Vì sao nước ta có gió phơn tây nam

  • lý thuyết
  • trắc nghiệm
  • hỏi đáp
  • bài tập sgk

Giải thích tại sao vùng khí hậu Bắc Trung Bộ có gió phơn Tây Nam hoạt động mạnh nhất so với các vùng khác của nước ta?

Các câu hỏi tương tự

Hiện tượng foehn (gió phơn) chỉ việc gió sau khi vượt qua núi trở nên khô và nóng. Ở Việt Nam, hiện tượng foehn vào mùa gió Tây Nam thường được dân gian gọi là gió Lào hoặc gió phơn Tây Nam khô nóng.

Foehn có nguồn gốc từ tiếng Đức (föhn) chỉ thứ gió ở vùng núi Alps, nhờ nó khu vực Trung Âu được hưởng khí hậu ấm áp.

Ở những nơi khác trên thế giới, hiện tượng này được gọi bằng các tên khác. Chẳng hạn, ở Mỹ và Canada gọi là chinook, và có nơi gọi là Diablo hay gió Santa Ana. Còn ở Tây Ban Nha gọi là gió Bilbao. Ở Việt Nam gọi là gió Lào. Nói chung, thường đặt tên cho gió này theo tên địa phương nơi xảy ra.

 

Hiện tượng foehn.

Gió hình thành và chuyển động song song với mặt đất. Khi bị núi chắn ngang thì gió phải vượt lên cao, lên tầng không khí loãng và lạnh hơn, khiến cho hơi nước ngưng tụ, gây mưa bên triền núi hứng gió và đồng thời làm gió giảm áp suất. Khi đã qua đỉnh núi thì gió trở thành một luồng khí khô hạ áp nên khi đi từ trên cao xuống, gặp không khí đặc hơn gió sẽ bị nén lại. Quá trình đó làm tăng nhiệt độ của gió (quá trình đoạn nhiệt trong nhiệt động lực học). Kết quả là bên triền núi hứng gió (đoạn lên núi) thì gió ẩm, mát và gây mưa nhiều nhưng bên triền núi khuất gió (đoạn xuống núi) thì gió lại khô và nóng. Dãy núi càng cao, thì khi xuống núi mức gia tăng nhiệt độ càng lớn và càng khô.

Gió khô nóng nên dễ gây ra hỏa hoạn, nhất là cháy rừng. Đặc biệt, nó làm cho khí hậu ở các vùng mà nó thổi tới trở nên có nhiệt độ cao hơn và khô hơn gây các cây xanh khô héo...

Gió Tây Nam khô nóng là thuật ngữ mà các nhà chuyên môn ở Việt Nam dùng để chỉ hiện tượng này. Gió hình thành từ vịnh Thái Lan, di chuyển theo hướng Tây Nam - Đông Bắc qua Campuchia và Lào. Khi tiếp cận dãy núi Trường Sơn thì gió tăng tốc, vượt qua và tràn xuống vùng Bắc Trung Bộ và Trung Trung Bộ. Gió thường xuất hiện từ đầu tháng Tư đến giữa tháng Chín, thường bắt đầu thổi từ 8-9 giờ sáng cho đến chiều tối, thổi mạnh nhất từ khoảng gần giữa trưa đến xế chiều. Gió khô và nóng, nên làm cho khí hậu các vùng nói trên trở nên khắc nghiệt. Độ ẩm có khi xuống 30% trong khi nhiệt độ có khi lên tới 43°C. Với bầu trời nắng chói chang, gió lại thổi đều đều như quạt lửa nên cây cỏ héo khô, ao hồ cạn kiệt, con người và gia súc bị ngột ngạt, rất dễ phát sinh hoả hoạn.

Một số công trình nghiên cứu làm mát gió Tây Nam khô nóng đã được tiến hành và đề xuất việc đào các hồ nước, phá bớt núi đá trọc để tăng độ ẩm cho gió.

Ngoài các vùng trên, hiện tượng foehn cũng thấy xảy ra ở Mường Thanh và ở Sa Pa (gọi là gió Ô Quý Hồ).

  1. Gió khô nóng
  2. Biến gió Lào thành gió mát Lưu trữ 2006-10-11 tại Wayback Machine
  3. Vị Giáo sư 84 tuổi và khát vọng chế ngự gió Lào Lưu trữ 2007-03-12 tại Wayback Machine
  4. Có thể chế ngự gió Lào? Lưu trữ 2007-09-08 tại Wayback Machine
  5. Xây hồ chứa nước trên núi đá làm mát gió Lào Lưu trữ 2007-09-08 tại Wayback Machine

Lấy từ “https://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Hiện_tượng_foehn&oldid=65332328”

Trên thế giới, gió phơn có nhiều tên gọi khác nhau như: gió Lào hoặc gió Tây Nam khô nóng ở Việt Nam, gió Chinook ở Mỹ và Canada, hay gió Bilbao ở Tây Ban Nha. Tác động của gió phơn Tây Nam đến khí hậu nước ta là tạo thời tiết khô nóng cho ven biển Trung Bộ.

Trắc nghiệm: Tác động của gió phơn Tây Nam đến khí hậu nước ta là

A. Gây ra mưa vào thu đông cho khu vực Đông Trường Sơn.

B. Tạo sự đối lập về khí hậu giữa Đông Bắc và Tây Bắc.

C. Tạo thời tiết khô nóng cho ven biển Trung Bộ.

D. Gây ra mùa khô cho Nam Bộ và Tây Nguyên.

Trả lời:

Đáp án đúng: C. Tạo thời tiết khô nóng cho ven biển Trung Bộ.

Tác động của gió phơn Tây Nam đến khí hậu nước ta là tạo thời tiết khô nóng cho ven biển Trung Bộ.

Giải thích của giáo viên Top lời giải lí do chọn đáp án C:

Hiện tượng gió phơn xảy ra khi gió mang hơi ẩm bị núi chắn ngang trên đường di chuyển. Khi đó, gió buộc phải leo dốc để vượt qua dãy núi.

Tác động của gió phơn Tây Nam đến khí hậu nước ta là tạo thời tiết khô nóng cho ven biển Trung Bộ. Lí do gió phơn gây khô nóng cho ven biển Trung Bộ nước ta vì gió phơn Tây Nam khi vào Trung Bộ nước ta phải vượt qua dãy Trường Sơn chạy dọc miền Trung nước ta, quá trình đó cụ thể như sau:

Nguồn gốc của nó là sự di chuyển của khối không khí nhiệt đới vịnh Bengan: nóng ẩm. Bản chất của gió này ban đầu là mang theo nhiều hơi nước ẩm ướt. Khi vào nước ta đã vượt qua dãy Trường Sơn. Sau khi trút mưa ở sườn tây, vượt qua đỉnh, trườn xuống theo sườn đông thì nhiệt độ tăng lên (10/100m), độ ẩm giảm mạnh. Gió thổi đến đâu gây ra thời tiết khô nóng (thậm chí cực kì khô nóng) đến đó. Lúc đó gọi là thời tiết gió Lào, trời quang mây, oi bức, không mưa, nhiệt độ cao, có lúc đạt tới 39 – 400C, độ ẩm tương đối xuống đến 70 – 50%, thấp nhất có thể dưới 30%.

>>>Xem thêm: Trình bày khái niệm gió phơn. Vẽ hình và giải thích các trường hợp gió phơn điển hình. Liên hệ Việt Nam

Câu hỏi trắc nghiệm bổ sung kiến thức về Hoạt động của các loại gió tại nước ta.

Câu 1.Trong câu thơ: "Hoa đào năm ngoái còn cười gió đông" (Nguyễn Du), "Gió đông" ở đây là

A. gió mùa mùa đông lạnh khô.

B. gió mùa mùa đông lạnh ẩm.

C. gió Mậu Dịch (Tín Phong).

D. Gió đất và gió biển.

Đáp án:B

Giải thích: Hoa đào bắt đầu nở vào cuối mùa đông ⇒ là thời kì mưa phùn, ẩm ướt ⇒ Gió đông được nhắc đến trong câu thơ trên là gió mùa mùa đông lạnh ẩm.

Câu 2:Do tác động của gió mà Đông Bắc nên nửa đầu mùa đông ở miền Bắc nước ta thường có kiểu thời tiết:

A. ấm áp, khô ráo

B. lạnh, khô

C. ấm áp, ẩm ướt

D. lạnh, ẩm

Đáp án:B

Giải thích :Mục 1 – ý c, SGK/40 - 41 địa lí 12 cơ bản

Câu 3.Nguyên nhân gây mưa lớn cho Nam Bộ và Tây Nguyên vào giữa và cuối mùa hạ là do

A. gió Tây Nam TBg và dải hội tụ nhiệt đới.

B. frông và dải hội tụ nhiệt đới.

C. gió mùa Tây Nam và dải hội tụ nhiệt đới.

D. Tín phong bán cầu Bắc và dải hội tụ nhiệt đới.

Đáp án:C

Giải thích: Nguyên nhân gây mưa lớn cho Nam Bộ và Tây Nguyên vào giữa và cuối mùa hạ là do gió mùa Tây Nam kết hợp với dải hội tụ nhiệt đới.

Câu 4.Vì sao vào cuối mùa đông, gió mùa Đông Bắc gây mưa từ nam sông Cả vào đến Thừa Thiên Huế?

A. gặp dãy Trường Sơn.

B. đi qua biển.

C. đi qua lục địa Trung Hoa.

D. đi qua vùng núi Đông Bắc.

Đáp án:A

Giải thích: Nguyên nhân cuối mùa đông, gió mùa Đông Bắc gây mưa từ nam sông Cả vào đến Thừa Thiên Huế là do vào cuối mùa đông gió mùa Đông Bắc đi qua biển mang theo lượng hơi ẩm lớn và gặp dãy Trường Sơn nên gây mưa lớn cho miền Trung.

Câu 5:Do tác động của gió mùa Đông Bắc nên nửa sau mùa đông ở miền Bắc nước ta thường có kiểu thời tiết

A. ấm áp, khô ráo

B. lạnh, khô

C. ấm áp, ẩm ướt

D. lạnh, ẩm

Đáp án:D

Giải thích :Mục 1 – ý c, SGK/40 - 41 địa lí 12 cơ bản.

Câu 6 :Nước ta có Tín phong hoạt động là di vị trí nước ta

A. Thuôc châu Á

B. Thuộc nửa cầu Bắc

C. Nằm trong vùng nội chí tuyến

D. Nằm ven biển Đông, phía Tây Thái Bình Dương

Đáp án:C

Giải thích :Mục 1 – ý c, SGK/40 - 41 địa lí 12 cơ bản.

----------------------

Trên đây là toàn bộ phần giải thích của Top lời giải cho đáp án Tác động của gió phơn Tây Nam đến khí hậu nước ta là tạo thời tiết khô nóng cho ven biển Trung Bộ. Hi vọng với những kiến thức mà chúng tôi cung cấp và những câu hỏi để luyện tập về hoạt động của các loại gió ở nước ta sẽ giúp các bạn đạt được kết quả học tập cao. Mời các bạn đến với câu hỏi tiếp theo.