Thành phố nam định có bao nhiêu phường năm 2024

Vị trí Vĩ độ: 19°54′đến 20°40′độ vĩ bắc, Kinh độ: 105°55′ đến 106°45′ độ kinh đông.

Nam Định tiếp giáp với tỉnh Thái Bình ở phía bắc, tỉnh Ninh Bình ở phía nam, tỉnh Hà Nam ở phía tây bắc, giáp biển (vịnh Bắc Bộ) ở phía đông. Diện tích: 1.669 km². Địa hình: Địa hình Nam Định có thể chia thành 3 vùng: Vùng đồng bằng thấp trũng: gồm các huyện Vụ Bản, Ý Yên, Mỹ Lộc, Nam Trực, Trực Ninh, Xuân Trường. Đây là vùng có nhiều khả năng thâm canh phát triển nông nghiệp, công nghiệp dệt, công nghiệp chế biến, công nghiệp cơ khí và các ngành nghề truyền thống. Vùng đồng bằng ven biển: gồm các huyện Giao Thủy, Hải Hậu và Nghĩa Hưng; có bờ biển dài 72 km, đất đai phì nhiêu, có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế tổng hợp ven biển. Vùng trung tâm công nghiệp – dịch vụ thành phố Nam Định: có các ngành công nghiệp dệt may, công nghiệp cơ khí, công nghiệp chế biến, nội thất, các ngành nghề truyền thống, các phố nghề… cùng với các ngành dịch vụ tổng hợp, dịch vụ chuyên ngành hình thành và phát triển từ lâu. Thành phố Nam Định là một trong những trung tâm công nghiệp dệt, công nghiệp nhẹ của cả nước và trung tâm thương mại - dịch vụ phía Nam của đồng bằng sông Hồng. Nam Định có bờ biển dài 72 km có điều kiện thuận lợi cho chăn nuôi và đánh bắt hải sản. Ở đây có khu bảo tồn thiên nhiên quốc gia Xuân Thủy (huyện Giao Thủy) và có 4 cửa sông lớn: cửa Ba Lạt sông Hồng, cửa Đáy sông Đáy, cửa Lạch Giang sông Ninh Cơ và cửa Hà Lạn sông Sò. Khu dự trữ sinh quyển thế giới Tỉnh Nam Định có 2 trong số 5 khu vực đa dạng sinh học được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới châu thổ sông Hồng, 3 khu vực còn lại thuộc Thái Bình và Ninh Bình. Khu dự trữ sinh quyển châu thổ sông Hồng nằm trên địa bàn các xã ven biển thuộc 3 tỉnh Thái Bình, Nam Định và Ninh Bình đã được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới từ năm 2004 với những giá trị nổi bật toàn cầu về đa dạng sinh học và có ảnh hưởng lớn đến sự sống của nhân loại. Khu dự trữ sinh quyển châu thổ sông Hồng là một trong 8 khu dự trữ sinh quyển thế giới ở Việt Nam. Tại Nam Định, phạm vi do UNESCO công nhận gồm 2 tiểu vùng nằm ở cửa Ba Lạt và cửa Đáy Vườn quốc gia Xuân Thủy thuộc các xã Giao Thiện, Giao An, Giao Lạc, Giao Xuân của huyện Giao Thủy, Rừng phòng hộ ven biển Nghĩa Hưng thuộc các xã: Nghĩa Thắng, Nghĩa Phúc, Nghĩa Hải, Nghĩa Lợi; thị trấn Rạng Đông, xã Nam Điền huyện Nghĩa Hưng. Khí hậu Khu dự trữ sinh quyển châu thổ sông Hồng ở 3 tỉnh Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình là khu dự trữ sinh quyển thế giới

Cũng như các tỉnh trong vùng đồng bằng Bắc Bộ, Nam Định mang khí hậu cận nhiệt đới ẩm ấm. Nhiệt độ trung bình trong năm từ 23 – 24 °C. Tháng lạnh nhất là các tháng 12 và 1, với nhiệt độ trung bình từ 16 – 17 °C. Tháng 7 nóng nhất, nhiệt độ khoảng trên 29 °C. Lượng mưa trung bình trong năm từ 1.750 – 1.800 mm, chia làm 2 mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, mùa ít mưa từ tháng 11 đến tháng 2 năm sau. Số giờ nắng trong năm: 1.650 – 1.700 giờ. Độ ẩm tương đối trung bình: 80 – 85%. Mặt khác, do nằm trong vùng vịnh Bắc Bộ nên hàng năm Nam Định thường chịu ảnh hưởng của bão hoặc áp thấp nhiệt đới, bình quân từ 4 – 6 cơn/năm. Thuỷ triều tại vùng biển Nam Định thuộc loại nhật triều, biên độ triều trung bình từ 1,6 – 1,7 m; lớn nhất là 3,31 m và nhỏ nhất là 0,11 m. Bản đồ hành chính tỉnh Nam Định Hành chính Nam Định gồm có 1 Thành phố và 09 huyện: Thành phố Nam Định: 20 phường và 5 xã với 25 vạn dân Giao Thủy: 2 thị trấn và 20 xã Hải Hậu: 3 thị trấn và 32 xã Mỹ Lộc: 1 thị trấn và 10 xã Nam Trực: 1 thị trấn và 19 xã Nghĩa Hưng: 3 thị trấn và 22 xã Trực Ninh: 2 thị trấn và 19 xã Vụ Bản: 1 thị trấn và 17 xã Xuân Trường: 1 thị trấn và 19 xã Ý Yên: 1 thị trấn và 31 xã Nam Định có 230 đơn vị hành chính cấp xã gồm 195 xã, 20 phường và 15 thị trấn Dân số Theo điều tra dân dố 01/04/2010 Nam Định có 2.005.771 người với mật độ dân số 1.196 người/km². Kinh tế GDP Nam Định 6 tháng đầu năm 2013 ước tăng trưởng 10,2% ước đạt 15.615 tỷ đồng.Cũng theo báo cáo, chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) 6 tháng ước tăng 13% so với cùng kỳ năm 2012. Giá trị sản xuất công nghiệp (giá so sánh 2010) ước đạt 17.198 tỷ đồng, tăng 20,7% so cùng kỳ và đạt 40,2% kế hoạch. Có 24/30 sản phẩm chủ yếu có mức tăng trưởng cao hơn so cùng kỳ như nước uống, quần áo may sẵn... Tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng xã hội ước đạt 9.670 tỷ đồng, tăng 14,5% so cùng kỳ.

Giá trị hàng xuất khẩu trên địa bàn ước đạt 154,3 triệu USD, tăng 16,5% so cùng kỳ và đạt 38,6% kế hoạch năm. Giá trị hàng hoá nhập khẩu ước đạt 100,7 triệu USD, tăng 13,3% so cùng kỳ.

Trong 6 tháng đầu năm có 155 doanh nghiệp thành lập mới, với tổng số vốn đăng ký 560,39 tỷ đồng, đồng thời có 247 doanh nghiệp ngừng hoạt động, bỏ địa chỉ kinh doanh, giải thể. Trong khi đó, cùng kỳ năm 2012 có 202 doanh nghiệp thành lập mới và có 302 doanh nghiệp ngừng hoạt động, bỏ địa chỉ kinh doanh, giải thể. Các khu công nghiệp trong tỉnh Nam Định: Khu Công nghiệp Hòa Xá: thuộc thành phố Nam Định. Tổng diện tích: 326.8 ha. Tổng mức đầu tư dự kiến: 347 tỷ đồng, Mục tiêu xúc tiến thu hút đầu tư lấp đầy với 86 dự án.( Đã lấp gần đầy diện tích) Khu Công nghiệp Mỹ Trung: thuộc huyện Mỹ Lộc và phường Lộc Hạ, ở phía thành phố Nam Định, giáp Quốc lộ 10, khu đất quy hoạch có diện tích 150 ha, có thể phát triển lên 190 ha. Tổng mức đầu tư khoảng 300 - 350 tỷ đồng. Khu Công nghiệp Thành An: Thuộc địa bàn thành phố Nam Định và xã Tân Thành - Vụ Bản, nằm giáp trục đường Quốc lộ 10, gần Đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình và tuyến đường nối từ Quốc lộ 10 sang đường 21 dẫn đến cảng Hải Thịnh và các huyện phía Nam của tỉnh. Khu công nghiệp Thành An có thể mở rộng với quy mô khoảng 150 ha đã quy hoạch chi tiết. Tổng mức đầu tư khoảng 350-400 tỷ đồng. Khu Công nghiệp Bảo Minh: Thuộc địa bàn huyện Vụ Bản. Phía Bắc và phía Đông giáp xã Kim Thái, phía Tây giáp xã Liên Bảo, phía Nam giáp đường Quốc lộ 10, cách thành phố Nam Định 10 km, cách Thị trấn Gôi - Vụ Bản 5 km. Khu Công nghiệp Bảo Minh nằm ven trục đường quốc lộ 10 cạnh đường sắt Bắc Nam và Đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bìnhnên giao thông từ Khu Công nghiệp đến các nơi khác như Hà Nội, cảng Hải Phòng có nhiều thuận lợi. Diện tích 200 ha đang quy hoạch chi tiết. Tổng mức đầu tư khoảng 300- 400 tỷ đồng. Khu Công nghiệp Hồng Tiến: Thuộc địa bàn 2 xã Yên Hồng và Yên Tiến, huyện ý Yên, cách Thành phố Nam Định khoảng 25 km, cách thành phố Ninh Bình khoảng 6 km, nằm gần cảng Ninh Phúc, cạnh tuyến đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình, và có tuyến đường sắt Bắc Nam. KCN Hồng Tiến có thể mở rộng với quy mô khoảng 250ha. Khu công nghiệp đã được Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đăng ký đầu tư kinh doanh hạ tầng. Khu Kinh tế Ninh Cơ: Do Tập đoàn Công nghiệp tàu thuỷ VINASHIN đề xuất, vị trí tại cửa sông Ninh Cơ, diện tích khoảng 500 ha, bao gồm: Cảng biển; công nghiệp đóng tàu; công nghiệp cơ khí, chế biến; dịch vụ vận tải; dịch vụ du lịch và các loại hình sảng xuất kinh doanh dịch vụ đa dạng 2 bên cửa sông Ninh Cơ thuộc huyện Hải Hậu và Nghĩa Hưng. Các cụm công nghiệp khác: Đã xây dựng 17 cụm công nghiệp huyện và thành phố với tổng diện tích 270 ha, thu hút được 352 doanh nghiệp và các hộ vào đầu tư sản xuất với tổng vốn đầu tư đăng ký 1.075 tỷ đồng và thu hút được hơn 9.000 lao động Văn hóa - xã hội Truyền thống Giáo dục Nam Định là một tỉnh có bề dày văn hóa và truyền thống hiếu học của cả nước. Sở Giáo Dục cũng như Đội tuyển thi học sinh giỏi Quốc gia nhiều năm xếp thứ nhất toàn quốc

Trường Trung học phổ thông chuyên Lê Hồng Phong (Trường Thành Chung Nam Định xưa) được xếp vào hạng hàng đầu của cả nước về thành tích học tập. Ngoài ra, có một số ngôi trường khác cũng khá nổi bật là các trường thpt Giao Thủy A, (trường Trung học phổ thông Chuẩn quốc gia năm 2003),trường Trung học phổ thông Xuân trường A, Trung học phổ thông Trần Hưng Đạo (trường Trung học phổ thông Chuẩn quốc gia năm 2009), Nguyễn Khuyến (Trường trung học phổ thông đạt chuẩn quốc gia), Hải Hậu A (trường chuẩn quốc gia năm 2003),Trung học phổ thông Tống Văn Trân(trường chuẩn quốc gia năm 2012), Trung học phổ thông Lý Tự Trọng, Trung học cơ sở Trần Đăng Ninh, Trung học cơ sở Phạm Hồng Thái, Trung học cơ sở Nguyễn Hiền ,Trung học phổ thông Nghĩa Hưng A, Trung học phổ thông Mỹ Tho - Ý Yên. Ngoài ra trong tốp 200 trường có kết quả cao nhất cả nước thì Nam Định có tới 17 trường, cứ trung bình mỗi trung tâm cấp huyện hay thành phố có 2 trường nằm trong tốp các trường dẫn đầu cả nước chiếm tỷ lệ xấp xỉ 50% các trường toàn tỉnh. Trong Top 100 trường Trung học phổ thông tốt nhất Việt Nam năm 2009, Nam Định có tới 7 trường. Di tích lịch sử Đền Trần là khu đền thờ các vị vua đời Trần nằm trên địa phận phường Lộc Vượng, Thành phố Nam Định. Nơi đây vào đúng giờ Tý rằm tháng Giêng âm lịch có lễ Khai Ấn. Tương truyền các vua Trần nghỉ tết âm lịch hàng năm đến rằm tháng Giêng thì Khai Ấn trở lại quốc sự. Lễ Khai Ấn hàng năm rất nhiều khách các tỉnh về Nam Định dự và xin lộc vua Trần. Đền An Lá (còn gọi là đình Cả), nằm trên mảnh đất rộng hơn 3000m2, xung quanh là cánh đồng thuộc thôn An Lá, xã Nghĩa An, huyện Nam Trực, cách trung tâm thành phố Nam Định gần 4 km theo tỉnh lộ 490C (quốc lộ 55 cũ). Đền thờ ông Nguyễn Tấn, một danh tướng thời Đinh. Lễ hội hàng năm tổ chức vào ngày 9 đến 12 tháng 3 âm lịch hàng năm. Lễ hội chính vào ngày 10-3 âm lịch. Hội Phủ Giầy thờ Thánh mẫu Liễu Hạnh Chùa Keo Hành Thiện: Cách Hà Nội 108 km về phía nam, thẳng cầu Đò Quan 18 km, đến Làng Hành Thiện, Xã Xuân Hồng, Huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định. Ở đây có một di tích lịch sử được xếp hạng của Bộ văn hóa là Chùa Keo (Hành Thiện) – “Thần Quang Tự” được xây dựng năm 1062 vào thờ nhà Lý. Ngoài ra còn có khu nhà ở của bác Trường Chinh. Chùa Cổ Lễ nơi thiền sư Nguyễn Minh Không trụ trì (cùng với các thiền sư Từ Đạo Hạnh và Giác Hải là Nam thiền tam tổ) Phủ Quảng Cung (Phủ Nấp) thờ Thánh mẫu Liễu Hạnh, giáng sinh lần thứ nhất ở xã Yên Đồng, Ý Yên Quần thể các di tích thờ Vua Đinh Tiên Hoàng ở Nam Định gồm Đền Vua Đinh (Yên Thắng), đền Thượng, đình Thượng Đồng, đình Cát Đằng ở Yên Tiến, Ý Yên và đền Vua Đinh ở làng việt cổ Bách Cốc, Vụ Bản. Tháp chuông chùa Phổ Minh ngày trước có vạc Phổ Minh là một trong An Nam tứ đại khí, chùa Vọng Cung. Mộ Tam Nguyên Yên Đổ Nguyễn Khuyến, tại núi Phương Nhi, xã Yên Lợi phía bắc huyện Ý Yên. Mộ nhà thơ Tú Xương, tại Công viên Vị Xuyên, thành phố Nam Định. Làng Tức Mặc, Phường Lộc Vượng, thành phố Nam Định xưa là phủ Thiên Trường là quê hương của các vua nhà Trần, một trong những triều đại lừng danh nhất trong lịch sử Việt Nam với chiến tích 3 lần chiến thắng Nguyên Mông. Đặc sản ẩm thực Nam Định có nhiều đặc sản nổi tiếng như: Gạo tám xoan, Hải Hậu và Chuối ngự là hai vật phẩm dùng để tiến vua thời phong kiến.Gỏi nhệch,gỏi sứa, cá nướng thơm Hải Hậu.Làng giò truyền thống với đa dạng các loại giò lạc, giò xào,giò mỡ, mộc, chả quận, chả đĩa thuộc'''Hùng Uyển- Thị Trấn Cồn- Hải Hậu'''. Ngoài ra còn có gạo nếp cái hoa vàng Hải hậu. Thịt cầy, tiểu hổ Nam Trực,Hải Hậu, Giao Thủy,Nghĩa Hưng Phở bò Nam Định, Bánh gai Bà Thi - TP Nam Định, Bánh chưng Bà Thìn - Hải Hậu, kẹo dồi (được cho là xuất phát từ ngôi làng trong tác phẩm Tắt đèn của Ngô Tất Tố), Bánh đậu xanh Hanh Tụ, Bánh nhãn - Hải Hậu, Kẹo Sìu Châu (Là kẹo lạc Nam Định. Nguyên lò nấu kẹo nổi tiếng đầu tiên nằm gần một hội quán của người Triều Châu, nên có tên dân gian là kẹo Sìu Châu); Bún chả Thành Nam, Nem nắm Giao Thủy, Nem Chạo Giao Xuân - Giao Thủy, gỏi Nem Chạo Giao Xuân - Giao Thủy,Nem Tung Hải Hậu, Các đặc sản biển Hải Hậu, Giao Thủy là món ăn nổi tiếng toàn quốc nhất là khu vực phía nam, không những thế du khách thế giới cũng rất ưa thích. Với các món ăn trên người Nam Định thường dùng với Rượu Bỉnh Ri - Giao Thịnh nổi tiếng xưa nay được lên men từ loại gạo nếp thơm ngon của Huyện Giao Thủy. RƯỢu phú lễ Hải chÂu. Lạc rang Cụ ChỮ(bị thất truyền rồi)

Nguồn: http://vi.wikipedia.org