Thân và đuôi của thằn lằn có ý nghĩa thích nghi là gì

Hãy trình bày đặc điểm cấu tạo ngoài của thằn lằn thích nghi với đời sống hoàn toàn ở cạn so với ếch đồng.

Đề bài

Hãy trình bày đặc điểm cấu tạo ngoài của thằn lằn thích nghi với đời sống hoàn toàn ở cạn so với ếch đồng.

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Để thích nghi với đời sống trên cạn, thằn lằn cần đảm bảo không bị mất nước, di chuyển và tìm kiếm thức ăn thuận lợi...

Lời giải chi tiết

Ếch đồng cần sống ở các khu vực gần nguồn nước, hoạt động về đêm để trách cho cơ thể mất nước. Nhưng thằn lằn không cần phụ thuộc vào lượng nước của môi trường vẫn có thể duy trì hoạt động trên cạn bình thường.

Thằn lằn bóng đuôi dài [lớp bò sát] có các đặc điểm thích nghi hoàn toàn với đời sống trên cạn so với ếch đồng như: 

+ Da khô, có vảy sừng bao bọc: ngăn cản sự thoát hơi nước [mất nước] của cơ thể.

+ Có cổ dài, linh hoạt: phát huy vai trò các giác quan nằm trên đầu, tạo điều kiện bắt mồi dễ dàng.

+ Mắt có mí cử động, có nước mắt: bảo vệ mắt, có nước mắt để màng mắt không bị khô.

+ Màng nhĩ nằm trong một hốc nhỏ bên đầu: bảo vệ màng nhĩ và hướng các dao động âm thanh vào màng nhĩ.

+ Thân dài, đuôi rất dài: động lực chính của sự di chuyển, định hướng chuyển động nhanh, linh hoạt, giữ thăng bằng khi di chuyển.

+ Bàn chân có năm ngón có vuốt: để bám vào nền khi di chuyển trên cạn.

Loigiaihay.com

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Sinh lớp 7 - Xem ngay

Thằn lằn bóng đuôi dài

- Môi trường sống: trên cạn.

- Đời sống:

  • Sống nơi khô ráo, thích phơi nắng.
  • Ăn sâu bọ.
  • Có tập tính trú đông.
  • Là động vật biến nhiệt.

- Sinh sản:

  • Thụ tinh trong.
  • Trứng có vỏ dai, nhiều noãn hoàng, phát triển trực tiếp.

1. Cấu tạo ngoài

  • Thằn lằn bóng đuôi dài có bốn chi ngắn, yếu với năm ngón chân có vuốt. Da khô có vảy sừng bao bọc. Cổ dài nên đầu có thể quay về các phía, mắt có mi cử động, màng nhĩ nằm ở trong hốc tai ở hai bên đầu.

Cấu tạo ngoài của thằn lằn bóng đuôi dài

A. Thằn lằn bóng; B. Ngón chân có vuốt

  • Đặc điểm cấu tạo ngoài của thằn lằn bóng đuôi dài thích nghi với đời sống ở cạn.

Da khô có vảy sừng

  • Da khô có vây sừng bao bọc: Ngăn cản sự thoát hơi nước của cơ thể

Cổ dài

  • Có cổ dài: Phát huy được các giác quan nằm trên đầu, tạo điều kiện bắt mồi dễ dàng

Mắt có mí

  • Mắt có mí cử động, có nước mắt: Bảo vệ mắt, giữ nước mắt để màng mắt không bị khô

Màng nhĩ nằm trong một hốc nhỏ bên đầu

  • Màng nhĩ nằm trong một hốc nhỏ bên đầu: Bảo vệ màng nhĩ và hướng các dao động âm thanh vào màng nhĩ

Thân đuôi rất dài

  • Thân dài đuôi rất dài: Động lực chính của sự di chuyển

Chân có 5 ngón vuốt

  • Bàn chân có 5 ngón có vuốt: Tham gia sự di chuyển trên cạn

2. Di chuyển

Khi di chuyển thân và đuôi tì vào đất, cử động uốn thân phối hợp các chi → tiến lên phía trước.

Cách di chuyển của thằn lằn

Các động tác của thân, đuôi và chi của thằn lằn khi di chuyển trên mặt đất

Chân cố định vào đất

Chân di động kéo con vật về phía trước

Những đoạn đường đã di chuyển được

Hướng di chuyển của thằn lằn

B. Trả Lời Câu Hỏi SGK

Hãy trình bày đặc điểm cấu tạo ngoài của thằn lằn thích nghi với đời sống hoàn toàn ở cạn so với ếch đồng?

Hướng dẫn giải

Thằn lằn bóng đuôi dài [lớp bò sát] có các đặc điểm thích nghi với đời sống trên cạn so với ếch đồng như:  

  • Da khô, có vảy sừng bao bọc: ngăn cản sự thoát hơi nước của cơ thể
  • Có cổ dài: phát huy vai trò các giác quan nằm trên đầu, tạo điều kiện bắt mồi dễ dàng
  • Mắt có mí cử động, có nước mắt: bảo vệ mắt, có nước mắt để màng mắt không bị khô
  • Màng nhĩ nằm trong một hốc nhỏ bên đầu: bảo vệ màng nhĩ và hướng các dao động âm thanh vào màng nhĩ
  • Thân dài, đuôi rất dài: động lực chính của sự di chuyển, định hướng chuyển động nhanh, linh hoạt, giữ thăng bằng khi di chuyển.
  • Bàn chân có năm ngón có vuốt: để bám vào nền khi di chuyển trên cạn.

Miêu tả thứ tự các động tác của thân và đuôi khi thằn lằn di chuyển, ứng với thứ tự cử động của chi trước và chi sau. Xác định vai trò của thân và đuôi?

Hướng dẫn giải

- Hoạt động bò của thằn lằn:

  • Chân trước trái và chân sau phải cố định vào đất, đuôi uốn sang phải, thân uốn sang trái, chân trước phải và chân sau trái tiến 1 bước về phía trước.
  • Chân trước phải và chân sau trái cố định vào đất, đuôi uốn sang trái, thân uốn sang phải, chân trước trái và chân sau phải tiến 1 bước về phía trước.
  • Kết thúc 1 chu kì bò thằn lằn di chuyển được 2 bước.

- Vai trò của thân và đuôi: khi thân và đuôi uốn mình dựa sát vào đất, tạo nên một lực ma sát, thắng được sức cản của đất nên đẩy con vật tiến lên. Thân và đuôi càng dài thì sức đẩy của thân và đuôi lên mặt đất càng mạnh, con vật bò càng nhanh.

Cấu tạo ngoài của Thằn lằn bóng đuôi dài thích nghi với đời sống trên cạn

B. Da trần ẩm ướt

Câu 1: Trình bày đặc điểm cấu tạo ngoài của ếch đồng, thằn lằn bóng đuôi dài, chim bồ câu, thỏ thích nghi với từng đời sống của chúng                                                                                      . Câu 2: Nêu đặc điểm chung, vai trò của lớp Lưỡng cư, lớp Bò sát, lớp Chim, lớp Thú                                                             . Câu 3: Kể tên 1 số đại diện của mỗi bộ trong từng lớp Lưỡng cư, lớp Bò sát, lớp Chim, lớp Thú.

chỉ mình với ạ  

Video liên quan

Chủ Đề