Rượu ngâm tỏi để được bao lâu

Tỏi thường được biết đến là một loại gia vị làm cho các món ăn trở nêm hấp dẫn hơn và mang lại nhiều lợi ích về mặt sức khỏe cho người sử dụng. Với rất nhiều các phương pháp để chế biến tỏi thành một bài thuốc được dân gian truyền lại thì rượu tỏi được khá nhiều người sử dụng. Vậy rượu tỏi để lâu có tốt không? Cách ngâm rươu tỏi không bị xanh thế nào?. Hãy tìm hiểu những điều này dưới bài viết sau đây nhé.

Có thể bạn quan tâm:

Mục lục

  • 1. Rượu tỏi có những công dụng gì ?
  • 2. Rượu tỏi để lâu có tốt không ?
  • 3. Hướng dẫn cách ngâm rượu tỏi

Rượu tỏi có những công dụng gì ?

Trong tỏi có rất nhiều những chất mang tác dụng dược lý có lợi cho sức khỏe và có thể điều trị, ngăn ngừa một số loại bệnh như  điều trị cảm cúm, tốt cho người huyết áp cao, trị mụn, ngăn ngừa – phòng chống ung thư, giúp chắc xương và ngăn ngừa nguy cơ sinh non ở chị em phụ nữ.

Tỏi ngâm rượu không những không ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn mang lại rất nhiều những công dụng tốt cho sức khỏe của người sử dụng khi mà họ sử dụng với một hàm lượng vừa phải, hợp lý. Cụ thể  có, 4 nhóm bệnh mà rượu tỏi có thể chữa:

  • Các bệnh về xương khớp: Rượu tỏi có thể chữa các bệnh về xương khớp có thể kể đến như viêm đau khớp, mỏi xương khớp hay vôi hóa các khớp xương.
  • Các bệnh về tim mạch: Rượu tỏi có công dụng chữa các bệnh về tim mạch cụ thể như huyết áp thấp, huyết áp cao, xơ vữa động mạch hay phòng tránh nguy cơ bị nhồi máu cơ tim.
  • Các bệnh về đường hô hấp: Rượu tỏi có thể điều trị các bệnh về đường hô hấp như cảm cúm, hen phế quản, viêm phế quản hay viêm họng cấp.
  • Các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa: Rượu tỏi có tác dụng điều trị các bệnh về đường tiêu hóa như ợ chua, ăn không tiêu, tá tràng và viêm loét dạ dày.
  • Ngoài ra theo các nhà nghiên cứu y học của Hàn Quốc, rượu tỏi còn có tác dụng điều trị bệnh trĩ và bệnh đái tháo đường.

Rượu tỏi để lâu có tốt không ?

Cũng giống như hầu hết các loại rượu ngâm khác như rượu nếp cái hoa vàng, rượu nếp cẩm, rượu mơ,… thì rượu tỏi cũng để được trong thời gian rất lâu mà không lo bị hỏng hay biến chất làm mất tác dụng. Càng ngâm lâu, các tinh chất của tỏi càng tiết ra nhiều khiến rượu trở nên ngon hơn, hấp dẫn hơn. Chính vì vậy các bạn nào đang ngâm rượu tỏi mà để trong một thời gian dài chưa sử dụng thì cũng không cần phải lo lắng nhé, vẫn có thể sử dụng được như bình thường.

Các bạn nên lưu ý liều lượng sử dụng rượu tỏi, mặc dù nó mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe của chúng ta nhưng không vì thế mà quá lạm dụng rượi tỏi. Khi uống quá nhiều sẽ gây ra những tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe của người sử dụng. Vì vậy chúng ta nên sử dụng một lượng hợp lý, vừa phải, một ngày uống 1 – 2 lần và mỗi lần 25 – 30 ml để có thể phát huy được hết tác dụng của nó.

Những người bị dị ứng với tỏi làm mẩn đỏ, ngứa rát thì không nên sử dụng rượu tỏi. Ngoài ra những người sắp hoặc chuẩn bị phẫu thuật cũng không nên sử dụng tỏi hoặc rượu tỏi vì điều này có thể làm ảnh hưởng đến thuốc chống đông máu trong cuộc phẫu thuật.

Khi sử dụng rượi tỏi để điều trị các bệnh về tim mạch thì các bạn nên lưu ý kết hợp với một chế độ ăn ít chất béo, nhiều chất xơ và tăng cường vận động, tập luyện thể thao.

Hướng dẫn cách ngâm rượu tỏi

Sau đây sẽ là cách ngâm rượu tỏi để tỏi không bị xanh gây mất thẩm mỹ:

  • Bước 1: Các bạn bóc vỏ tỏi, rửa thật sạch rồi ngâm tỏi trong một âu nước sôi già kèm 2 thìa muối tinh trong vòng 5 – 10 phút. Ngâm tỏi trong nước muối sẽ khiến tỏi trắng giòn mà không bị xanh khi ngâm rượu. Vớt tỏi ra và để ráo nước.
  • Bước 2: Thái lát tỏi rồi cho lên chảo nóng sao khoảng 2 – 3 phút.
  • Bước 3: Cho lượng tỏi vừa sao vào một chiếc hũ rồi từ từ đổ rượu. Cuối cùng đậy nắp và bảo quản ở nơi có nhiệt độ dưới 25 độ C và tránh ánh nắng mặt trời. Bình thường thì rượu tỏi ngâm 15 – 20 ngày là có thể sử dụng được nhưng nếu muốn hiệu quả cao hơn thì các bạn nên để khoảng 60 ngày.

Trên bài viết này là những chia sẻ của chúng tôi nhằm giải đáp câu hỏi “Rượu tỏi để lâu có tốt không?” dành cho các bạn. Hy vọng rằng những thông tin này mang lại cho các bạn những kiến thức bổ ích về rượu tỏi. Cảm ơn các bạn đã dành thời gian quan tâm và theo dõi bài viết này!

Bạn đang xem bài viết tại chuyên mục: //dakhoayhocquocte.com/cam-nang-suc-khoe/

Tham khảo: WHAT IMPACT DOES GARLIC HAVE ON WINE PAIRING?: //www.matchingfoodandwine.com/news/recent/what_impact_does_garlic_have_on_wine_pairing/. Truy cập ngày 7/1/2020.

.Hashtag: #dakhoayhocquocte #angitotchosuckhoe #ruoutoidelaicototkhong

Cập nhật lần cuối: 15.10.2020

Rượu tỏi là bài thuốc được sử dụng để điều trị rất nhiều bệnh lý khác nhau. Bạn có thể dùng rượu tỏi chữa bệnh dạ dày, viêm xoang, rượu tỏi chữa yếu sinh lý, các bệnh xương khớp… Nắm rõ cách ngâm rượu tỏi và cách dùng sẽ giúp bạn sử dụng bài thuốc được an toàn, hiệu quả. 

Rượu ngâm tỏi uống có tác dụng gì trong chữa bệnh?

Không chỉ ở nước ta mà từ lâu, tỏi đã được người dân nhiều nước khác nhau trên thế giới sử dụng để chữa bệnh. Chúng ta có thể sử dụng tỏi theo nhiều cách khác nhau. Tuy nhiên, dùng tỏi ngâm rượu để chữa bệnh được cho là phương pháp mang lại tác dụng tối ưu nhất. Trước khi đi tìm hiểu rượu tỏi có tác dụng gì, chúng ta hãy đi tìm xuất xứ của bài thuốc này. Vậy nó có nguồn gốc từ đâu?

Đây là bài thuốc là bắt nguồn từ đất nước Ai Cập. Điều này được xác nhận chính bởi chính tổ chức y tế thế giới [WHO]. Bởi vào những năm 70 của thế kỷ XX, Ai Cập là một đất nước nghèo nàn, khí hậu vô cùng khắc nghiệt. Nhưng khi được kiểm tra thì sức khỏe của người dân nơi đây lại tốt, tuổi thọ trung bình của người dân cũng ở mức tương đối cao.

Để tìm hiểu vấn đề này, tổ chức y tế thế giới [WHO] đã đích thân cử chuyên gia đến Ai Cập tiến hành nghiên cứu. Trải qua một thời gian tìm hiểu và thăm dò, họ đã phát hiện ra rằng trong mỗi gia đình ở đây đều có một hũ rượu ngâm tỏi. Chính họ cũng thừa nhận rằng họ có thể dùng rượu tỏi trị trào ngược dạ dày, rượu tỏi chữa bệnh trĩ… Từ đó, những cuộc thí nghiệm và nghiên cứu về công dụng của rượu tỏi được tiến hành. Các chuyên gia đã phát hiện ra rằng, trong rượu tỏi có chứa nhiều thành phần hoạt chất có thể chữa được rất nhiều bệnh lý khác nhau. Nguyên nhân là do:

Trong thành phần của tỏi chứa các hoạt chất acillin, ajoen, liallyl sunfid… Đây đều là những chất có tác dụng kháng viêm, diệt khuẩn, giảm sưng đau, có tác dụng trung hòa các gốc tự do, ngăn chặn virus… Vì thế, tỏi còn được gọi bởi cái tên là chất kháng sinh tự nhiên. Ngoài ra, trong tỏi còn chứa nhiều các dưỡng chất khác như vitamin, canxi, mangan, photpho… Do đó, ăn tỏi thường xuyên cũng sẽ giúp cung cấp các dưỡng chất cho cơ thể, gia tăng sức đề kháng, hệ miễn dịch cũng sẽ được cải thiện.

Cũng theo Y học cổ truyền, tỏi có vị cay, mùi hắc, tính ôn, hơi độc, được dùng để giải nhiệt, sát khuẩn, giải độc, tiêu nhọt, trừ phong, hạch ở cổ, tiêu đờm… Vì vậy, từ lâu mà nó cũng đã được dân gian áp dụng để chữa nhiều bệnh lý. Từ những lý do trên mà ta thấy, dùng rượu tỏi để chữa bệnh là điều hoàn toàn có cơ sở.

Uống rượu tỏi hàng ngày có tốt không?

Mặc dù đây là một phương thuốc quen thuộc, nhưng rượu ngâm tỏi uống có tác dụng gì trong chữa bệnh thì không phải ai cũng biết. Theo những cuộc nghiên cứu và trải qua thực tiễn, các chuyên gia đã kết luận rằng, rượu tỏi có thể chữa được 4 nhóm bệnh. Bao gồm:

  • Các bệnh về xương khớp: Vôi hóa các khớp, viêm đau khớp, mỏi xương khớp…
  • Mắc các vấn đề về đường hô hấp: Có thể dùng rượu tỏi trị viêm họng, hen phế quản, chữa viêm phế quản bằng rượu tỏi…
  • Bệnh lý về tim mạch: Rượu tỏi còn được sử dụng để chữa huyết áp thấp, bệnh tăng huyết áp hoặc có thể chữa xơ vữa động mạch bằng rượu tỏi…
  • Các vấn đề về đường tiêu hóa: Dùng rượu tỏi chữa bệnh dạ dày, viêm loét dạ dày – tá tràng, chữa chướng bụng, khó tiêu, rượu tỏi trị trào ngược dạ dày…

Ngoài ra, sử dụng rượu tỏi chữa yếu sinh lý cũng là một trong các cách điều trị được khá nhiều người áp dụng. Đồng thời, dùng rượu tỏi giảm cân cũng là cách được nhiều chị em áp dụng. Chưa dừng lại ở đó, vào năm 1983, các chuyên gia Nhật Bản công bố rằng có thể dùng rượu tỏi chữa bệnh trĩ và bệnh đái tháo đường. Qua đó, chúng ta thấy rượu tỏi có rất nhiều công dụng khác nhau trong điều trị bệnh.

Những thông tin mà chúng tôi cung cấp trên đây chắc chắn đã giúp giải đáp được nỗi băn khoăn rượu ngâm tỏi uống có tác dụng gì cho bạn. Nhưng một vấn đề đặt ra là lại có rất ít người biết cách ngâm rượu tỏi để chữa bệnh. Vì tùy vào từng mục đích điều trị khác nhau mà cách ngâm rượu tỏi cũng sẽ có sự khác biệt đôi chút. Các bạn có thể tham khảo các cách thực hiện sau đây để tự áp dụng cho bản thân:

Cách 1:

+ Chuẩn bị:

  • 40g tỏi khô đã bóc vỏ
  • 100ml rượu trắng 40 – 45º

+ Cách tiến hành: 

Cho tỏi đã chuẩn bị vào một cái hũ thủy tinh và đổ rượu trắng vào, đậy nắp kín rồi cất hũ rượu tỏi ở nơi khô thoáng. Sau đó, thỉnh thoảng bạn hãy lấy nó ra và lắc đều để dược tính trong tỏi trộn đều với rượu. Bạn sẽ thấy rượu tỏi từ màu trắng sẽ chuyển dần thành màu vàng. Đến ngày thứ 10, khi thấy rượu tỏi có màu vàng như nước nghệ là có thể sử dụng.

+ Cách dùng: 

Bạn dùng rượu tỏi được ngâm để uống 2 lần mỗi ngày. Mỗi lần uống khoảng 1 thìa cà phê vào buổi sáng sớm và tối trước khi đi ngủ.

Cách 2: 

+ Chuẩn bị: 

  • 250g tỏi đã bóc vỏ
  • 500ml rượu trắng

+ Các tiến hành: 

Đem tỏi đã chuẩn bị đem bỏ vào lọ thủy tinh, cho rượu trắng vào rồi đậy nắp kín. Cất lọ rượu tỏi ở nơi thoáng mát. Ngâm khoảng 7 ngày, sau khi các hoạt chất trong tỏi ra hết thì bạn có thể sử dụng.

+ Cách dùng:

Dùng rượu tỏi đã ngâm để uống 2 lần mỗi ngày, mỗi lần dùng khoảng 25 – 30ml.

Cách 3:

Cách ngâm rượu tỏi chữa yếu sinh lý

Ngoài 2 cách trên, bạn có thể tham khảo thêm cách ngâm rượu tỏi chữa bệnh dưới đây:

+ Chuẩn bị:

  • Một cái bình có miệng hẹp
  • Tỏi đã bóc vỏ
  • Đường phèn
  • Rượu trắng

+ Cách tiến hành:

  • Cho tỏi đã bóc vỏ vào bình sao cho lượng tỏi chiếm khoảng 7/10 diện tích của bình.
  • Đem đường phèn đi giã nát, rồi đổ một lớp lên lượng tỏi ở trong bình.
  • Rót rượu trắng đã chuẩn bị vào bình rồi bịt kín miệng bình lại.
  • Đặt bình rượu tỏi vào nơi thoáng mát. Chờ khoảng 30 ngày sau là có thể sử dụng. Bạn để càng lâu thì rượu tỏi càng mang lại tác dụng chữa bệnh tốt.

+ Cách dùng: 

Uống rượu tỏi đã ngâm 2 lần mỗi ngày, mỗi lần uống khoảng 25 – 30ml.

Có nhiều người sau khi ngâm tỏi với rượu thì chúng bị chuyển sang màu xanh, nhưng họ lại không biết khắc phục như thế nào. Sau đây, chúng tôi sẽ gợi ý cho các bạn một số cách ngâm rượu tỏi không bị xanh:

  • Để tỏi ngâm rượu không bị xanh, hãy chọn củ tỏi đã già, không dùng tỏi non, tỏi đã bị mốc hoặc mọc mầm.
  • Dùng rượu để rửa sơ qua. Lưu ý là bạn sử dụng loại rượu nào để ngâm thì hãy dùng rượu đó để rửa.
  • Trước khi cho tỏi vào bình, đem chúng bỏ vào chảo và bắc lên bếp. Bạn sao tỏi với ngọn lửa nhỏ, cứ đảo đều tay trong khoảng 3 – 4 phút thì tắt bếp. Tuy nhiên, cần phải thật cẩn thận, đừng để cho chúng bị cháy. Sau đó cho tỏi vào bình và ngâm như thường.

Nhiều người vẫn thường e ngại và sợ không dám dùng rượu tỏi khi chúng bị chuyển sang màu xanh. Vậy rượu tỏi màu xanh có dùng được không? Theo các chuyên gia, rượu tỏi bị chuyển sang màu xanh là điều bình thường. Vì bạn sử dụng tỏi non để ngâm rượu nên chúng mới bị xanh, nó không gây ra tác hại gì đối với sức khỏe. Do đó, nếu vẫn còn băn khoăn rượu tỏi màu xanh có dùng được không thì câu trả lời là có.

Tuy rượu tỏi chuyển sang màu xanh không gây hại nhưng chúng lại làm mất đi tính thẩm mỹ. Do đó, bạn có thể tham khảo cách ngâm rượu tỏi không bị xanh mà chúng tôi hướng dẫn trên đây để khắc phục tình trạng này.

Rượu tỏi màu xanh có dùng được không?

Dùng rượu tỏi chữa yếu sinh lý, tiểu đường, rượu tỏi chữa bệnh xương khớp, bệnh trĩ… là cách đã được áp dụng từ lâu. Thông qua nghiên cứu và thực tiễn, người ta đã chứng minh được hiệu quả của bài thuốc này. Tuy nhiên, rượu tỏi uống như thế nào cho tốt thì không phải ai cũng biết. Để bài thuốc này mang lại hiệu quả tốt, bạn nên nắm rõ các thông tin dưới đây:

Tùy vào liều lượng tỏi và rượu bạn ngâm khác nhau mà thời gian sử dụng của nó cũng khác nhau. Thông thường, cứ ngâm khoảng 40g tỏi đã bóc vỏ với khoảng 100ml rượu thì sẽ dùng được trong khoảng 20 ngày. Do đó, cứ sau 10 ngày uống rượu tỏi thì bạn lại phải ngâm một bình mới để bảo đảm ngày nào cũng có để sử dụng.

Với những người dùng rượu tỏi chữa cao huyết áp, cần phải cân nhắc giảm lượng rượu tỏi trong thời gian điều trị. Tránh gặp phải những vấn đề không mong muốn.

Uống rượu tỏi hàng ngày có tốt không là câu hỏi có không ít người đặt ra. Theo các chuyên gia, mặc dù rượu tỏi ít gây ra tác dụng phụ nhưng bạn chỉ được dùng với liều lượng đã được WHO chỉ định. Bởi lạm dụng bài thuốc này quá nhiều có thể dẫn đến những vấn đề không mong muốn như bị ngứa ngáy, nổi mẩn đỏ, đau dạ dày. Ngoài ra nó còn có thể gây rối loạn dạ dày – ruột, gây ức chế tuyến giáp… Vì vậy, nếu có ý định sử dụng hàng ngày và trong thời gian dài, bạn cần chú ý điều chỉnh liều lượng cho phù hợp. Tránh gây ra các vấn đề xấu cho sức khỏe.

Để biết rượu tỏi uống như thế nào, đồng thời có thể sử dụng rượu tỏi một cách an toàn. Bạn cần chú ý một số điều như sau:

  • Nên uống rượu tỏi 2 lần mỗi ngày, vào buổi sáng và vào buổi tối trước khi đi ngủ. Một số người vẫn chưa biết được rượu tỏi uống vào lúc nào là tốt nhất. Do đó, thường hay dùng vào thời điểm không phù hợp. Hệ quả là công dụng của bài thuốc sẽ bị giảm đi, đôi khi còn làm hại cho cơ thể. Vì vậy, nếu còn chưa biết rượu tỏi uống vào lúc nào tốt nhất thì bạn cứ tham khảo thông tin trên đây nhé.
  • Chỉ được sử dụng rượu tỏi với một liều lượng đã được quy định. Bởi sử dụng quá nhiều có thể sẽ gây ra các vấn đề không mong muốn.
  • Những người bị đau mắt đỏ, đang bị sốt, mụn nhọt, trẻ me dưới 3 tuổi, nhất là phụ nữ đang mang thai thì không nên uống rượu tỏi.
  • Cần phải thận trọng khi sử dụng rượu tỏi cho những người mắc các vấn đề gan, thận, người cao tuổi, người bị tiêu chảy.
  • Nếu đang chuẩn bị tiến hành phẫu thuật, tuyệt đối không được dùng rượu tỏi. Bởi trong thành phần của tỏi có chứa các chất có thể làm ảnh hưởng đến thuốc chống đông máu.

Trên đây là các thông tin về cách chữa bệnh từ rượu tỏi. Đây là bài thuốc có thể chữa được nhiều bệnh khác nhau. Bạn có thể dùng rượu tỏi chữa viêm xoang, chữa bệnh dạ dày, rượu tỏi chữa xương khớp… Tuy nhiên, dùng thuốc không đúng cách có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Do đó, tốt nhất là bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.

ThuocDanToc.vn không đưa ra bất kì lời khuyên, tham vấn, chẩn đoán y khoa.

Bạn nên quan tâm:

Video liên quan

Chủ Đề