Phân tích sử đúng đắn trong đường lối đổi mới đất nước năm 1986

10:21, 06/01/2020

Quyết định Đổi mới của Đảng ta năm 1986 được xem như bước ngoặt quan trọng trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước. 

Phân tích sử đúng đắn trong đường lối đổi mới đất nước năm 1986
Người dân xếp hàng mua đồ thời bao cấp.

Sau hơn 34 năm đổi mới kể từ Đại hội Đảng 6, dù phải trải qua nhiều khó khăn thách thức, tuy nhiên, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đất nước đã có những bước phát triển trên tất cả các lĩnh vực; đời sống nhân dân được cải thiện, nền kinh tế hội nhập sâu rộng với thế giới.

Kỷ niệm 90 năm thành lập Đảng, ôn lại một chặng đường lịch sử, một cột mốc đánh dấu đổi mới trong tư duy, phương thức lãnh đạo của Đảng để rút ra những bài học thực tiễn luôn luôn cần thiết trong bất kỳ giai đoạn nào của cách mạng Việt Nam.

Đã 34 năm trôi qua nhưng đến nay nhiều người vẫn còn giữ những tờ tem phiếu, sổ gạo ngả màu ố vàng như để nhắc về quãng thời gian mà người ta quen gọi là “thời bao cấp”. Thời kỳ đó, người ta thèm cả bát cơm trắng và đủ thứ: chiếc bút trơn tru, tờ giấy trắng, chiếc lốp xe chưa vá, chiếc xích xe còn mới... Nhắc lại như vậy là để khẳng định: với tinh thần nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng khách quan, Đảng ta đã có quyết định mang tính cách mạng, đột phá về thực hiện đường lối Đổi mới toàn diện, sâu sắc, coi đó là “mệnh lệnh của cuộc sống”.

Ông Nguyễn Văn Bình, quận Cầu Giấy, Hà Nội nhớ lại: “Thời bao cấp là thời điểm lịch sử. Ai cũng phải lao động sản xuất tạo ra sản phẩm. Thời bao cấp không được luân chuyển, lưu chuyển, hạn chế rất nhiều. Chính vì thế xóa bỏ bao cấp đáp ứng được đời sống lao động của nhân dân”.

Trước đổi mới, nền kinh tế nước ta vô cùng khó khăn. Chúng ta bị các nước bao vây cấm vận. Liên Xô và Đông Âu bắt đầu cải cách mở cửa nên cắt giảm viện trợ. Trong nước sản xuất đình đốn, đời sống nhân dân đói nghèo đến cùng cực. Tiềm lực kinh tế vô cùng nhỏ bé. Trước tình đó, Tổng Bí thư Trường Chinh tiến hành các cuộc khảo sát thực tế và tập hợp các nhà khoa học để tư vấn. Từ đó nhận ra, đã đến lúc phải đổi mới tư duy về lý luận cũng như tư duy kinh tế. Đó là phải xóa bỏ cơ chế quan liêu bao cấp, phải có cơ chế tự hoặch toán, tự chủ tài chính, phải bắt đầu áp dụng nền kinh tế có sự quản lý của nhà nước.

Đại hội Đảng lần thứ 6 (tháng 12 năm 1986), khi đề ra đường lối đổi mới, Đảng bắt đầu từ việc đổi mới tư duy, mà “trước hết là tư duy kinh tế”. Kinh tế được điều tiết theo chuyển động thị trường - vấn đề tưởng như là nguyên lý nhưng đặt vào bối cảnh khởi động Đổi mới năm 1986 khi đất nước đang lâm vào khủng hoảng kinh tế - xã hội, mới thấy hết giá trị mang tính mở đường, tính mới mẻ và hiện đại của những chủ trương chưa từng có trong tư duy của những người Cộng sản.

Giáo sư, Tiến sỹ Mạch Quang Thắng, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh cho rằng, đây là những bước ngoặt lớn trong tư duy lãnh đạo. Chính đổi mới đã khơi dậy sức mạnh toàn dân, giải phóng sức lao động và đưa đến những thành công như hôm nay.

Phân tích sử đúng đắn trong đường lối đổi mới đất nước năm 1986
Sau 34 năm đổi mới, đất nước ta đã đạt nhiều thành tựu và vị thế được nâng cao
“Đây là mốc lớn đánh dấu việc chính thức đổi mới của Đảng ta. Tôi nói chính thức bởi vì trước đó đã có những bước đổi mới từng phần, tổng kết từ trước đó cho đến Đại hội 6 vào tháng 12 năm 1986 Đảng có báo cáo chính trị, Nghị quyết Đại hội chính thức để ra đường lối đổi mới toàn diện đất nước. Mốc Đại hội 6 cực kỳ quan trọng, nhìn thẳng vào sự thật nói rõ sự thật, nói đúng sự thật và nhấn xoáy vào điểm là đổi mới tư duy. Đổi mới tư duy khó lắm, tức là đổi mới cái đầu của mình. Tư duy ở đây trước hết là tư duy về kinh tế. Đảng ta đang đi đúng trọng tâm của nó”- GSTS Mạch Quang Thắng cho biết. 

Đổi mới ở nước ta xuất phát từ sự năng động của nhân dân, mà bắt đầu là từ thực tế của gần 100 cuộc “phá rào” kinh tế trước đó. Tiêu biểu như chính sách khoán của Vĩnh Phúc tạo điều kiện cho nông dân làm chủ trên đồng ruộng của mình; là mô hình phân phối thu mua ở Long An theo giá thoả thuận, hay sự bung ra của thành phố Hồ Chí Minh với việc thương nhân đứng ra thu gom những mặt hàng có thể xuất khẩu để trao đổi trực tiếp với nước ngoài…

Theo Phó Giáo sư, Tiến sỹ Lê Quốc Lý, Phó Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh thì không ai có thể phủ nhận được vai trò to lớn của Ðảng là người khởi xướng và lãnh đạo đổi mới, nhưng nếu nói đổi mới là công việc của riêng cán bộ, đảng viên mà không phải là của nhân dân ta thì dù có tài giỏi đến mấy cũng không thể thành công. Chính những ý kiến, nguyện vọng và sáng kiến của nhân dân nảy sinh từ thực tiễn là nguồn gốc hình thành đường lối đổi mới của Ðảng.

Hơn 30 năm qua, sự nghiệp đổi mới đã đạt những thành tựu to lớn và có ý nghĩa lịch sử. Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của Đảng (tháng 1 năm 2016) đánh giá: “Ba mươi năm đổi mới là một giai đoạn lịch sử quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước, đánh dấu sự trưởng thành về mọi mặt của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta. Đổi mới mang tầm vóc và ý nghĩa cách mạng, là quá trình cải biến sâu sắc, toàn diện, triệt để, là sự nghiệp cách mạng to lớn của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân vì mục tiêu "dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh".

Đổi mới là một quá trình cách mạng. Quá trình đó đã diễn ra trên đất nước ta từ năm 1986 và vẫn tiếp diễn. Đảng viên và nhân dân tin tưởng ở Đại hội 13 của Đảng sắp tới sẽ tạo ra động lực mới để phát triển đất nước, thực hiện mục tiêu trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại.

Kỷ niệm 90 năm thành lập Đảng, nhắc lại dấu son Đại hội 6 của Đảng và những thành tựu “to lớn và có ý nghĩa lịch sử” qua 34 năm đổi mới để càng vững tin và kiên định vào con đường chủ nghĩa xã hội mà Đảng, Bác Hồ và nhân dân ta đã chọn./.

Theo vov.vn

Tóm tắt mục I. Đường lối đổi mới của Đảng

Mục 2

2. Đường lối đổi mới của Đảng

- Đường lối đổi mới đề ra lần đầu tiên tại Đại hội VI (12 - 1986), được điều chỉnh, bổ sung và phát triển tại Đại hội VII (6 - 1991), VIII (6 - 1996), IX (4 - 2001).

* Quan điểm đối mới của Đảng:

- Đổi mới không phải là thay đổi mục tiêu của Chủ nghĩa xã hội, mà làm cho những mục tiêu ấy được thực hiện có hiệu quả bằng những quan điểm đúng đắn về Chủ nghĩa xã hội, những hình thức, bước đi và biện pháp thích hợp.

- Đổi mới phải toàn diện và đồng bộ, từ kinh tế và chính trị đến tổ chức, tư tưởng, văn hóa. Đổi mới kinh tế và chính trị gắn bó mật thiết, nhưng trọng tâm là đổi mới kinh tế.

- Về đổi mới kinh tế:

+ Xóa bỏ cơ chế quản lí kinh tế tập trung, bao cấp, hình thành cơ chế thị trường

+ Xây dựng nền kinh tế quốc dân với cơ cấu nhiều ngành, nghề, nhiều quy mô, trình độ công nghệ.

+ Phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng Xã hội chủ nghĩa, mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại.

- Về đổi mới chính trị:

+ Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, Nhà nước của dân, do dân và vì dân.

+ Xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm quyền lực thuộc về nhân dân.

+ Thực hiện chính sách đại đoàn kết dân tộc, chính sách đối ngoại hòa bình, hữu nghị, hợp tác.

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Lịch sử lớp 12 - Xem ngay

(TG) - Sau thắng lợi vĩ đại của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu n­ước, miền Nam đ­ược hoàn toàn giải phóng, đất nư­ớc thống nhất, non sông thu về một mối, cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội. Trong niềm vui chiến thắng, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân cả n­ước bắt tay vào hàn gắn vết th­ương chiến tranh, khôi phục và phát triển kinh tế, từng bư­ớc xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội trên phạm vi cả nước.

  • Tháng 3-1935: Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ I của Đảng
  • Tháng 2-1951: Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng
  • Tháng 9-1960: Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng
  • Tháng 12-1976: Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng
  • Tháng 3-1982: Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V của Đảng

Phân tích sử đúng đắn trong đường lối đổi mới đất nước năm 1986

Từ thời chiến chuyển sang thời bình, đòi hỏi Đảng phải đổi mới tư­ duy, thay đổi nội dung và phương thức lãnh đạo cho phù hợp với tình hình mới. Nghị quyết Đại hội IV và Đại hội V của Đảng đã đặt ra yêu cầu phải đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh, từng bư­ớc xây dựng nư­ớc ta thành một nước xã hội chủ nghĩa phồn vinh. Tuy vậy, do hoàn cảnh lịch sử lúc bấy giờ, đất nước vừa trải qua nhiều năm chiến tranh, cơ chế tập trung, quan liêu, hành chính mệnh lệnh đã ăn sâu vào tiềm thức của mọi người, việc đổi mới t­ư duy và phương thức lãnh đạo của Đảng phù hợp với điều kiện mới chư­a đư­ợc đặt ra một cách đúng mức. Thắng lợi vĩ đại của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, một mặt, tạo ra những thuận lợi vô cùng to lớn cho sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội; mặt khác, cũng tạo ra tâm lý chủ quan duy ý chí cản trở sự phát triển nhận thức của Đảng. Trên nhiều lĩnh vực, nhiều vấn đề, tình trạng Đảng bao biện làm thay khá nghiêm trọng, dẫn đến hệ thống chính trị bị xơ cứng, kém hiệu quả. Hoạt động của Nhà n­ước và các đoàn thể quần chúng nhiều khi chỉ mang tính hình thức. Tính độc lập, chủ động của Nhà n­ước bị vi phạm, hiệu lực quản lý của bộ máy nhà n­ước bị hạn chế. Kinh tế - xã hội thiếu năng động. Quyền làm chủ của Nhân dân không được coi trọng, phát huy một cách thực chất.

Chiến tranh kết thúc, sự viện trợ của các nước anh em giảm dần và chuyển sang hợp tác, trao đổi theo giá thị trường quốc tế. Các thế lực phản động quốc tế câu kết với nhau chống phá quyết liệt cách mạng n­ước ta. Chiến tranh bùng nổ ở hai đầu biên giới. Mỹ tiến hành cuộc bao vây, cấm vận n­ước ta ngày càng khắc nghiệt. Sau sự kiện Campuchia, nước ta gặp rất nhiều khó khăn trong quan hệ đối ngoại, vị thế đất nước bị giảm sút trên tr­ường quốc tế...

Do những sai lầm trong đư­ờng lối xây dựng chủ nghĩa xã hội và quản lý kinh tế, tình hình kinh tế - xã hội đất nư­ớc ngày càng khó khăn: tốc độ tăng trưởng kinh tế thấp, lạm phát phi mã[1], hiệu quả đầu tư­ hạn chế, đời sống Nhân dân không đ­ược cải thiện, thậm chí nhiều mặt còn sa sút hơn... Đất nước dần lâm vào một cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội trầm trọng.

Tr­ước tình hình đó, Đảng ta đã có nhiều chủ trư­ơng, biện pháp từng bư­ớc tháo gỡ khó khăn. Nghị quyết Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ư­ơng khóa IV về ph­ương hư­ớng phát triển hàng tiêu dùng và công nghiệp địa ph­ương, tháo gỡ các rào cản, làm cho sản xuất “bung ra”; Chỉ thị số 100-CT/TW, ngày 31-1-1981 của Ban Bí th­ư khóa V về cải tiến công tác khoán, mở rộng khoán sản phẩm đến nhóm lao động và ng­ười lao động trong hợp tác xã nông nghiệp... đã tạo ra những bước đột phá nhất định, song vẫn không làm thay đổi được đáng kể tình hình kinh tế - xã hội đất nước. Cuộc cải cách giá - l­ương - tiền năm 1985 không những không cải thiện đ­ược tình hình, mà còn làm cho đời sống của Nhân dân khó khăn hơn. Trong bối cảnh đó, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng đã được triệu tập. Sau những ngày họp nội bộ (từ ngày 5 đến ngày 14-12-1986), từ ngày 15 đến ngày 18-12-1986, Đại hội họp công khai. Dự Đại hội có 1.129 đại biểu thay mặt gần 1,9 triệu đảng viên trong toàn Đảng, trong số đó có 925 đại biểu thuộc đảng bộ của 40 tỉnh, thành phố, đặc khu, 172 đại biểu thuộc các đảng bộ trực thuộc Trung ương, 153 đại biểu nữ, 115 đại biểu thuộc các dân tộc thiểu số, 50 đại biểu là anh hùng lực lượng vũ trang và anh hùng lao động, 72 đại biểu là công nhân trực tiếp sản xuất... Đến dự Đại hội có 35 đoàn đại biểu quốc tế[2].

Đồng chí Nguyễn Văn Linh đọc , đồng chí Trường Chinh đọc đồng chí Võ Văn Kiệt đọc

Đại hội khẳng định: “Quyết tâm đổi mới công tác lãnh đạo của Đảng theo tinh thần cách mạng và khoa học”[3].

Đại hội đánh giá cao quá trình dân chủ hóa sinh hoạt chính trị của Đảng và nhân dân ta trong thời gian chuẩn bị và tiến hành Đại hội.

Đại hội đã hoàn toàn nhất trí với những kết luận của Ban Chấp hành Trung ương về đánh giá tình hình, tổng kết kinh nghiệm, xác định mục tiêu và phương hướng, chính sách nhằm đưa sự nghiệp cách mạng nước ta tiếp tục tiến lên.

Đại hội nhận định: “Năm năm qua là một đoạn đường đầy thử thách đối với Đảng và nhân dân ta. Cách mạng nước ta diễn ra trong bối cảnh quốc tế và trong nước có những thuận lợi cơ bản, nhưng cũng có nhiều khó khăn, phức tạp. Thực hiện những nhiệm vụ và mục tiêu do Đại hội lần thứ V của Đảng đề ra, nhân dân ta anh dũng phấn đấu, khắc phục khó khăn, vượt qua trở ngại, đã đạt được những trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, giành trong cuộc chiến đấu bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế”[4]. Bên cạnh việc khẳng định những thành tích đã đạt được, Đại hội cũng đã nhận rõ: “Tình hình kinh tế - xã hội đang có những khó khăn gay gắt: sản xuất tăng chậm; hiệu quả sản xuất và đầu tư thấp; phân phối, lưu thông có nhiều rối ren; những mất cân đối lớn trong nền kinh tế chậm được thu hẹp, có mặt gay gắt hơn; quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa chậm được củng cố; đời sống nhân dân lao động còn nhiều khó khăn; hiện tượng tiêu cực xảy ra ở nhiều nơi và có nơi nghiêm trọng.

Nhìn chung, chúng ta”2.

Không đánh giá thấp những nguyên nhân khách quan, Đại hội cũng nghiêm khắc nêu rõ, nguyên nhân chủ quan của tình hình khó khăn, khủng hoảng là do những sai lầm, khuyết điểm trong sự lãnh đạo, quản lý của Đảng và Nhà nước. Đại hội nhận định trong những năm 1976 - 1980, trên thực tế, chúng ta đã chủ trương đẩy mạnh công nghiệp hóa trong khi chưa có đủ các tiền đề cần thiết; vừa nóng vội, vừa buông lỏng trong công tác cải tạo xã hội chủ nghĩa; chậm đổi mới cơ chế quản lý kinh tế không còn phù hợp. Trong những năm 1981 - 1985, Đảng chưa cụ thể hóa đường lối kinh tế trong chặng đường đầu tiên, chưa kiên quyết khắc phục chủ quan, nóng vội và bảo thủ, trì trệ trong bố trí cơ cấu kinh tế, cải tạo xã hội chủ nghĩa và quản lý kinh tế, lại phạm sai lầm mới, nghiêm trọng trong lĩnh vực phân phối, lưu thông, đã buông lỏng chuyên chính vô sản trong quản lý kinh tế - xã hội, trong đấu tranh tư tưởng, văn hóa, trong việc chống lại những âm mưu, thủ đoạn phá hoại thâm độc của kẻ thù. “Những sai lầm nói trên là sai lầm nghiêm trọng về chủ trương, chính sách lớn, về ”[5].

Khuynh hướng tư tưởng chủ yếu của những sai lầm ấy, đặc biệt là những sai lầm về chính sách kinh tế, là bệnh chủ quan, duy ý chí, lối suy nghĩ và hành động giản đơn, nóng vội, là khuynh hướng buông lỏng trong quản lý kinh tế - xã hội, không chấp hành nghiêm chỉnh đường lối và nguyên tắc của Đảng. Đó là những biểu hiện của tư tưởng tiểu tư sản vừa tả khuynh, vừa hữu khuynh. “Những sai lầm và khuyết điểm trong lĩnh vực kinh tế, xã hội bắt nguồn từ những khuyết điểm trong của Đảng”[6].

Trên cơ sở thực tiễn cách mạng của 10 năm vừa qua, Đại hội nêu lên bốn bài học kinh nghiệm có ý nghĩa hết sức quan trọng:

- Phải quán triệt tư tưởng “lấy dân làm gốc”, xây dựng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân lao động.

- Phải luôn luôn xuất phát từ thực tế, tôn trọng và hành động theo quy luật khách quan.

- Phải biết kết hợp sức mạnh của dân tộc với sức mạnh của thời đại trong điều kiện mới.

- Phải xây dựng Đảng ngang tầm nhiệm vụ chính trị của một đảng cầm quyền lãnh đạo nhân dân tiến hành cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa[7].

Về nhiệm vụ chiến lược cách mạng, Đại hội khẳng định: đồng thời tích cực góp phần vào cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội”[8].

Về nhiệm vụ xây dựng chủ nghĩa xã hội, Đại hội xác định:”2

Trong khi đặt nhiệm vụ xây dựng chủ nghĩa xã hội lên hàng đầu, Đại hội vẫn khẳng định phải “đề cao cảnh giác, tăng cường khả năng quốc phòng và an ninh của đất nước, quyết đánh thắng kiểu chiến tranh phá hoại nhiều mặt của địch, bảo đảm chủ động trong mọi tình huống để bảo vệ Tổ quốc”3.

Đại hội giao cho Ban Chấp hành Trung ương khóa VI chỉ đạo thực hiện thành công những nhiệm vụ đề ra trong Báo cáo chính trị, mà quan trọng là: (1) Xây dựng và tổ chức thực hiện ba chương trình kinh tế lớn là lương thực - thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu (2) Thực hiện nhiệm vụ cải tạo xã hội chủ nghĩa một cách thường xuyên với những hình thức và bước đi thích hợp, làm cho quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất, thúc đẩy sự phát triển của lực lượng sản xuất (3) Đổi mới cơ chế quản lý kinh tế (4) Giải quyết cho được những vấn đề cấp bách về phân phối, lưu thông (5) Xây dựng và tổ chức thực hiện một cách thiết thực và có hiệu quả các chính sách xã hội (6) Tăng cường khả năng quốc phòng và an ninh của đất nước (7) Tăng cường hoạt động trên lĩnh vực đối ngoại (8) Phát huy quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động, nâng cao hiệu lực quản lý của nhà nước xã hội chủ nghĩa (9) Xây dựng Đảng thật sự ngang tầm một đảng cầm quyền có trọng trách lãnh đạo toàn dân thực hiện thắng lợi hai nhiệm vụ chiến lược (10) Nâng cao hiệu lực chỉ đạo và điều hành của bộ máy đảng và nhà nước.

Ban Chấp hành Trung ương phải chỉ đạo tiến hành trong toàn Đảng và toàn xã hội “”[9].

Đại hội quyết định bổ sung và sửa đổi một số điểm cụ thể trong Điều lệ Đảng cho phù hợp với tình hình mới và bầu Ban Chấp hành Trung ương khóa VI, gồm có 124 ủy viên chính thức, 49 ủy viên dự khuyết. Trung ương đã bầu Bộ Chính trị gồm có 13 ủy viên chính thức, 1 ủy viên dự khuyết. Đồng chí Nguyễn Văn Linh được bầu làm Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng.

Các đồng chí Trường Chinh, Phạm Văn Đồng và Lê Đức Thọ được giao trách nhiệm làm Cố vấn cho Ban Chấp hành Trung ương Đảng.

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng là Thành công của Đại hội đã mở ra một bước ngoặt có ý nghĩa lịch sử của cách mạng Việt Nam, đưa đất nước bước sang một giai đoạn phát triển mới.

TG



[1]. Nhiều chỉ tiêu kinh tế do Đại hội IV và Đại hội V đề ra không thực hiện đ­ược. Lạm phát năm 1986 lên tới 774%.

[2]. Xem báo ngày 15 và ngày 24-12-1986.

[3]. Đảng Cộng sản Việt Nam: t.47, tr.544.

[4], 2. Đảng Cộng sản Việt Nam: t.47, tr.545, 547.

[5]. Đảng Cộng sản Việt Nam: , t.47, tr.548.

[6]. Đảng Cộng sản Việt Nam: t.47, tr.548.

[7]. Xem Đảng Cộng sản Việt Nam: t.47, tr.362-365.

[8], 2, 3. Đảng Cộng sản Việt Nam: t.47, tr.371, 550.

[9]. Đảng Cộng sản Việt Nam: , t.47, tr.565.