Tại sao phải làm thẻ căn cước công dân

Công an Hà Nội cấp căn cước công dân cho người dân - Ảnh: DANH TRỌNG

Sáng 19-11, chị N.T.P. [40 tuổi, ở phường Vĩnh Tuy, quận Hai Bà Trưng] cho biết gia đình chị làm căn cước công dân [CCCD] gắn chip từ đầu tháng 4 nhưng đến nay vẫn chưa nhận được.

Đến giữa tháng 9, cán bộ Công an phường Quỳnh Lôi [quận Hai Bà Trưng] nơi chị đăng ký hộ khẩu thường trú gọi điện thông báo chị đến trụ sở để khai lại thông tin làm căn cước.

"Khi đến phường, cán bộ công an thông báo hồ sơ làm CCCD của tôi chưa có dữ liệu trên hệ thống vì bị sai lệch thông tin. Tuy nhiên trước đó khi làm thủ tục tôi đã kiểm tra rất kỹ thông tin ở tờ khai. Cảnh sát quản lý hành chính cũng đối chiếu và xác nhận thông tin của tôi là chuẩn xác", chị P. nói và cho hay khác với lần đầu làm thủ tục, lần này chị chỉ phải khai thông tin, không phải lăn dấu vân tay và chụp ảnh.

Tương tự, chị N.D. [35 tuổi, ở quận Hoàng Mai, Hà Nội] cho biết chị vừa phải đến trụ sở công an phường để làm lại thủ tục cấp CCCD gắn chip.

Theo chị D., hồi tháng 4, chị đi làm thủ tục cấp thẻ căn cước theo thông báo của công an quận. Thời điểm đó, Công an phường Đại Kim đã hoàn tất việc thu nhận hồ sơ và chị đăng ký nhận CCCD qua bưu điện.

"Tuy nhiên đến đầu tháng 11, công an phường lại thông báo là dữ liệu làm thẻ của tôi bị trùng vân tay nên tôi đã phải đến công an phường để lăn vân tay làm CCCD", chị D. cho hay.

Chiều cùng ngày, trao đổi với Tuổi Trẻ Online, một lãnh đạo Công an TP Hà Nội khẳng định không có chuyện thất lạc hay mất dữ liệu cấp CCCD gắn chip của người dân đã từng làm hồ sơ.

"Nhiều người dân được công an khu vực thông báo đi khai báo lại thông tin làm CCCD vì có thông tin bị sai lệch như tên tuổi, địa chỉ, ngày tháng năm sinh. Thậm chí một dấu chấm, dấu phẩy hay sai "L" với "N" hệ thống cũng không nhận. Vì vậy cảnh sát phải mời công dân đến xác minh lại thông tin nhằm đảm bảo sự chính xác tuyệt đối", vị lãnh đạo nói.

Theo vị lãnh đạo Công an TP Hà Nội, hiện nay khó khăn lớn nhất là những người liên tục thay đổi nơi cư trú, tạm trú.

Thời điểm làm CCCD, nếu một người tạm trú ở một phường, thường trú ở một phường, khi dữ liệu nhập lên hệ thống, người đó lại chuyển đi nơi khác thì dữ liệu của công an phường nơi người này thường trú sẽ không khớp và hệ thống không nhận. Vì vậy cảnh sát sẽ mời công dân đó đến khai báo, xác nhận lại thông tin.

Theo Công an Hà Nội, người dân làm thẻ CCCD vào thời điểm này rất có lợi vì sau đó mỗi người sẽ có một mã số định danh cá nhân và mã QR riêng. Trên căn cước cũng tích hợp nhiều thông tin giúp người dân giảm thiểu các loại giấy tờ khi giao dịch.

Hơn 6.000 khán giả vào sân Mỹ Đình bằng ứng dụng thẻ căn cước gắn chip

DANH TRỌNG

[PLO]- Nhiều bạn đọc thắc mắc vì sao lực lượng công an phải cấp tốc, ngày đêm cấp thẻ CCCD gắn chip cho người dân.

Bộ Công an đặt mục tiêu cấp 50 triệu thẻ CCCD gắn chip trước ngày 1-7. Với mục tiêu này, suốt hai tháng quá, lực lượng công an trên cả nước tập trung tối đa nhân lực, cơ sở vật chất, tạo điều kiện tốt nhất để làm thủ tục cho người dân.

Thậm chí, để đảm bảo tiến độ, công an nhiều địa phương phải chia nhiều ca làm việc, làm cả ngày đêm.

Nhiều bạn đọc thắc mắc vì sao phải cấp tốc cấp thẻ CCCD như vậy?


Công an làm thủ tục cấp CCCD cho người dân

Lý giải điều này, Công an TP Hà Nội cho hay với mục tiêu hoàn thành cấp 50 triệu CCCD trước ngày 1-7, tức con số này là gần 50% tổng dân số Việt Nam.

Cần lưu ý rằng, mục tiêu trên không phải bắt buộc mọi người dân đều cần phải đi đổi sang thẻ CCCD mới.

Hiện nay công an các địa phương đang ưu tiên cấp CCCD gắn chip cho các trường hợp là công dân từ đủ 14 tuổi trở lên chưa được cấp CMND/CCCD; người đã được cấp CMND chín số; người đã được cấp CCCD 12 số, CCCD có mã vạch nhưng bị hỏng, mất, hết hạn sử dụng hoặc có thay đổi thông tin... Những người thuộc diện này cần thực hiện ngay việc cấp mới, cấp đổi sang CCCD gắn chip.

Theo công an, việc này là để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho công dân khi thực hiện các thủ tục hành chính khi Luật Cư trú 2020 có hiệu lực thi hành từ 1-7, trong đó có việc bãi bỏ sổ hộ khẩu giấy, thông tin về cư trú của công dân sẽ được khai thác trong cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thông qua mã định danh cá nhân [chính là số CCCD].

Thông tin cơ bản của người dân sẽ được cập nhật và chia sẻ với nhiều cơ quan khác nhau nhằm giảm bớt giấy tờ, thủ tục cho người dân. Vì vậy, người dân cần đi làm CCCD gắn chip để khi làm thủ tục hành chính, có thể chỉ cần xuất trình CCCD gắn chip, không cần đem theo nhiều loại giấy tờ như hiện nay.

Trước đó, trao đổi với PLO, Đại tá Phạm Công Nguyên, Cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội [C06], Bộ Công an, cho biết việc triển khai cấp CCCD gắn chip vẫn đang được lực lượng công an toàn quốc tập trung tối đa, thực hiện đúng theo kế hoạch đề ra.

Tính từ 1-3-2021 đến nay, lực lượng công an cả nước đã thu nhận trên 34 triệu hồ sơ cấp CCCD gắn chip điện tử.

Bộ Công an đặt mục tiêu đến 1-7 sẽ cấp 50 triệu thẻ CCCD gắn chip cho người dân trên toàn quốc. Với kết quả đã đạt được, dự kiến mục tiêu trên sẽ hoàn thành đúng theo kế hoạch.

Đáng chú ý, Bộ Công an đặt mục tiêu đến trước ngày 30-4, công an 10 tỉnh, thành phố [Hà Nội, TPHCM, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ, Đồng Nai, Bình Dương, Thanh Hóa, Nghệ An, Bắc Ninh] sẽ cấp CCCD cho một nửa dân số trên địa bàn.

Theo Đại tá Phạm Công Nguyên, đến nay các tỉnh này đều hoàn thành, một số địa phương còn vượt chỉ tiêu đề ra.

Về một số trường hợp đã làm thủ tục nhưng bị chậm trả thẻ CCCD, Cục trưởng C06 giải thích có thể do công đoạn chuyển phát CCCD tới người dân gặp trục trặc nên dẫn tới việc chậm trễ.

Riêng với trường hợp là các học sinh chuẩn bị thi lớp 10, vị cục trưởng khẳng định ngành công an đã chuẩn bị sẵn sàng cả về nhân lực và cơ sở vật chất, tạo mọi điều kiện, đảm bảo các em có thể được cấp CCCD thuận lợi nhất. 

Làm CCCD, bao lâu người dân được nhận thẻ?

[PLO]- Khi làm thủ tục cấp căn cước công dân, nếu đăng ký trực tiếp đến nhận thẻ, công dân vẫn có thể giữ lại chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân cũ còn thời hạn.

TUYẾN PHAN

Thời gian gần đây, nhiều người phản ánh làm căn cước công dân gắn chíp "vài tháng chưa được trả". Một số trường hợp thì bị sai thông tin khiến mất thời gian đi chỉnh sửa giữa nơi thường trú và tạm trú.

Ngày 13/12, đại diện Trung tâm dữ liệu quốc gia về dân cư thuộc Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội [C06, Bộ Công an], cho biết công an các địa phương gần đây phải tập trung chống dịch Covid-19 nên chậm trả căn cước. Hơn nữa, dân cư biến động liên tục, dẫn đến giấy tờ tùy thân mâu thuẫn với thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Nhiều trường hợp làm căn cước một nơi, thường trú một nơi khiến việc phối hợp điều chỉnh thông tin khó khăn.

Theo đại diện trung tâm, nhiều người dân không đăng ký tạm trú khiến việc kiểm tra, xác minh thông tin gặp khó. Một số trường hợp đi làm căn cước còn khai thông tin sai hoặc cán bộ nhập nhầm. Những nguyên nhân đó đều dẫn đến việc cấp căn cước bị chậm.

Quảng cáo

"Một nguyên nhân nữa là tình hình dịch bệnh trên toàn cầu khiến thị trường chip khan hiếm, việc vận chuyển vật tư phục vụ sản xuất cũng gặp khó khăn", đại diện trung tâm nói, cho hay Bộ Công an hiện nay đã in và trả 50 triệu thẻ căn cước công dân gắn chip về các địa phương để chuyển cho người dân. Thời gian tới, Bộ tiếp tục thu nhận và cấp căn cước cho công dân trên 14 tuổi toàn quốc.

Quảng cáo

Bộ Công an hiện đã cấp được 50 triệu căn cước công dân. Ảnh: Giang Huy

Về thông tin nhiều người dân phải đi chỉnh sửa lại dữ liệu do bị sai, đại diện Trung tâm cho hay Bộ Công an đã hướng dẫn các địa phương rà soát lại thông tin công dân trên hệ thống để cập nhật, chỉnh sửa.

Để tránh tình trạng người làm căn cước ở nơi tạm trú bị sai thông tin phải về công an nơi thường trú chỉnh sửa, Bộ Công an đã điều chỉnh phần mềm, cho phép công an cấp xã nơi tạm trú được điều chỉnh dữ liệu. Sau khi chỉnh sửa, công an nơi tạm trú sẽ gửi thông tin về công an thường trú phê duyệt yêu cầu.

Trung tâm đã thông kê và cho thấy số lượng công dân không được cấp căn cước do thông tin bị sai "chiếm tỉ lệ rất nhỏ so với tổng số thu nhận và gửi về cho công an địa phương". C06 đang tiếp tục đề ra các giải pháp khắc phục nhằm giảm tối đa việc người dân phải đi chỉnh sửa, đính chính thông tin.

C06 hướng dẫn, công dân chưa nhận được căn cước nếu muốn tra cứu thông tin hãy truy cập website dancuquocgia.mps.gov.vn hoặc tài khoản mạng xã hội mang tên Trung tâm dữ liệu quốc gia về dân cư. Tại hai địa chỉ này, công dân cũng có thể phản ánh các bất cập khi đi làm căn cước.

Dự án sản xuất, cấp, quản lý căn cước công dân được Thủ tướng phê duyệt đầu tháng 9/2020 với tổng đầu tư 2.800 tỷ đồng. Ngày 1/1, công an toàn quốc bắt đầu thu nhận cấp thẻ căn cước cho công dân từ 14 tuổi.

Video liên quan

Chủ Đề