Ví dụ về phương pháp bình đẳng thỏa thuận

Từ khóa liên quan số lượng

Câu hỏi ngày hỏi

Ngày hỏi:02/10/2017

 Luật hành chính  Quan hệ luật hành chính

Đặc điểm của phương pháp quyền thỏa thuận của Luật hành chính được quy định như thế nào? Xin chào các chuyên gia Thư Ký Luật. Tôi hiện đang sinh sống và làm việc tại Ninh Bình. Trong quá trình công tác, tôi có tìm hiểu thêm các kiến thức về một số lĩnh vực luật trong đó có Luật hành chính. Qua một số tài liệu, tôi được biết, hiện nay Luật hành chính sử dụng hai phương pháp điều chỉnh là quyền uy - phục tùng và phương pháp thỏa thuận. Vậy, phương pháp thỏa thuận của Luật hành chính có đặc điểm gì? Rất mong sớm nhận được phản hồi từ Quý chuyên gia. Xin chân thành cảm ơn và kính chúc sức khỏe! Đức Anh [anh***@gmail.com]

Nội dung này được Ban biên tập Thư Ký Luật tư vấn như sau:

  • Như chúng ta đã biết, phương pháp điều chỉnh của một ngành luật là tổng thể những biện pháp, cách thức, phương thức mà ngành luật đó sử dụng để tác động lên ý chí, hành vi của các bên tham gia vào quan hệ xã hội mà ngành luật đó điều chỉnh.

    Theo đó, phương pháp điều chỉnh của Luật hành chính là cách thức, biện pháp tác động lên các chủ thể trong quan hệ xã hội mang tính chất chấp hành - điều hành phát sinh trong lĩnh vực tổ chức và hoạt động hành chính nhà nước.

    Xuất phát từ tính chấp hành - điều hành trong quan hệ hành chính nên phương pháp điều chỉnh đặc trưng của Luật hành chính là phương pháp quyền uy - phục tùng. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp, chúng ta cũng có thể bắt gặp sự điều chỉnh của Luật hành chính lên các mối quan hệ xã hội được thực hiện thông qua phương pháp thỏa thuận.

    Đặc trưng của phương pháp này được thể hiện như sau: trong quan hệ pháp luật hành chính được điều chỉnh bởi phương pháp này tồn tại sự bình đẳng về ý chí của các bên tham gia quan hệ. Chẳng hạn như trong quan hệ hành chính phối hợp giữa hai cơ quan hành chính để ban hành văn bản quy phạm pháp luật liên tịch thì các bên trong quan hệ này có tư cách, ý chí bình đẳng với nhau hay đây còn được gọi là quan hệ pháp luật hành chính ngang.

    Như vậy, Luật hành chính sử dụng hai phương pháp điều chỉnh là phương pháp quyền uy - phục tùng và phương pháp thỏa thuận trong đó phương pháp đặc trưng và chiếm lĩnh trong hầu hết các quan hệ pháp luật hành chính là phương pháp quyền uy - phục tùng.

    Trên đây là nội dung tư vấn đối với thắc mắc của bạn về đặc điểm của phương pháp quyền uy - phục tùng của Luật hành chính. Nếu có vướng mắc vấn đề gì về mặt pháp lý, bạn vui lòng liên hệ Ngân hàng Hỏi - Đáp pháp luật để được giải đáp thêm.

    Trân trọng!


Phương pháp điều chỉnh trong các quan hệ dân sự. Quy định về đối tượng điều chỉnh của luật dân sự.

Phương pháp điều chỉnh trong các quan hệ dân sự. Quy định về đối tượng điều chỉnh của luật dân sự.

Tóm tắt câu hỏi:

Ngoài phương pháp thỏa thuận được sử dụng trong việc điều chỉnh các quan hệ dân sự thì còn phương pháp nào không? Luật sư có thể cho em vài ví dụ về phương pháp đó không?

Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:

1. Cơ sở pháp lý:

– Bộ luật dân sự 2005.

2. Luật sư tư vấn:

Phương pháp điều chỉnh được hiểu là cách thức tác động lên các quan hệ xã hội do ngành luật đó điều chỉnh. Cách thức tác động này nhằm hướng tới việc điều chỉnh quan hệ xã hội phát sinh, thay đổi hay chấm dứt sao cho phù hợp với điều kiện chính trị – kinh tế – xã hội cũng như đặc điểm của nhóm quan hệ xã hội đó.

* Đặc điểm của các phương pháp điều chỉnh của Luật dân sự gồm:

– Các chủ thể tham gia các quan hệ tài sản và các quan hộ nhân thân do luật dân sự điều chỉnh độc lập về tổ chức và tài sản, bình đẳng .với nhau về địa vị pháp lý. Độc lập về tổ chức và tài sản là tiền đề tạo ra sự bình đẳng trong các quan hộ mà các chủ thể tham gia. Bởi các quan hệ tài sạn mà luật dân sự điều chỉnh mang tính chất hạng hóa – tiền tệ và đền bù tương đương là đặc trưng khi trao đổi. Nếu không độc lập vệ tài sản và bình đẳng về địa vị pháp lý sẽ không tạo ra sự đền bù tương đương. Sợ bình đẳng và độc lập được thể hỉện ngay cả trong trường hợp các chủ thể có các mối quan hệ khác mà họ không bình đẳng [trong quan hệ hành chính, lao động…] và chính sự bình đẳng, độc lập cùa các chủ thể mới tạo được tiền đề cho sự tự định đoạt sau này.

Xem thêm: Quan hệ pháp luật dân sự là gì? Đặc điểm, thành phần quan hệ pháp luật dân sự?

– Tự định đoạt của các chủ thể 'trong việc tham gia các quan hệ tài sản. Khi tham gia vào các quan hộ tài sản, mỗi chủ thể đều đặt ra những mục đích với những động cơ nhất định. Bỏi vậy, việc lựa chọn một quan hộ cụ thể do các chủ thể tự quyết định, căn cứ vào khả năng, điều kiện, mục đích mà họ tham gia vào các quan hệ đó. Khi tham gia vào các quan hộ cụ thể, các chủ thể tùy ý theo ý chí của mình lựa chọn đối tác sẽ tham gia, nội dung quan hệ mà họ tham gia, cách thức, biện pháp thực hiện các quyền vầ nghĩa vụ. Trong nhiều trường hợp, các chủ thể có thể tự đặt ra cằc biện pháp bảo đảm, hình thức và phạm vi trách nhiệm, cách thức áp dụng trách nhiệm khi bên này hay bên kia không thực hiện hay thực hiện không đúng thoả thuận.

– Tuy nhiên, việc tự định đoạt của các chủ thể khi tham gia vào các quan hệ không đồng nghĩa vói tự do, tùy tiện trong việc tạo lập, thay đổi, chấm dứt các quan hệ đó. Đặc điểm chung các quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân là đa dạng, phức tạp. Bởi vậy, các quy phạm pháp luật không thể dự liêu hết được các quan hộ đang tồn tại và phát triển. Cho nên, pháp luật đưa ra những giới hạn, vạch ra những hành lang an toàn, cần thiết mà trong giới hạn, hành lang đó các chủ thể có quyền tự do hành động. Giới hạn đó được xác định bởi các nguyên tắc được quy định trong Bộ luật dân sự 2005 và thể hiện rõ nét nhất ở Điều 10 Bộ luật dân sự 2005:

“Việc xác lập, thực hiện quyền nghĩa vụ dân sự không được xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền, lợi ích hợp pháp của người  khác”.

Khi vi phạm nguyên tắc này, làm thiệt hại đến quyền 1 và lợi ích hợp pháp của chủ thể khác sẽ bị coi là vi phạm pháp luật dẫn đến hậu quả pháp lý, phải bồi thường thiệt hại. Quyền I [ tự định đoạt của chủ thể bị hạn chế bởi hành lang pháp lý do pháp luật quy định. Cam kết, thoả thuận là tự nguyện nhưng sau khi đã tự nguyện cam kết, thoả thuận các chủ thể buộc phải tham gia vào quan hộ dân sự đó. Mặt khác, trong một sổ trường hợp nhằm bảo vệ quyền M của một số chủ thể nhất định, pháp luật đã hạn chế quyền tự định đoạt đó [như quy định về điều kiện chuyển quyền sử dụng đất, về người được hưởng di sản không phụ thuộc nội dung của đi chúc…].

>>> Luật sư tư vấn pháp luật dân sự qua tổng đài: 1900.6568

– Xuất phát từ sự bình đẳng giữa các chủ thể, quyền tự định đoạt của họ khi tham gia các quan hệ dân sự, cho nên, đặc trưng cùa phương pháp giải quyết các tranh chấp dân sự là "hòa giải". Đây là nguyên tắc được quy định tại Điều 12 Bộ luật dân sự 2005: Nguyên tắc hòa giải. Việc thực hiện hay từ chối một quyền tài sản của các chù thể thuộc phạm vi tự định đoạt của họ [tuy nhiên, chĩ trong trường họp quyền của họ không đổng thời là nghĩa vụ mà pháp luật quy định]. Cho nên, việc giải quyết các tranh chấp dân sự do các bên tự thỏa thuận. Nếu không thể thoả thuận hoặc hòa giải được, Toà án chỉ giải quyết trong phạm vi yêu cầu của nguyên đơn.

– Các quan hệ mà luật dân sự điều chỉnh chủ yếu là các quan hộ tài sản mang tính chất hàng hóa và tiền tệ, việc vi phạm nghĩa vụ của một bên trong quan hệ đó dẫn đến thiệt hại về tài sản đối với bên kia. Bồi vậy, trách nhiệm dân sự trước tiên là trách nhiệm tài sản. Trách nhiệm của bên vi phạm đối vói bên bị vi phạm và hậu quả của việc áp dụng trách nhiệm là phục hồi tình trạng tài sản của bên bị thiệt hại. Trong quan hệ dân sự, các chủ thể có quyền tự định đoạt. Cho nên, họ có thể quy định trách nhiệm và phương thức áp dụng trách nhiệm cùng hậu quả của nó [ những thoả thuận này phải phù hợp với pháp luật]. Bỏi vậy, trách nhiệm dân sự không chỉ do pháp luật quy định còn do các bên thoả thuận về điều kiện phát sinh và hậu quả của nó.

 – Đặc trưng của phương pháp giải quyết các tranh chấp dân sự là tự thỏa thuận và hòa giải:

Xem thêm: Luật dân sự là gì? Phương pháp điều chỉnh của Luật dân sự Việt Nam

+ Tự thỏa thuận và  hòa giải được luật hóa tại Điều 4 Bộ luật dân sự 2005 “Nguyên tắc tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận” và Điều 12 Bộ luật dân sự 2005: “Nguyên tắc hòa giải”.

+ Đặc trưng của phương pháp giải quyết các tranh chấp này xuất phát từ chính tính chất của các quan hệ pháp luật dân sự. Quan hệ dân sự là sự bình đẳng và tự định đoạt nên các  chủ thể thường lựa chọn phương pháp thỏa thuận để giải quyết tranh chấp. Hơn nữa, chỉ có phương pháp thỏa thuận và hòa giải giữa các bên tham gia quan hệ dân sự mới đảm bảo một cách tối ưu nhất lợi ích giữa các bên. Với phương pháp này sẽ tạo điều kiện các bên dung hòa được lợi ích của mình  với lợi ích của chủ thể kia. Khi lợi ích được dung hòa ở mức độ tối đa thì sẽ tạo điều kiện để các bên thực hiện nghĩa vụ của mình và chính vì thế mà đảm bảo cho lợi ích của bên kia.

Như vậy, thỏa thuận được sử dụng trong việc điều chỉnh các quan hệ dân sự là phương pháp chủ yếu và ngoài ra không còn phương pháp điều chỉnh khác đối với các quan hệ dân sự.

Video liên quan

Chủ Đề