Suy nghĩ của anh chí về ý kiến sâu rễ của sự học thì đắng nhưng quả của sự học thì ngọt

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phíNghị luận về câu ngạn ngữ Hi Lạp: “Cái rễ của học hành th ì cay đắngnhưng quả của nó thì ngọt ngào”I. Dàn ý1. Giải thích- Học hành là quá trình học và thực hành để mở mang kiến thức, nâng cao trình độhiểu biết của mỗi người.- Rễ đắng và quả ngọt là hình ảnh ẩn dụ chỉ công lao học hành và kết quả học tập. Câungạn ngữ thể hiện nhận thức sâu sắc về qui luật của học vấn và vai trò quan trọng củaviệc học hành đối với mỗi người.2. Phân tích - chứng minha: Học hành có những chùm rễ đắng cay- Việc học đòi hỏi tốn thời gian, công sức, trải qua cả một quá trình.- Quá trình học tập có những khó khăn, vất vả, gian nan: Chiếm lĩnh tri thức, luyện tập,thực hành,…Để có thể giỏi giang, thành công đòi hỏi phải từng bước chinh phụcnhững bậc thang học vấn.- Quá trình học tập có khi phải trải qua những thất bại, phải nếm vị cay đắng: Điểmkém, bị quở mắng, thi hỏng….b: Vị ngọt của qu ả tri thức hái được từ vi ệc học hành- Vị ngọt của kết quả học tập trước hết là người học được nâng cao hiểu biết của bảnthân, giàu có hơn về tri thức và tâm hồn, tự tin hơn trong cuộc sống.- Thành quả học tập mang lại niềm vui, niềm tự hào cho bản thân, gia đình, thầy côgiáo, nhà trường, quê hương…- Thành công trong học tập cũng chắp cánh cho những ước mơ, khát vọng mới trêncon đường lập nghiệp.- Phải biết chấp nhận đắng cay trong giai đoạn đầu để sau đó hưởng thành quả tốt đẹplâu dài.* Dẫn chứng:- Ê – đi – xơn: Phải trải qua hàng nghìn thí nghiệm, phải tìm tòi không ngừng đểphát minh ra bóng đền điện.VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí- Măc - xim Gorki : Phải kiếm sống bằng đủ thứ nghề vất vả nhưng không nguôikhát vọng học tập. Bằng con đường tự học đầy gian truân, say mê đọc sách tiếp cậnánh sáng văn minh nhân loại và trở thành nhà văn vĩ đại của nhân loại. [Bútdanh: Gor - ki có nghĩa là cay đắng]- Mạc Đĩnh Chi: Bắt đom đóm cho vào vỏ trứng để lấy ánh sáng đọc sách, sau đỗtrạng nguyên.3. Đánh gi á – mở rộng- Câu nói bao hàm một nhận thức đúng đắn, một lời khuyên tích cực: Nhận thức đượcquá trình chiếm lĩnh tri thức, mỗi người cần có bản lĩnh, chủ động vượt qua khó khănđể thu nhận được thành quả tốt đẹp trong học tập.- Trong thực tế, nhiều người lười biếng không chịu khó học hỏi, trau dồi kiến thức,không biết biến nhựa đắng thành quả ngọt dâng cho đời; hay có những người ỷ lạingười khác, không nỗ lực, dẫn đến những hành động gian lận, không trung thực tronghọc tập- Kết quả học tập nếu không từ công sức bản thân sẽ không bền, sẽ có lúc phải trả giá,sẽ trở thành kẻ kém cỏi trong cái nhìn của mọi người.4. Bài học- Nhận thức: Xem câu ngạn ngữ là phương châm nhắc nhở, động viên bản thântrong quá trình học tập.- Hành động: Rèn ý thức vươn lên trong học tập, không đầu hàng gian nan thửthách, luôn hướng tới những ước mơ, khát vọng hái quả ngọt từ học vấn để thànhcông.II. Bài văn mẫu1. Bài văn mẫu 1Học là quá trình cả đời phấn đấu mà bể học là vô tận nên Lênin đã nói: “Học, học nữa,học mãi”. Nhưng không phải cứ muốn học thì có thể thành tài ngay được mà trước hếtphải vật lộn với muôn vàn khó khăn ban đầu thì từ từ, ta mới có thể học lên cao nữa vàgặt hái được nhiều thành quả hơn. Chẳng thế mà ngạn ngữ Hi Lạp đã có câu: “Cái rễ củahọc hành thì cay đắng nhưng quả của nó thì ngọt ngào”.VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phíHọc hành là quá trình ta tích luỹ, tiếp thu kiến thức, kinh nghiệm của biết bao thế hệ đitrước để lại, biến nó thành của mình rồi áp dụng vào thực tiễn hoặc mở rộng, đào sâu hơnnhững kiến thức đó. “Cái rễ đắng cay” của học hành là những khó khăn, trở ngại mà conngười ta vấp phải khi bắt đầu tiếp cận với những nguồn tri thức mới. Còn “cái quả ngọtngào” của nó là những thành công ta gặt hái được sau một quãng đường dài cố gắng họctập. Để có thể hiểu rõ hơn câu ngạn ngữ trên, chúng ta hãy tưởng tượng cây muốn đứngvững thì rễ cây phải bám sâu từng chiếc rễ nhỏ xuống lòng đất, nhưng để có được mộtchiếc rễ to và chắc khoẻ như thế thì không hề đơn giản. Từ đó ta có thể hiểu được nghĩacủa câu ngạn ngữ này là: Nêu chúng ta có cố gắng, có quyết tâm vượt qua mọi khó khănđể học tập thì chúng ta sẽ thu được những kết quả mĩ mãn như mong đợi.Thành quả luôn khiến người ta khao khát nhưng muốn với tới nó, ta phải trải qua rấtnhiều đắng cay. Quá trình học hành cũng thế, con đường đi của học vấn không bao giờ rảihoa hồng. Bởi khi đứng trước một bể kiên thức bao la, vô tận con người ta dễ bị choángngộp, run sợ. Rồi khi tiếp cận với từng phần kiến thức mới mẻ hoàn toàn, con người dễ bịnản chí bởi không phải cứ học, đọc là nhớ được, áp dụng lại càng khó. Lúc này phươngpháp học là một vị cứu tinh, tự thân mỗi người phải tìm cho mình một phương pháp họcthích hợp với sở trường, hoàn cảnh, trí nhớ và cả khả năng tư duy của mình. Đó là mộtquá trình dài, mòn mỏi tìm tòi, sáng tạo, tham khảo nhiều nguồn để rút ra một phươngpháp tối ưu cho mình. Có nhiều người đến đây rồi phải lạc lối nhiều lần mới tìm đượcđường ra. Rồi sau đó, nắm được phương pháp, ta còn cả một quá trình rèn luyện, phấnđấu tìm và tiếp thu kiến thức. Bên cạnh đó để có được trọn vẹn kiến thức thì ta phải trảiqua quá trình kiểm chứng, sàng lọc lại cái cần thiết, tổng hợp hoặc phân chia theo chuyênngành để nắm vững kiến thức mới áp dụng được nó. Quả thật quá trình học tập, tiếp thukiến thức là không hề dễ dàng, đã có biết bao nhiêu người nản chí mà bỏ cuộc.Chính những lúc khó khăn, nản chí như thế, con người ta mới nghĩ đến “những thànhquả ngọt ngào” để làm động lực tiếp tục vươn lên trong cuộc sống. Nhưng nói như thếcũng không có nghĩa là việc học tập, tiếp thu kiến thức là một việc khó khăn và nhàmchán, mà ngược lại việc tiếp thu kiến thức có một sức hút kì lạ, khi con người ta biết cáiVnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phínày, sẽ khao khát muốn biết thêm cái nữa hoặc sâu hơn nữa về vấn đề đó. Cho nên cànghọc, con người ta sẽ khám phá ra nhiều điều mới mẻ hơn, hấp dẫn và lôi cuốn nhiều hơnnữa, khiến lượng kiến thức thu được ngày càng lớn dần làm ta hiểu biết hơn. Đồng thời,học là quá trình tích luỹ kinh nghiệm, là sự chuẩn bị hành trang cho mỗi người bước vàođời, đối mặt với khó khăn của cuộc đời. Kiến thức và kinh nghiệm càng nhiều, con ngườita sẽ càng vững tin hơn, càng đứng vững trước phong ba bão táp của cuộc đời sẽ càngthành công hơn. Kiến thức là một bể bao la rộng lớn, không bao giờ có định nghĩa “đủ”đối với việc học, chúng ta có thể học ở bất cứ người nào, bất cứ một lĩnh vực nào trongcuộc sống đầy màu sắc này. Trong xã hội, con người là nhân tố quyết định cho sư pháttriển, con người càng tài hoa, đất nước càng phát triển. Nhật Bản là một ví dụ: Sau chiếntranh thế giới thứ hai, Nhật là một nước bị chiến tranh tàn phá nặng nề nhân dân bị nhiềuthảm họa, đất nước ngập chìm trong suy thoái nhưng đến sau năm 1952, Nhật đã vươn lênnhanh chóng thành một siêu cường kinh tế do đã chú trọng đầu tư vào giáo dục, phát triểncon người, coi con người là nhân tố quyết định tương lai và khuyến khích cho giáo dụcphát triển.Ở Việt Nam và cũng như trên thế giới, có biết bao tấm gương học tập cần cù, đónggóp sức mình vào sự thay đổi và phát triển của nước mình và của cả nhân loại. Ở ViệtNam ta, Bác Hồ là một tấm gương sáng: Bác đã bôn ba ra nước ngoài học tập mấy mươinăm trời nhọc'nhằn mới tìm ra lối đi cho dân tộc Việt Nam thoát khỏi kiếp lầm than. Rồi,Trần Đại Nghĩa cũng học tập ở nước ngoài rồi về Việt Nam, áp dụng được những điều đãhọc thêm với những sáng tạo mới của chính mình, đã chế tạo được đạn tầm xa, góp phầnbắn rơi máy bay của giặc, làm nên một Điện Biên Phủ trên không lừng lẫy năm châu. Saunhiều năm học tập, tìm tòi và nghiên cứu Edison đã sáng tạo ra dược bóng đèn dây tócđầu tiên trên thế giới – làm nên bước ngoặt trong lịch sử văn minh nhân loại. Rồi cảnhững thủ khoa đại học đến từ những miền quê nghèo khó, ăn còn không đủ no nhưngnhờ quyết tâm, ý chí nghị lực, họ đã làm nên điều kì diệu mà không hề đổ lỗi cho hoàncảnh.Bên cạnh những tấm gương sáng ngời đó, có những người chỉ mới khó khăn bước đầuVnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phíđã nản chí, buông xuôi. Hoặc có những người không chịu tìm tòi, nghiên cứu tiếp thu kiếnthức mới mà chỉ “há miệng chờ sung”, hoặc “học vẹt” cho nhớ để đối phó với thầy cô, đểchạy theo điểm số dẫn đến con người không có kiến thức thật, không có thực học. Nhữngngười này ra đời không những không thành công mà rất dễ trở thành gánh nặng cho xãhội.Vậy nên, chúng ta phải biết tự giác học là trên hết. Đặc biệt là những người còn ngồitrên ghế nhà trường cần phải ý thức được tầm quan trọng của sự tự giác trong học tập.Chúng ta càng phải biết tìm tòi nhiều nguồn kiến thức hơn để tích luỹ, tìm được mộtphương pháp tối ưu nhất cho riêng mình. Phải học mọi lúc, mọi nơi, không chỉ từ sách vởmà còn từ những người xung quanh ta, bởi bất cứ người nào cũng có cái hay để ta học hỏi.Có thế, vốn sống của chúng ta mới rộng, kiến thức chúng ta mới phong phú, tinh thầnchúng ta mới vững vàng để thành quả chúng ta đạt được càng mãn nguyện hơn. Chính vìvậy, không bao giờ được nản chí, hãy cố gắng phấn đấu hết mình, chúng ta sẽ thấy khảnăng của mình là vô hạn, không gì là không thể đạt được cả.2. Bài văn mẫu 2Đối với mỗi đời người, học tập là một quá trình phấn đấu không ngừng nghỉ, kéo dàivà không có điểm dừng. Con đường học tập mỗi người có thể có những hướng khác nhau,phương tiện khác nhau nhưng cả nhân loại vẫn có một điểm chung là khát vọng chỉnhphục tri thức để làm giàu cho mình và có ích cho đời. Quả thật, để thấu đạt điều đó quảthật chẳng khác gì câu ngạn ngữ Hi Lạp đã nói: “Cái rễ của học hành thì đắng cay nhưngquả của nó thì ngọt ngào”.Để có thể hiểu sâu sắc lời dạy thâm tuý của người xưa, trước hết ta phải tìm hiểu họclà gì? Học hành gồm hai giai đoạn quan trọng đó là “học” bắt chước, tiếp thu kiến thức,kinh nghiệm của những người đi trước. Bước thứ hai “hành” là vận dụng tri thức đã họcvào thực tiễn đời sống để mang lại hiệu quả cụ thể chứng minh việc học đã thành công.Một so sánh giàu hình ảnh và thú vị về “cái rễ đắng cay”: Thân cây được tốt tươi là từngkhắc, từng phút cái rễ phải cắm sâu vào lòng đất tìm dinh dưỡng và toả khắp nơi tronglòng đất làm vững cho thân cây. Rễ cây làm được điều đó thật chẳng dễ chút nào. CáiVnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí“đắng cay” của rễ cây so với đó được “căn bản” – gốc rễ vững vàng của học tập là phảitrải qua biết bao khó khăn cùng với những thiết tha sống đẹp, sống có ích làm động lựcmới có thể thành công cho rá thành quả “ngọt ngào”. Trong học tập, những thành quả đầyvinh dự là phải trải qua vô vàn những thử thách mới đạt được. Đúng vậy, có “ngậm đắngnuốt cay”, có "vạn sư khởi đầu nan”, thâm chí có hi sinh mất mát để nỗ lực thực hiện hoàibão mới sung sướng, tự hào cảm thấy thành quả đạt được của mình là đáng quý biết bao!Câu ngạn ngữ này cũng có thể hiểu theo câu tục ngữ của Việt Nam “Thất bại là mẹ thànhcông”. Bởi, có trải qua và vượt lên “thất bại” của “cái rễ đắng cay” mới cảm nhận sâu sắcquả của nó ngọt ngào vì lòng ta thấy thanh thản, tự hào không hổ thẹn vì nó là thành quảtừ mồ hôi công sức lao động chân chính của mình. Lời dạy từ câu ngạn ngữ như một chânlí tính chất của cuộc sống là luôn có những rào cản tất yếu dường như để thử thách conngười và cũng để từ đó nhận ra chân giá trị của con người. Từ đó, ta sẽ nhận ra hướngphát triển của con người và xã hội. Học hành cũng không nằm ngoài ranh giới của quyluật bất biến đó.Đối với học sinh, những khó khăn trong học tập có thể kể đến như tiếp thu kiến thứcvừa nhiều vừa phức tạp; khó khăn trong việc vận dụng các tri thức ấy vào thực hành,…Những thử thách ấy đòi hỏi mỗi con người phải có nghị lực, ý chí và khát vọng cao đẹpđể phát triển. Có ý chí, nghị lực con người mới có đủ sức mạnh để vượt qua thử thách. Cóý chí nghị lực và thiết tha cao đẹp, con người mới xa lánh được những cám dỗ tầm thườngđể đến với thành công. Có ý chí nghị lực, con người mới có thể đạp bằng những gian khóvững bước đi, bỏ lại những thất bại đã qua. Bằng ý chí nghị lực con người mới có thể đitrọn con đường học vấn mà mình đã chọn. Bởi lẽ “lửa thử vàng gian nan thử sức” và sauthất bại, con người phải mạnh mẽ hơn, phát triển hơn khi nhận ra điểm yếu của mình màphấn đấu hơn. Người đi học cả đời chắc chắn ai cũng hiểu rõ điều đó. Có như vậy họ mớicó động lực để chấp nhận “Cái rễ đắng cay của học hành” và chờ đợi “quả ngọt ngào” củanhững tháng ngày gian khó trải qua!Thực tế cuộc sống minh chứng rõ ràng nhất cho tính đúng đắn của câu ngạn ngữ.Trong lớp học cùng vậy, bao giờ cũng luôn có sự cạnh tranh trong sáng, lành mạnh vàVnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phícông bằng giữa các học sinh. Đó cũng là một phần động lực không nhỏ đánh thức khảnăng cầu tiến của mỗi học sinh. Cũng từ đó họ ý thức được giá trị đích thực của bản thânvà xa lánh những ham muốn tầm thường,Thế nhưng, hiện thực đời sống không phải ai cũng ý thức được điều đó. Vẫn còn đónhững học sinh lêu lổng ăn chơi, thiếu ý thức được giá trị to lớn và ý nghĩa của việc họcđể hoàn thiện mình và phát triển xã hội. Vẫn còn đâu đấy những người dù có cố gắngnhưng chưa thật sự nỗ lực hết mình nên vần dễ dàng quỵ ngã trước những cám dỗ, trướcnhững thói hư tật xấu, và rồi họ mất dần ý chí tự vươn lên. Cũng có một bộ phận dựa vàonhững thứ có sẵn từ gia đình như tiền bạc quá nhiều, nhưng bậc cha mẹ hoặc là quá catụng đồng tiền, hoặc là quá mải mê công việc, chủ quan không chăm sóc chu đáo đời sốngtâm hồn của con cái, khiến cho nhận thức của con mình sai lệch và từng bước rơi vào hưhỏng và đương nhiên ý chí sống hầu như còn lại quá ít để đối diện với thực tiễn nhiềubiến động của đời sống con người.Tóm lại, chỉ có những ai chịu những thử thách trong học tập mới có thể thu được “quảngọt”. Mỗi người là một “con nợ” của xã hội. Sống là hoàn thiện bản thân, trả “nợ” chogia đình và xã hội. Bởi ta lớn khôn đến hôm nay là bắt đầu từ gia đình và xã hội. Sống làquá trình phấn đấu không ngừng nghỉ và cố vượt qua thất bại để thành công. Người đi họcchân chính luôn lấy những lời dạy chí tình, chí lí của tiền nhân để khỏi rơi vào bóng củacuộc đời.

Video liên quan

Chủ Đề