Theế nào là hàng hóa chưa được phép lưu hành năm 2024

Hàng hóa có vai trò vô cùng quan trọng đối với cuộc sống của con người, Nhà nước luôn tạo điều kiện để hoạt động sản xuất, trao đổi, kinh doanh hàng hóa phát triển, thúc đẩy nền kinh tế đất nước. Tuy nhiên, trên thị trường vẫn tồn tại những loại hàng hóa gây ảnh hưởng tiêu cực đến kinh tế, xã hội, sức khỏe con người. Điều đó đòi hỏi Nhà nước phải can thiệp, ban hành các danh mục hàng hóa cấm lưu thông. Vậy hàng cấm là gì? Hãy cùng NPLaw tìm hiểu ngay sau đây.

Theế nào là hàng hóa chưa được phép lưu hành năm 2024

I. Thực trạng hoạt động sản xuất, buôn bán, tàng trữ, vận chuyển hàng cấm hiện nay

Tình hình buôn bán, vận chuyển hàng cấm là ma túy vẫn tiềm ẩn và diễn ra phức tạp, tập trung chủ yếu ở địa bàn các tỉnh Sơn La, Lạng Sơn, Điện Biên,... Tình hình vận chuyển trái phép, buôn lậu khẩu trang y tế không rõ nguồn gốc vẫn diễn ra phức tạp (điển hình ngày 21/8/2020, Bộ đội Biên phòng và Hải quan Cao Bằng phát hiện và thu giữ gần 700.000 chiếc khẩu trang y tế không có hóa đơn chứng từ)

Đáng chú ý, các đối tượng buôn lậu rất manh động, sẵn sàng chống trả lực lượng chức năng khi bị phát hiện như tại Bắc Giang, vụ dừng, kiểm tra xe ô tô của lực lượng chức năng, làm một chiến sĩ Công an đã hy sinh, qua khám xét ôtô phát hiện 2 tấn linh kiện điện thoại các loại không có hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ.

Trong khi đó, tại tuyến biên giới, cửa khẩu, địa bàn các tỉnh miền Trung - Tây Nguyên, tình hình hoạt động buôn lậu, vận chuyển trái phép ma túy qua biên giới cũng diễn ra rất phức tạp, các vụ việc đã phát hiện, bắt giữ có số lượng ma túy lớn, đối tượng dùng nhiều thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt, liều lĩnh và manh động, có vũ khí nóng sẵn sàng chống trả khi bị bao vây, bắt giữ.

II. Hàng cấm được hiểu thế nào?

1. Khái niệm hàng cấm

Căn cứ vào Khoản 1 Điều 190 Bộ luật Hình sự hiện hành, hàng cấm được hiểu là hàng hóa mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng, chưa được phép lưu hành, chưa được phép sử dụng tại Việt Nam.

(Ảnh minh họa hàng cấm)

2. Danh mục hàng cấm theo pháp luật Việt Nam

Theo Phần thứ nhất Danh mục chi tiết hàng hóa cấm lưu thông, dịch vụ thương mại cấm thực hiện; hàng hoá, dịch vụ cấm kinh doanh, kinh doanh có điều kiện ban hành kèm Quyết định số 88/2000/QĐ-BTM, các hàng hóa cấm kinh doanh bao gồm các loại sau:

  • Vũ khí, đạn dược, quân trang, quân dụng, phương tiện kỹ thuật chuyên dùng của các lực lượng vũ trang
  • Các chất ma tuý
  • Một số hóa chất có độc tính mạnh
  • Các hiện vật thuộc di tích lịch sử, văn hóa, bảo tàng
  • Các sản phẩm văn hóa phản động, đồi truỵ, mê tín dị đoan hoặc có hại tới giáo dục nhân cách
  • Thuốc lá điếu sản xuất tại nước ngoài
  • Các loại pháo
  • Các loại thuốc phòng bệnh chữa bệnh cho người và gia súc, thuốc bảo vệ thực vật và các loại trang thiết bị, dụng cụ y tế chưa được phép sử dụng tại Việt Nam
  • Thực vật, động vật hoang dã thuộc danh mục Công ước quốc tế quy định mà Việt Nam tham gia ký kết và các loại động vật, thực vật quý hiếm khác cần được bảo vệ
  • Một số loại đồ chơi trẻ em có hại tới giáo dục nhân cách, sức khỏe của trẻ em hoặc tới an ninh, trật tự, an toàn xã hội

Như vậy, pháp luật nước ta đã liệt kê chi tiết các loại hàng hóa cấm sản xuất và lưu thông, trường hợp các cá nhân, tổ chức thực hiện việc sản xuất, buôn bán hàng cấm sẽ bị xử phạt theo quy định của Bộ Luật Hình sự hiện hành.

III. Hành vi sản xuất, buôn bán, tàng trữ, vận chuyển hàng cấm sẽ bị xử lý như thế nào?

1. Khi nào hành vi sản xuất buôn bán tàng trữ vận chuyển hàng cấm được coi là tội phạm?

Cấu thành tội phạm là tổng thể các dấu hiệu pháp lý đặc trưng khách quan và chủ quan được quy định trong Bộ luật Hình sự thể hiện một hành vi nguy hiểm cho xã hội cụ thể là tội phạm, tức là căn cứ vào các dấu hiệu đó một hành vi nguy hiểm cho xã hội bị coi là tội phạm. Dưới những ảnh hưởng tiêu cực của hàng cấm đến sức khỏe, tính mạng con người, trật tự an ninh xã hội… pháp luật Việt Nam quy định hành vi sản xuất buôn bán, tàng trữ, vận chuyển hàng cấm là tội phạm, được quy định tại Điều 190 Bộ luật Hình sự hiện hành. Các yếu tố cấu thành Tội sản xuất, buôn bán hàng cấm bao gồm:

a. Khách thể của tội phạm

Khách thể của tội phạm là quan hệ xã hội bị tội phạm xâm hại. Nếu quan hệ xã hội không bị xâm hại thì không có hành vi nguy hiểm cho xã hội và tất yếu không có tội phạm. Do đó, khi đề cập đến tội phạm thì trước tiên cần phải xác định quan hệ xã hội mà luật hình sự bảo vệ bị xâm hại.

Khách thể của tội phạm là xâm phạm đến chế độ độc quyền của Nhà nước trong quản lý, sản xuất, kinh doanh một số loại hàng hóa bị cấm.

b. Mặt khách quan của tội sản xuất buôn bán, tàng trữ, vận chuyển hàng cấm

Thể hiện ở hành vi sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm. Điều luật quy định nhiều hành vi khách quan khác nhau như: sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán. Vì vậy, khi định tội tùy vào từng trường hợp cụ thể mà người phạm tội thực hiện hành vi nào thì định tội theo hành vi đó, mà không định hết tất cả các hành vi được liệt kê trong điều luật. Ví dụ: một người chỉ thực hiện hành vi vận chuyển hàng cấm thì không định tội là “Sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm”. Nếu một người thực hiện hành vi tàng trữ và buôn bán hàng cấm thì định tội là “Tàng trữ, buôn bán hàng cấm”.

Sản xuất hàng cấm là hành vi làm ra hàng cấm, bao gồm: việc làm mới hoàn toàn; lắp ráp từ những bộ phận của hàng hóa theo tính năng tác dụng của hàng hóa đó. Người sản xuất có thể tham gia vào cả quá trình làm ra hàng cấm hoặc chỉ tham gia vào cả quá trình làm ra hàng cấm hoặc chỉ tham gia vào một công đoạn của quá trình làm ra hàng cấm.

Tàng trữ hàng cấm là hành vi cất giữ hàng cấm ở bất kỳ chỗ nào một cách trái phép. Nơi tàng trữ có thể là nơi ở, nơi làm việc, mang theo trong người, trong hành lý hoặc cách giấu bất kỳ một vị trí nào khác mà người tàng trữ đã chọn. Thời gian tàng trữ dài hay ngắn không có ý nghĩa đối với việc truy cứu trách nhiệm pháp lý.

Vận chuyển hàng cấm là hành vi đưa hàng cấm từ nơi này đến nơi khác một cách trái phép. Hình thức vận chuyển có thể là trực tiếp hoặc gửi hàng cấm từ địa điểm này đến địa điểm khác bằng cứ đường nào (đường bộ, đường thủy, đường sắt, đường hàng không, đường bưu điện).

Buôn bán hàng cấm là hành vi mua đi bán lại hàng cấm dưới bất kỳ hình thức nào như mua bán thông thường, đổi, thanh toán công nợ bằng hàng cấm. Không đòi hỏi phải có đầy đủ cả hai hành vi mua và bán hàng cấm mà chỉ cần có một trong hai hành vi đó người thực hiện hành vi buôn, bán cũng phải bị truy cứu trách nhiệm pháp lý về tội buôn bán hàng cấm.

c. Mặt chủ quan của tội sản xuất buôn bán hàng cấm

Về dấu hiệu lỗi của tội sản xuất buôn bán, tàng trữ vận chuyển hàng cấm: Lỗi là thái độ tâm lý của người thực hiện hành vi đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội và hậu quả do hành vi đó của mình gây ra, đây là dấu hiệu bắt buộc phải có ở mọi tội phạm.

Người thực hiện hành vi sản xuất buôn bán hàng cấm có lỗi cố ý trực tiếp, tức là nhận thức rõ hành vi sản xuất, buôn bán, tàng trữ vận chuyển hàng cấm là vi phạm pháp luật, thấy trước được hậu quả của hành vi sản xuất buôn bán hàng cấm là gây nguy hiểm cho xã hội mà vẫn mong muốn hoặc bỏ mặc hậu quả xảy ra.

d. Chủ thể của tội sản xuất buôn bán hàng cấm

Chủ thể của tội sản xuất buôn bán hàng cấm là người có năng lực trách nhiệm hình sự. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, có năng lực trách nhiệm hình sự được hiểu là trong lúc thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội thì người đó bị mắc bệnh tâm thần hoặc các bệnh khác mà mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình.

2. Xử lý hành vi sản xuất, buôn bán

Tại Điều 190 Bộ luật Hình sự hiện hành có quy định về tội sản xuất, buôn bán hàng cấm, người nào thực hiện hành vi sản xuất, buôn bán hàng cấm có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với hình phạt từ 1 năm đến 15 năm tù, đối với pháp nhân thương mại thì áp dụng hình phạt theo quy định trên. Trường hợp chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự, hành vi buôn bán hàng cấm bị xử lý theo quy định tại Điều 8 Nghị định 98/2020/NĐ-CP, mức phạt với hành vi buôn bán hàng cấm.

IV. Giải đáp một số thắc mắc thường gặp về hàng cấm

1. Vận chuyển hàng cấm là pháo nổ có bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay không?

Căn cứ tại điểm c Khoản 1 Điều 191 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi tại điểm a khoản 41 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định, người nào tàng trữ, vận chuyển hàng cấm là pháo nổ từ 06 kilôgam đến dưới 40 kilôgam thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

Do đó, người nào vận chuyển hàng cấm là pháo nổ từ 06 kilogam đến dưới 40 kilogam thì mới phải chịu trách nhiệm hình sự.

2. Tàng trữ hàng cấm là thuốc lá điếu nhập lập với số lượng 2500 bao thì bị phạt bao nhiêu tiền theo quy định?

Căn cứ theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 191 Bộ luật Hình sự 2015, được sửa đổi bởi điểm a khoản 41 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017, người nào tàng trữ, vận chuyển hàng cấm là thuốc lá điếu nhập lậu từ 1.500 bao đến dưới 3.000 bao thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

Như vậy, việc bạn tàng trữ hàng cấm là thuốc lá điếu nhập lậu với số lượng 2500 bao thì nằm trong khoản phải chịu xử lý hình sự với mức phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

3. Súng bắn nước có phải là hàng hóa cấm lưu thông, buôn bán hay không?

Quy định tại Chương X Danh mục hàng hóa cấm lưu thông, dịch vụ thương mại cấm thực hiện ban hành kèm theo Quyết định 88/2000/QĐ-BTM có bao gồm các loại đồ chơi có hình dáng giống như các loại súng như súng bắn nước, hơi nước; súng bắn phát quang hoặc bắn gây tiếng nổ. Do đó, súng bắn nước là đồ chơi bị cấm theo quy định của pháp luật.

4. Chưa có giấy chứng nhận hợp quy mà đã cho lưu thông trên thị trường có bị coi là hàng cấm hay không?

Hàng cấm được hiểu là: hàng hóa mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng, chưa được phép lưu hành, chưa được phép sử dụng tại Việt Nam. Người nào vi phạm tội sản xuất, buôn bán, tàng trữ hàng cấm sẽ chịu trách nhiệm hình sự được quy định tại Bộ luật Hình sự hiện hành.

Trường hợp chưa có chứng nhận hợp quy, không gắn dấu hợp quy và đăng ký hồ sơ chất lượng theo quy định tức là hàng hóa được phép lưu hành nhưng chỉ là chưa có chứng nhận thì không đủ cơ sở để xem nó là hàng cấm.

Tuy nhiên, anh/chị không được phép lưu thông hàng hóa trong khi chờ cấp giấy chứng nhận hợp quy, nếu vi phạm sẽ bị phạt vi phạm hành chính.

5. Nếu bị kiểm tra hoặc bắt giữ khi bị vi phạm pháp luật về hàng cấm thì cần phải làm gì?

Trong trường hợp bị kiểm tra hoặc bắt giữ khi bị vi phạm pháp luật về hàng cấm thì phải nhanh chóng tìm Luật sư tham gia tư vấn, bảo vệ quyền hợp pháp của mình.

V. Dịch vụ tư vấn và thực hiện thủ tục liên quan đến hàng cấm

Nếu quý khách cần một đơn vị hỗ trợ pháp lý trong việc tư vấn chuyên sâu về tội buôn bán sản xuất, vận chuyển hàng cấm, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ tốt nhất. Ngoài việc tư vấn các vấn đề pháp lý liên quan đến yêu cầu của quý khách hàng, chúng tôi còn trực tiếp soạn thảo hồ sơ, đại diện cho khách hàng làm việc với cơ quan nhà nước cho đến khi nhận được kết quả cuối cùng.

NPLAW tự tin với đội ngũ chuyên viên tư vấn, luật sư có nhiều năm kinh nghiệm trong tư vấn pháp luật sẽ mang đến cho quý khách những trải nghiệm tốt nhất khi sử dụng dịch vụ của chúng tôi.


Trên đây là thông tin giải đáp vướng mắc về tội bức cung NPLAW gửi đến Quý độc giả. Nếu Quý độc giả có bất kỳ vướng mắc nào liên quan cần giải đáp thêm, xin vui lòng liên hệ với NPLAW theo thông tin liên hệ sau: