Vì sao oto nóng mya1y khó đề nổ

xe ô tô nóng máy đề khó nổ hao nước làm mát chia sẻ cùng anhem

Xe bị nóng máy là một trong những “căn bệnh” nguy hiểm, thậm chí phá hỏng động cơ nếu không được xử lý kịp thời. Có những trường hợp đơn giản có thể tự khắc phục tại chỗ, nhưng cũng có những sự cố mà chủ xe không được phép liều lĩnh ra tay.

Nguyên nhân điều chỉnh thông số kĩ thuật không đúng:

- Đối với động cơ xăng: Thời điểm đánh lửa và tỉ lệ hỗn hợp khí đóng vai trò quyết định đến công suất của động cơ. Hệ thống nhiên liệu của động cơ xăng có chức năng điều chỉnh tỷ lệ xăng – không khí để có được khí hỗn hợp tối ưu cho mọi chế độ làm việc khác nhau của động cơ. Thông thường để đốt cháy hoàn toàn 1 gam xăng cần 15 gam không khí, ta có tỷ lệ 1/15. Khí hỗn hợp với tỷ lệ 1/13 gọi là đậm xăng và 1/17 là nghèo xăng. Vì vậy để động cơ hoạt động tối ưu thì thời điểm đánh lửa và tỉ lệ hỗn hợp khí phải được điều chỉnh đúng theo yêu cầu kĩ thuật của nhà sản xuất. Ngoại trừ dòng xe phun xăng điện tử EFI tỷ lệ xăng với không khí luôn được điều chỉnh theo tỷ lệ tối ưu tuỳ theo điều kiện vận hành. - Với xe sử dụng bộ chế hòa khí thì do điều chỉnh không đúng yêu cầu kĩ thuật các chế độ hoạt động của xe như: chế độ không tải, chế độ tăng tốc,… nên hỗn hợp quá đậm hoặc quá nhạt làm tổn hao công suất động cơ gây nên hiện tượng nóng máy.

- Với xe sử dụng hệ thống phun xăng điện tử thì có thể do tắc vòi phun, hỏng bộ điều áp, hư hỏng bộ cảm biến, các đầu nối ống xăng bị hở làm cho lượng xăng phun ra không yêu cầu về lưu lượng và áp suất phun gây nên hiện tượng nóng máy. - Với động cơ Diesel thì việc điều chỉnh bơm cao áp không đúng (về thời điểm phun và lưu lượng phun) cũng gây nên hiện tượng máy nóng, khói đen.

Nguyên nhân vận hành sử dụng:

- Hệ thống bôi trơn dùng không đúng loại dầu bôi trơn, thiếu dầu bôi trơn hoặc dầu bôi trơn đã lão hoá vì vậy ảnh hưởng rất lớn đến nhiệm vụ của hệ thống bôi trơn. - Với những xe chở quá tải mà khi leo dốc cũng thường làm nước trong hệ thống l àm mát sôi “sùng sục”. Hãy chú ý đến nguyên nhân này bởi vì nếu xe chở quá tải không những ảnh hưởng đến hệ thống làm mát mà còn gây ra hư hỏng ở nhiều cụm chi tiết khác. Khi gặp trường hợp nước sôi phải dừng xe nhưng không được tắt máy mà phải chạy ralăngti chừng 10 phút mới tắt máy. - Hệ thống làm mát hỏng: Hệ thống làm mát trang bị trên ôtô có tác dụng thực hiện việc truyền nhiệt nhanh từ khí cháy đến môi chất làm mát để đảm bảo các chi tiết có chế độ nhiệt tối ưu khi làm việc, tránh hiện tượng bị bó kẹt, bị cháy hỏng hoặc giảm tính năng cơ lý. Hệ thống này có ít bộ phận hơn và công việc bảo trì cũng khá đơn giản nhưng chỉ một sơ xuất nhỏ thì hậu quả khó lường với chiếc xe của bạn. Cường độ làm mát phải đảm bảo không để các chi tiết của động cơ quá nóng và quá nguội. Vì vậy, hệ thống làm mát hỏng mà không được khắc phục thì rất có thể sẽ dẫn đến phá hủy các chi tiết quan trọng trong động cơ. Đây cũng là một trong những hư hỏng “nguy hiểm” mà hậu quả sẽ rất nghiêm trọng nếu không phát hiện kịp thời. Xin nêu ra một số hư hỏng thường xảy ra đối với hệ thống làm mát trên ôtô.

Những tật bệnh thường gặp của hệ thống làm mát
Đồng hồ báo nhiệt độ nước làm mát quá cao có thể là do:

- Tắc két làm mát, két nước quá bẩn: Két nước gồm nhiều ống dẫn nước dẹt, bố trí nhiều hàng so le, trong các lá tản nhiệt. Do lâu ngày không được súc rửa cũng gây nên tắc két làm mát làm giảm tác dụng tản nhiệt.

- Quạt gió hỏng: Quạt gió dùng để tăng tốc độ lưu động của không khí đi qua két tản nhiệt để tăng hiệu quả làm mát. Vì một nguyên nhân nào đó (đai dẫn động lỏng, bị kẹt do vỡ bi, cánh quạt lỏng…) quạt gió không hoạt động, làm giảm hiệu quả làm mát và gây nên hiện tượng nước sôi, nóng máy.

- Bơm nước (bơm ly tâm): Trong hệ thống làm mát, bơm nước có nhiệm vụ cung cấp nước cho hệ thống làm mát với lưu lượng và áp suất nhất định. Nếu bơm yếu hoặc do dây đai dẫn động kém thì dẫn đến lưu lượng và áp suất nước trong hệ thống không đảm bảo yêu cầu. - Kẹt van hằng nhiệt: Van hằng nhiệt có tác dụng rút ngằn thời gian chạy ấm máy để giảm hao mòn của động cơ. Nguyên lý làm việc của van hằng nhiệt là điều chỉnh lượng nước đi qua két làm mát theo nhiệt độ của nước làm mát. Khi động cơ mới khởi động, nhiệt độ nước làm mát còn thấp, van hằng nhiệt đóng đường nước làm mát đi vào két nước, nước tuần hoàn không qua két làm mát. Khi nhiệt độ nước tăng lên đến 60oC van bắt đầu mở dần để một phần nước qua két, khi nhiệt độ nước đạt 80oC, van hằng nhiệt mở hoàn toàn đường nước qua két làm mát. - Một trường hợp thường xảy ra đó là gioăng quy lát hỏng sẽ làm nước trong hệ thống làm mát sôi dẫn đến máy nóng, lọt khí, dầu vào trong hệ thống và dễ dàng phát hiện bởi trong nước có dầu và sủi bọt. Khi xảy ra hiện tượng này lập tức bạn phải ngừng nổ máy và đưa xe vào ga ra gần nhất để kiểm tra và khắc phục sự cố. Các loại xe con hiện đại ngày nay đều dùng loại nước làm mát có pha glycon để nâng điểm sôi và hạ băng điểm của nước. Dùng loại nước làm mát này, ứng suất nhiệt của các chi tiết giảm và làm tăng hiệu suất của động cơ. Một vài loại nước thông dụng như: Castrol coolant, T-Tech, Turbo… Nếu như bạn thật sự không muốn tốn nhiều tiền cho những sự cố đáng tiếc trên thì tại sao bạn không tự mình chăm sóc và bảo dưỡng nó. Có rất nhiều người không nhận ra rằng chỉ với một số những công cụ đơn giản cộng thêm một chút mồ hôi bạn hoàn toàn có thể chăm sóc và bảo đảm cho hệ thống làm mát luôn hoạt động tốt.

Chăm sóc thường xuyên

Việc quan tâm đến hệ thống làm mát sẽ giúp giảm hoặc tránh được những hậu quả, thiệt hại do các sự cố gây ra. Để làm được điều đó, trước tiên bạn phải nhớ: “Tuyệt đối không được mở nắp két nước hoặc nắp bình nước khi máy nóng” và cần làm những việc sau:

- Tự kiểm tra két nước mỗi tháng một lần, đề phòng bị rò rỉ, các lá phin bị gãy, giữ cho két làm mát luôn sạch sẽ. Để két nước không bị ăn mòn và giải nhiệt tốt, nên định kỳ dùng vòi phun nước tưới cây (không phải là vòi phun áp lực) với một chiếc bàn chải lông mềm để cọ rửa và làm sạch các kẽ ở giữa các lá tản nhiệt.

- Chú ý kiểm tra các đường ống dẫn nước. Việc bảo đảm tình trạng của ống dẫn luôn ở trạng thái tốt là rất quan trọng. Hãy để ý đến ống to gần nắp két nước và các ống nhỏ ở phía đáy két. Nếu thấy biểu hiện bất thường như có vết nứt hay phù thì phải thay ống mới. - Kiểm tra mức nước làm mát mỗi khi bạn thay dầu máy. Tối thiều hai năm một lần, nên xả toàn bộ nước làm mát cũ và đổ nước mới. Giữ cho bên trong hệ thống luôn sạch sẽ giúp ngăn ngừa bị ăn mòn. - Mỗi năm một lần nên đưa xe vào các gara kiểm tra nhanh hệ thống làm mát.

Nguồn : Sưu tầm

Vì sao oto nóng mya1y khó đề nổ

Có nhiều nguyên nhân xe ô tô đề khó nổ, không nổ máy. Khi ô tô bị tình trạng này cần kiểm tra, xử lý sớm để tránh bị lỗi nghiêm trọng hơn.

I. Các nguyên nhân xe ô tô đề khó nổ máy

1. Ắc quy bị yếu

Ắc quy ô tô bị yếu là một trong những nguyên nhân thường gặp khiến xe ô tô đề khó nổ. Nếu tắt máy xe nhưng quên tắt các thiết bị điện trên xe như đèn xe, điều hoà xe, màn hình xe, loa xe… thì các thiết bị này sẽ vẫn tiếp tục sử dụng điện từ ắc quy để hoạt động.

Trong khi đó, do động cơ đã tắt nên ắc quy sẽ không được nạp điện, dẫn đến ắc quy bị yếu điện, hết điện. Vì vậy đến lúc cần nổ máy xe thì ắc quy sẽ không đủ điện để kích hoạt động cơ, dẫn đến tình trạng xe khó nổ máy hoặc không thể nổ máy. Để xử lý trường hợp này có thể sử dụng bộ kích điện ô tô hoặc nhờ một xe ô tô khác hỗ trợ kích điện.

Bên cạnh đó, các đầu cực ắc quy bị mòn, dẫn đến kết nối kém cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng xe ô tô đề khó nổ. Các đầu cực của ắc quy sẽ dần dần bị ăn mòn theo thời gian. Tương tự sau nhiều năm sử dụng ắc quy cũng bị yếu dần bởi tuổi thọ có hạn.

Đầu cực bị ăn mòn, ắc quy bị yếu (đến hạn thay mới) sẽ cấp điện hay dẫn điện rất kém khiến ô tô đề khó nổ. Cách duy nhất để khắc phục tình trạng này là thay ắc quy mới càng sớm càng tốt.

2. Củ đề xe bị lỗi

Hãy lắng nghe âm thanh khi xe nổ máy. Nếu xe oto đề khó nổ đi kèm với tiếng lách cách hay tạch tạch thì khả năng cao là củ đề xe ô tô đã bị lỗi. Thông thường lỗi này sẽ gây hiện tượng xe oto sáng đề khó nổ, xe ô tô khó nổ lúc máy nguội…

Nguyên nhân có thể vì chổi than củ đề bị mòn, rơ le đề bị hỏng, vả đề bị hỏng hay các mối nối bị hoen gỉ… Để xử lý nên đưa đến garage kiểm tra. Trong trường củ đề xe hỏng nặng tốt nhất nên thay mới.

3. Rơ le hoặc bơm nhiên liệu bị lỗi

Khi bơm nhiên liệu (bơm xăng hoặc bơm cao áp) hoặc rơ le bị lỗi, nhiên liệu sẽ không được phun hoặc phun với lưu lượng không đủ để quá trình cháy diễn ra. Điều này dẫn đến tình trạng đề xe ô tô khó nổ.

4. Bugi/bô bin đánh lửa bị trục trặc

Để quá trình đốt nhiên liệu diễn ra trong xy lanh động cơ cần có 3 yếu tố: khí, nhiên liệu và nhiệt. Nếu bô bin đánh lửa ô tô hoặc bugi ô tô bị trục trặc thì buồng đốt sẽ không có tia lửa điện hoặc tia lửa điện yếu khiến hỗn hợp khí và nhiên liệu không được đốt cháy hoặc đốt cháy chậm. Đây chính là nguyên nhân khiến xe oto đề không nổ máy hay khó nổ máy, đề dài mới nổ máy.

5. Kim phun nhiên liệu bị tắc nghẽ, phun không đều

Để xe ô tô hoạt động cần có nhiên liệu. Khi nhiên nhiên liệu không thể vào hay vào buồng đốt xy lanh động cơ với lưu lượng không đủ thì động cơ xe sẽ không thể hoạt động. Kim phun nhiên liệu trong động cơ thường bị bẩn sau một thời gian dài sử dụng. Nếu không được vệ sinh định kỳ sẽ dễ dẫn đến tình trạng kim phun bị bẩn gây tắc nghẽn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc phun nhiên liệu vào buồng đốt. Vì vậy khi bị lỗi này, xe ô tô thường đề khó nổ, đề chậm nổ. Để khắc phục, bạn cần làm sạch kim phun nhiên liệu. Có thể đưa xe ra gara uy tín hay sử dụng dung dịch vệ sinh kim phun của German Adler hay Mannol của nhà sản xuất Đức

Tham khảo German Adler Injection Cleaner cho động cơ xăng và Diesel System Cleaner cho máy dầu

Vì sao oto nóng mya1y khó đề nổ

Để phòng tránh lỗi xe ô tô đề không nổ hay khó nổ nên lưu ý:

  • Khi tắt động cơ xe hãy tắt tất cả các thiết bị điện, ngay cả đèn xe
  • Thay ắc quy ô tô sau 100.000 km hoặc 4 năm sử dụng
  • Kiểm tra, vệ sinh bugi ô tô định kỳ sau mỗi 20.000 km, thay bugi sau mỗi 40.000 – 100.000 km
  • Kiểm tra, vệ sinh kim phun nhiên liệu ô tô định kỳ sau mỗi 20.000 km
  • Kiểm tra rơ le, bơm nhiên liệu… định kỳ sau mỗi 20.000 km

Trong trường hợp phát hiện xe có dấu hiệu đề máy khó nổ nên chủ động kiểm tra hoặc đưa xe đến garage kiểm tra càng sớm càng tốt.