Mỗi cá nhân được thành lập bao nhiêu doanh nghiệp tư nhân

Thành lập doanh nghiệp theo loại hình doanh nghiệp tư nhân luôn là lựa chọn của nhiều cá nhân muốn hoàn toàn chủ động quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh của mình. Đồng thời, hồ sơ, thủ tục thành lập dễ dàng hơn sao với các loại hình công ty khác. Vậy theo quy định Luật Doanh nghiệp hiện hành thì mỗi cá nhân có quyền thành lập bao nhiêu doanh nghiệp tư nhân? Hãy cùng ACC giải đáp thắc mắc này thông qua bài viết dưới đây:

Theo khoản 3, khoản 4 Điều 188 Luật doanh nghiệp 2020 quy định:

“Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân. Chủ doanh nghiệp tư nhân không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh, thành viên hợp danh của công ty hợp danh”;

“Doanh nghiệp tư nhân không được quyền góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần, phần vốn góp trong công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần”.

Như vậy, chủ doanh nghiệp tư nhân bị hạn chế một số quyền lợi trong việc thực hiện quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp cũng như góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần, phần vốn góp trong các doanh nghiệp khác.

Theo Điều 7 Luật Doanh nghiệp quy định về quyền của doanh nghiệp, chủ doanh nghiệp tư nhân có các quyền nói chung với tư cách là chủ doanh nghiệp như sau:

– Tự do kinh doanh ngành, nghề mà luật không cấm.

– Tự chủ kinh doanh và lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh; chủ động lựa chọn ngành, nghề, địa bàn, hình thức kinh doanh; chủ động điều chỉnh quy mô và ngành, nghề kinh doanh.

– Lựa chọn hình thức, phương thức huy động, phân bổ và sử dụng vốn.

– Tự do tìm kiếm thị trường, khách hàng và ký kết hợp đồng.

– Kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu.

– Tuyển dụng, thuê và sử dụng lao động theo quy định của pháp luật về lao động.

– Chủ động ứng dụng khoa học và công nghệ để nâng cao hiệu quả kinh doanh và khả năng cạnh tranh; được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ.

– Chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản của doanh nghiệp.

– Từ chối yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân về cung cấp nguồn lực không theo quy định của pháp luật.

– Khiếu nại, tham gia tố tụng theo quy định của pháp luật.

Ngoài ra, Luật Doanh nghiệp hiện hành dành cả một Chương về Doanh nghiệp tư nhân để quy định cụ thể những quyền lợi của chủ doanh nghiệp tư nhân như sau :

– Chủ doanh nghiệp tư nhân có toàn quyền quyết định đối với tất cả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân, việc sử dụng lợi nhuận sau khi đã nộp thuế và thực hiện nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật.

– Chủ doanh nghiệp tư nhân có thể trực tiếp hoặc thuê người khác làm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc để quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh; trường hợp này, chủ doanh nghiệp tư nhân vẫn phải chịu trách nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân.

– Chủ doanh nghiệp tư nhân là người đại diện theo pháp luật, đại diện cho doanh nghiệp tư nhân với tư cách người yêu cầu giải quyết việc dân sự, nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án, đại diện cho doanh nghiệp tư nhân thực hiện quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

– Chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền cho thuê toàn bộ doanh nghiệp tư nhân của mình nhưng phải thông báo bằng văn bản kèm theo bản sao hợp đồng cho thuê có công chứng đến Cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan thuế trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày hợp đồng cho thuê có hiệu lực.

  • Tư vấn nhiệt tình mọi vấn đề pháp lý cho khách hàng, khách hàng có thể yên tâm khi sử dụng dịch vụ của ACC;
  • Hỗ trợ giải đáp mọi vấn đề thắc mắc của khách hàng;
  • Chúng tôi hiểu rằng chi phí luôn là vấn đề được quý vị quan tâm do đó tại ACC chi phí luôn bảo đảm ở mức hợp lý, không phát sinh bất cứ chi phí nào khác ngoài chi phí đã báo từ đầu.
  • Cam kết bảo mật thông tin tuyệt đối.
Xem thêm: Dịch vụ tư vấn pháp lý tại đây của Công ty Luật ACC!!

Qúy khách muốn được tư vấn chi tiết về thành lập doanh nghiệp thì vui lòng gọi điện chúng tôi qua các hình thức sau:

Tư vấn qua điện thoại: Quý Khách hàng vui lòng gọi điện thoại đến hotline qua số điện thoại 1900.3330 để được tư vấn

Tư vấn qua văn bản: Quý Khách hàng vui lòng gửi email cùng các hồ sơ, tài liệu liên quan [nếu có] đến địa chỉ thư điện tử  được được tư vấn.

Tư vấn trực tiếp qua Zalo: Quý Khách hàng vui lòng gọi điện thoại đến số hotline: 084.696.7979 để được tư vấn.

Trên đây là toàn bộ thông tin tư vấn của Công ty Luật ACC liên quan đến Mỗi cá nhân có quyền thành lập bao nhiêu doanh nghiệp tư nhân?. Còn bất cứ thắc mắc gì quý khách vui lòng liên hệ với chúng tôi thông qua tổng đài tư vấn hoặc gửi thư về các thông tin dưới đây. Chúng tôi hy vọng nhận được nhiều ý kiến đóng góp của quý khách hàng trên cả nước để chúng tôi ngày một chuyên nghiệp hơn.

Thành lập doanh nghiệp tư nhân là chủ đề được nhiều người quan tâm hiện nay. Theo quy định của pháp luật Việt Nam thì tổ chức cá nhân có quyền thành lập doanh nghiệp và quản lý doanh nghiệp tại Việt nam. Vậy một cá nhân được thành lập tối đa bao nhiêu doanh nghiệp tư nhân. Bài viết dưới đây ACC xin chia sẻ thông tin về một cá nhân được thành lập tối đa bao nhiêu doanh nghiệp tư nhân.

Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.

Hồ sơ thành lập doanh nghiệp tư nhân bao gồm các giấy tờ sau:

1. Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.

2. Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ doanh nghiệp tư nhân.

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ, hồ sơ bao gồm các giấy tờ sau:

1. Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.

2. Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ doanh nghiệp tư nhân.

Bước 2: Nộp hồ sơ tại Cơ quan đăng ký kinh doanh thông qua các phương thức:

– Đăng ký doanh nghiệp trực tiếp tại Cơ quan đăng ký kinh doanh

– Đăng ký doanh nghiệp qua dịch vụ bưu chính.

-Đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử.

 Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm xem xét tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và cấp đăng ký doanh nghiệp; trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, Cơ quan đăng ký kinh doanh phải thông báo bằng văn bản nội dung cần sửa đổi, bổ sung cho người thành lập doanh nghiệp. Trường hợp từ chối đăng ký doanh nghiệp thì phải thông báo bằng văn bản cho người thành lập doanh nghiệp và nêu rõ lý do.

3.1. Ai có quyền thành lập doanh nghiệp tư nhân.

Tổ chức, cá nhân có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam theo quy định của Luật này, trừ:

  • Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;
  • Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức;
  •  Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp, công nhân công an trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam, trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp hoặc quản lý tại doanh nghiệp nhà nước;
  • Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 88 của Luật doanh nghiệp 2020, trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác;
  •  Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; người bị mất năng lực hành vi dân sự; người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; tổ chức không có tư cách pháp nhân;
  •  Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định; các trường hợp khác theo quy định của Luật Phá sản, Luật Phòng, chống tham nhũng.
    Trường hợp Cơ quan đăng ký kinh doanh có yêu cầu, người đăng ký thành lập doanh nghiệp phải nộp Phiếu lý lịch tư pháp cho Cơ quan đăng ký kinh doanh;
  •  Tổ chức là pháp nhân thương mại bị cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định theo quy định của Bộ luật Hình sự.

3.2. Một cá nhân được thành lập bao nhiêu doanh nghiệp tư nhân?

Theo quy định tại Khoản 3 Điều 188 Luật doanh nghiệp 2020 có quy định như sau:” Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân. Chủ doanh nghiệp tư nhân không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh, thành viên hợp danh của công ty hợp danh.”

Như vậy đối với doanh nghiệp tư nhân, mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp theo quy định của pháp luật Việt nam.

Xin hân hạnh giới thiệu dịch vụ pháp lý Công Ty Luật ACC đến quý khách hàng. Công Ty chúng tôi với hệ thống công ty luật/ văn phòng đại diện/ chi nhánh có mặt trên 63 tỉnh thành, tự hào  là một công ty cung cấp các dịch vụ pháp lý chuyên nghiệp với đội ngũ chuyên gia, luật sư có kinh nghiệm và chuyên môn cao.

Chúng tôi sẽ chia sẻ cho quý khách hàng lý do vì sao các bạn nên chọn Công Ty Luật ACC giữa hàng ngàn các Công ty Luật:

  • Thứ nhất, công ty chúng tôi được thành lập theo hệ thống, với sự hoạt động hệ thống này uy tín của chúng tôi được khẳng định qua từng năm hoạt động.
  • Thứ hai ,công ty Luật ACC có kinh nghiệm và thâm niên hoạt động trong các lĩnh vực thành lập địa điểm kinh doanh, thành lập doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện, dịch vụ ly hôn và các dịch vụ pháp lý khác.
  • Thứ ba, với kinh nghiệm hoạt động lâu năm chúng tôi có thể tư vấn cho khách hàng những thông tin cần thiết, đủ và nhanh chóng.
  • Thứ tư, Công ty Luật ACC hoạt động nhanh chóng, chuyên nghiệp và mang lại hiệu quả công việc cao.
  • Thứ năm, không chỉ có đội ngũ chuyên viên kinh nghiệm chuyên môn, dịch vụ  nhanh chóng và hiệu quả, chi phí giá cả cung cấp các dịch vụ của Công ty Luật ACC hợp lý và phù hợp.

Trên đây là những thông tin về một cá nhân được thành lập tối đa bao nhiêu doanh nghiệp tư nhân mà Công Ty Luật ACC xin gửi tới quý khách hàng và các bạn đọc. Nếu bạn đang có nhu cầu được hỗ trợ, trợ giúp về các vấn đề pháp lý thì hãy liên hệ đến Công Ty Luật ACC – chúng tôi mang đến sự hài lòng ở bạn.

Email:
Zalo: 084 696 7979

Video liên quan

Chủ Đề