Tuyên truyền phòng chống ma túy trong nhà trường

Theo Quyết định số 633/QĐ-BGDĐT về ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình phòng, chống ma túy trong ngành Giáo dục đến năm 2025.
Để đảm bảo hoàn thành các chỉ tiêu đã đề ra, Chương trình xác định các nhiệm vụ, giải pháp sau:

 - Ngành Giáo dục các cấp xây dựng kế hoạch cụ thể tổ chức phổ biến, tuyên truyền, giáo dục triển khai thực hiện hiệu quả Chương trình PCMT đến năm 2025 của Thủ tướng Chính phủ tại Quyết định 1452/QĐ-TTg ngày 31/8/2021.
 - Xây dựng tài liệu hướng dẫn tăng cường giảng dạy trong chương trình chính khóa và tổ chức lồng ghép tuyên truyền, phổ biến giáo dục thông qua các hoạt động trải nghiệm, hoạt động ngoại khóa các nội dung về phòng ngừa ma túy cho HSSV của các cấp học phù hợp với Chương trình giáo dục phổ thông 2018.
 - Tổ chức tập huấn trang bị kiến thức và kỹ năng PCMT cho đội ngũ nhà giáo ở các cơ sở giáo dục có năng lực chỉ đạo, tổ chức thực hiện giảng dạy, tích hợp vào chương trình chính khóa, lồng ghép tuyên truyền, giáo dục trong các hoạt động giáo dục của nhà trường; có đủ năng lực tư vấn giải quyết các vướng mắc liên quan đến vấn đề phòng chống ma tuý cho HSSV khi cần.
- Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức, ý thức phòng, chống tệ nạn ma túy; xây dựng, nhân rộng các mô hình, điển hình tiên tiến trong công tác PCMT; thực hiện tốt công tác biểu dương, khen thưởng nhằm động viên kịp thời những điển hình tiêu biểu trong công tác PCMT trong trường học.
 Tăng cường sự phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong công tác quản lý HSSV, không để học sinh, sinh viên tham gia các tệ nạn ma túy và các phạm pháp luật; thiết lập các kênh tố giác qua môi trường mạng, mạng xã hội.
 - Phối hợp với cơ quan công an, chính quyền địa phương xây dựng, tổ chức thực hiện công tác bảo đảm an ninh, trật tự khu vực trường học, xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh; kịp thời nắm bắt thông tin, phát hiện sớm để có biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn các vi phạm pháp luật, tội phạm trong HSSV liên quan đến tệ nạn ma túy.
 - Phát động phong trào các nhà trường tham gia phòng, chống tệ nạn ma túy; đề cao vai trò, trách nhiệm của các thành viên trong cơ sở giáo dục, gia đình người học. Thường xuyên cập nhật, tuyên truyền, giáo dục, phổ biến thông tin cho các thành viên trong cơ sở giáo dục về nguy cơ, tác hại, hậu quả của tệ nạn ma túy; đặc biệt là phương thức, thủ đoạn ngày càng tinh vi của tội phạm.
 - Tổ chức kiểm tra đôn đốc triển khai thực hiện tại các cơ sở giáo dục đóng trên địa bàn phức tạp về PCMT; tổ chức sơ kết công tác phòng, chống tệ nạn ma túy theo từng năm đến năm 2024 và tổng kết năm 2025; rút kinh nghiệm, đề ra các giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác phòng, chống trong tình hình mới.
 - Quan tâm, ưu tiên bố trí nguồn lực triển khai công tác PCMT theo khả năng, điều kiện của ngành, địa phương, cơ sở giáo dục trong từng năm, đến năm 2025; tăng cường đầu tư, hỗ trợ trang bị thiết bị để tuyên truyền, giáo dục PCMT cho HSSV đối với các nhà trường ở vùng kinh tế khó khăn.
 - Cụ thể hóa chủ trương “Xã hội hóa” của Chính phủ về công tác PCMT nhằm huy động các nguồn lực xã hội tham gia vào công tác này, giảm các chi phí cho công tác PCMT từ ngân sách quốc gia.
 Bộ Giáo dục và Đào tạo giao cho Vụ Giáo dục chính trị và Công tác học sinh, sinh viên chủ trì phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan triển khai thực hiện các nội dung của Kế hoạch này.
 Các Sở Giáo dục và Đào tạo đưa nội dung tuyên truyền, giáo dục pháp luật về phòng, chống ma túy tích hợp vào chương trình giảng dạy chính khóa và lồng ghép trong các hoạt động giáo dục cho học sinh theo chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
 Các Đại học, Học viện, Trường Đại học, Cao đẳng sư phạm đưa nội dung tuyên truyền, giáo dục pháp luật về phòng, chống ma túy tích hợp lồng ghép vào “Tuần sinh hoạt công dân học sinh, sinh viên” đầu năm học, khóa học theo chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

  • Đang truy cập481
  • Hôm nay199,904
  • Tháng hiện tại3,798,325
  • Tổng lượt truy cập124,441,733

Như chúng ta đã biết, Ma túy là một trong những đại họa mà toàn nhân loại phải đối mặt và đang là vấn đề nhức nhối, ám ảnh xã hội Việt Nam nói riêng, thế giới nói chung. Càng gần ma túy thì càng xa cuộc đời, đến với ma túy là đến với sự hủy diệt. Trong những tháng đầu năm 2022, tình hình tội phạm ma túy và người nghiện ma túy trên địa bàn thành phố Kon Tum có diễn biến khá phức tạp. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến nhiều tệ nạn khác, làm mất an ninh trật tự, gây tâm lý bất an trong nhân dân.

Hưởng ứng “Tháng hành động phòng, chống ma túy – tháng 6”, và “Ngày toàn dân phòng, chống ma túy 26 tháng 6”, Đoàn trường THPT chuyên Nguyễn Tất Thành thực hiện Chủ đề của tháng hành động: “Nâng cao hiệu quả công tác cai nghiện ma túy và quản lý người sử dụng trái phép chất ma túy – Vì một cộng đồng khỏe mạnh và an toàn”.

Cuộc đấu tranh phòng chống tệ nạn này hết sức khó khăn và vất vả, đòi hỏi sự quyết tâm và nỗ lực rất lớn của tất cả các ngành, các cấp và toàn xã hội. Như vậy mới có thể từng bước ngăn chặn và đẩy lùi được tệ nạn và mang lại một cuộc sống bình yên và hạnh phúc.

Những năm gần đây, thanh thiếu niên, học sinh, sinh viên có nguy cơ bị cuốn vào con đường nghiện ngập ma túy ngày càng cao. Đặc biệt, các loại ma túy ngày càng phong phú, đa dạng và dễ sử dụng hơn trước khiến cho ma túy càng dễ dàng xâm nhập vào đời sống của giới trẻ.

Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến kinh tế xã hội, chính trị, văn hóa; gây mất trật tự an toàn xã hội, là nguồn gốc của nhiều loại tội phạm hình sự, như trộm cắp, lừa đảo,  cướp của, giết người… Đồng thời, ma túy chính là con đường ngắn nhất dẫn tới lây nhiễm HIV/AIDS do dùng chung kim tiêm ở các tụ điểm với những người nghiện có sẵn vi rút HIV. Ở Việt Nam số con nghiện nhiễm HIV/AIDS ngày một tăng và thời gian dẫn đến cái chết thường diễn ra nhanh hơn.

Trước thực trạng sử dụng ma túy ngày càng lan rộng và khó kiểm soát, Việt Nam thực hiện các điều ước quốc tế về phòng, chống ma túy và các điều ước quốc tế khác có liên quan mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia trên nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và các bên cùng có lợi; hợp tác với các nước, các tổ chức quốc tế, tổ chức, cá nhân nước ngoài trong hoạt động phòng, chống ma tuý.

Những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, biện pháp nhằm tăng cường công tác đấu tranh phòng chống tệ nạn xã hội và tội phạm về ma túy. Đồng thời, các cấp, các ngành cũng đưa ra nhiều biện pháp nhằm từng bước đẩy lùi loại tội phạm đặc biệt nguy hiểm này. Tuy nhiên, do áp lực rất lớn của hoạt động tội phạm ma túy tại các nước trong khu vực diễn biến về tội phạm ma túy ở nước ta vẫn vô cùng phức tạp, với tính chất ngày càng nghiêm trọng.

Hưởng ứng tháng hành động phòng, chống ma tuý năm 2022 với chủ đề :“Nâng cao hiệu quả công tác cai nghiện ma túy và quản lý người sử dụng trái phép chất ma túy – Vì một cộng đồng khỏe mạnh và an toàn” nhằm tiếp tục nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các cấp, các ngành, các tầng lớp nhân dân về công tác đấu tranh phòng, tội phạm ma túy trên địa bàn tỉnh, Sở giáo dục và đào tạo ban hành văn bản số 1031/SGDĐT-VP ngày 27/5/2022 yêu cầu các đơn vị, cơ sở giáo dục trong toàn tỉnh thực hiện nhiệm vụ cụ thể nhằm tuyên truyền rộng rãi, tạo sự chuyển biến tích cực trong nhận thức, trách nhiệm của các cơ sở giáo dục và đào tạo; cán bộ, giáo viên, người lao động, học sinh, sinh viên trong công tác phòng ngừa, ngăn chặn tệ nạn xã hội tại địa phương, trong ngành giáo dục và đào tạo. Đồng thời, nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước, ý thức trách nhiệm của cán bộ, công chức, người lao động trong các cơ quan, tổ chức và giáo viên và học sinh, sinh viên trong công tác phòng, chống ma túy, với chủ đề “Hãy bảo vệ thế hệ trẻ trước thảm họa ma túy”.

Tổ chức các hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống ma túy, nhất là phổ biến các hậu quả của việc tàng trữ, sản xuất, mua bán, vận chuyển trái phép chất ma túy; trong đó trọng tâm là hậu quả, tác hại của ma túy, đặc biệt là ma túy tổng hợp và các chất gây nghiện, chất hướng thần núp bóng các vỏ bọc, hình thức như: tem giấy, bùa lưỡi, cỏ Mỹ, bóng cười… cho cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh, học viên và cha mẹ học sinh biết, phòng tránh.

Lồng ghép nội dung tuyên truyền phòng, chống ma túy vào các hoạt động sinh hoạt hè của học sinh, sinh viên; gắn với các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao, thi tìm hiểu pháp luật, tập huấn, tọa đàm, nói chuyện chuyên đề… Vận động nhân dân tích cực tham gia phong trào phát hiện, tố giác tội phạm về ma túy; giúp đỡ người nghiện ma túy cai nghiện và tái hòa nhập cộng đồng.

Vì tương lai của bản thân và gia đình, vì thế hệ mai sau, vì sự tồn vong của dân tộc. Chúng ta quyết ngăn chặn, bài trừ tận gốc tệ nạn ma tuý ra khỏi cuộc sống đem lại sự bình yên cho mọi nhà và đảm bảo trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh Kon Tum.

Thông qua Bài tuyên truyền này Ban Chấp hành Đoàn trường muốn gửi đến tất cả cán bộ, giáo viên – nhân viên và các bạn đoàn viên thanh niên học sinh trường THPT chuyên Nguyễn Tất Thành thông điệp:

Vì sức khoẻ của bạn, hạnh phúc gia đình bạn, hãy tránh xa ma tuý”

BCH Đoàn trường THPT chuyên Nguyễn Tất Thành

Video liên quan

Chủ Đề