện tượng này.

Mặt Trời lên thiên đỉnh ở Việt Nam vào ngày nào


CÔNG THỨC TÍNH MẶT TRỜI LÊN THIÊN ĐỈNH THEO HÌNH HỌC KHÔNG GIAN

Mặt Trời lên thiên đỉnh ở Việt Nam vào ngày nào

Gồm 4 bước cụ thể như sau:

Bước 1: Tính số ngày dài 24 giờ ở vĩ độ tương ứng với vĩ độ A là 900- A theo công thức sau:

Ở BBC: x (ngày) = (Arccos.cos [ 900 – A ] : 0.398) x 93: 45 + 1

Ở NBC: x (ngày) = (Arccos.cos [ 900 – A ] : 0.398) x 2 – 1

Bước 2: Tính số ngày Mặt Trời di chuyển từ xích đạo lên vĩ độ A là:

Ở BBC: N (ngày) = 93 - [ x : 2 ]

Ở NBC: N (ngày) = 90 - [ x : 2 ]

Bước 3: Tính ngày Mặt Trời lên thiên đỉnh lần thứ nhất:

Ở BBC: 21/3 + N ngày

Ở NBC: 23/9 + N Ngày

Bước 4: Tính Mặt Trời lên thiên đỉnh lần thứ 2:

Ở BBC: 23/9 – N ngày

Ở NBC: 21/3 – N ngày

Mặt Trời lên thiên đỉnh ở Việt Nam vào ngày nào


_____________________________________

Cách ấn máy tính casio fx 220 hay fx 500

Ở vĩ độ Bắc thì làm như sau:

Bước 1:

·        Ấn A0 (vĩ độ yêu cầu tìm của bài)

Ví dụ: tính Mặt Trời lên thiên đỉnh theo công thức mới tại vĩ độ 16026’B

90(0’’’) rồi ấn dấu (=) trừ đi 16(0’’’)26(0’’’) rồi ấn dấu (=)

·        Ấn Cos, dấu (=)

·        Ấn dấu (:)

·        Ấn số 0.398 (dấu chấm trên máy tính = dấu phẩy)

·        Ấn dấu (=)

·        Ấn SHIFT rồi ấn Cos (tương đương với Arscos)

Bước 2:

·        Ấn dấu (x) rồi ấn tiếp số 93

·        Ấn dấu chia (:) cho 45 là ra kết quả

·        Cộng thêm 1, rồi làm tròn số là xong

Kết quả là 93.3794397 (làm tròn số 93,4 ngày)

Còn ở vĩ độ Nam:

Bước 1: cũng làm tương tự như bước 1 ở vĩ độ Bắc

Bước 2: chỉ cần nhân cho 2 rồi trừ đi 1 là xong

* Công thức tính số ngày dài 24 giờ theo vĩ độ từ 66o33' đến 90o00':
@ ở Bắc Bán Cầu: từ 66033’B đến 900B

Ta biết từ vòng cực tới cực có hiện tượng ngày dài 24h trong mùa hạ (ở BBC từ ngày 21/3 đến ngày 23/9) và đêm dài 24h kéo dài trong mùa đông (ở BBC từ ngày 23/9 đến 21/3 năm sau).

Số ngày dài 24h tại điểm A (điểm A nằm trong vùng từ 66033’B đến 900B)

Được tính bằng công thức sau: Số ngày dài 24h = (arcos.cos A : 0.398) x 93 : 45 + 1

@ ở Nam Bán Cầu:


Số ngày dài 24h = (arcos.cos A : 0.398) x 2 – 1


* Công thức tính số giờ ban ngày của một địa điểm bất kì vào ngày 22- 6:

Số giờ ban ngày=[180o-arcos(tan (vĩ độ địa điểm cần tính) . tan 23o27')] .2:15

Công thức tính giờ theo múi: Giờ theo múi =giờ GMT + múi

* Vào ngày 22 - 6:

- Ở nửa cầu Bắc, nếu:

+ Vĩ độ < 23o27’ thì α = 90o - 23o27’ + vĩ độ


+ Vĩ độ > 23o27’ thì α = 90o - vĩ độ + 23o27’
+ Vĩ độ ở nửa cầu Nam thì α = 90o - 23o27’ - vĩ độ
* Vào ngày 22-12: - Ở nửa cầu Nam, nếu:

+ Vĩ độ < 23o27’ thì α = 90o - 23o27’ + vĩ độ


+ Vĩ độ > 23o27’ thì α=90o - vĩ độ + 23o27’
+ Vĩ độ ở nửa cầu Nam thì α = 90o - 23o27’ - vĩ độ * Vào ngày 21 - 3 và 23 - 9:

- Tại mọi vĩ độ ở cả hai nửa cầu Bắc và Nam α = 90o – vĩ độ


Chú ý kết quả góc nhập xạ tính ra phải làm tròn đến phút.


---------HLT.vn---------------

 iDiaLy.com  - Tài liệu , videos địa lý miễn phí 

- Kênh youtube.idialy.com

- Kênh tiktok.idialy.com

- Nhóm: nhom.idialy.com - group.idialy.com - iDiaLy.HLT.vn

- Trang: trang.idialy.com - fanpage.idialy.com - DiaLy.HLT.vn

- Webiste/app: idialy.com

-------------------------------HLT.vn-----------------------

Lop4.idialy.com - Lop4.HLT.vn

Lop6.idialy.com - Lop6.HLT.vn

Lop7.idialy.com - Lop7.HLT.vn

Lop8.idialy.com - Lop8.HLT.vn

Lop9.idialy.com - Lop9.HLT.vn

Lop10.idialy.com - Lop10.HLT.vn

Lop11.idialy.com - Lop10.HLT.vn

Lop12.idialy.com - Lop10.HLT.vn

------------HLT.vn--------------

giaoan.idialy.com - giaoan.HLT.vn

tracnghiem.idialy.com

bieudo.idialy.com

atlat.idialy.com

tinhtoan.idialy.com

sodotuduy.idialy.com

dethi.idialy.com

--------Môn khác----------

Các bạn cũng co thể tham khảo các môn khác tại đây:

-Anh văn: anhvan.HLT.vn

-Toán học: toanhoc.HLT.vn

-Vật lý: vatly.HLT.vn

-Hóa học: hoahoc.HLT.vn

-Sinh học: sinhhoc.HLT.vn

-Ngữ văn: nguvan.HLT.vn

-Lịch sử: lichsu.HLT.vn

-GDCD: gdcd.HLT.vn

-Tin học: tinhoc.HLT.vn

---------Quảng cáo----------

HLT.vn kính chào quý khách.

Hiện nay, HLT.vn đang có dịch vụ:

- Bán máy pha cà phê mới - cũ cho quán, văn phòng, gia đình, cafe mang đi.

- Bán trả góp máy PHA cà phê.

- Cho thuê  máy PHA cafe trọn gói: Quán, cafe mang đi, hội chợ, sự kiện...v.v..

- Thua mua máy pha, máy xay cà phê cũ.

- Cho mượn quầy pha chế bán cafe phin mang đi 

- Cho mượn máy xay cà phê pha phin. 

- Cung cấp sỉ lẻ cà phê chuẩn pha phin toàn quốc 

- Cung cấp sỉ lẻ cà phê chuẩn pha MÁY toàn quốc.

- Cung cấp cà phê cho quán, văn phòng, gia đình...

- Cung cấp sỉ lẻ cafe làm đẹp.

- Cung cấp phân vi sinh từ bã cafe nguyên chất.

- Sửa chữa, bảo trì máy pha, máy xay cafe tại quán.

- Cung cấp linh kiện, phụ kiện cho máy pha, máy xay cà phê.

Cảm ơn quý khách đã tin tưởng HLT.vn trong suốt thời gian qua.

Website/app: HLT.vn 

Liên hệ/zalo: 0979.789.285

www.HLT.vn/chothue