Biểu tình áo vàng tại pháp văn hóa năm 2024

Bị kích thích bởi sự tăng giá nhiên liệu, chi phí sinh hoạt cao, và tuyên bố rằng gánh nặng không cân xứng của cải cách thuế của chính phủ rơi vào các tầng lớp trung lưu và tầng lớp lao động (đặc biệt là ở nông thôn và khu vực bán thành thị), người biểu tình kêu gọi chấm dứt những thay đổi đó và sự từ chức của Tổng thống Pháp, Emmanuel Macron.

Phong trào này đã được nhìn thấy rất rõ ở các thành phố của Pháp, nhưng cũng có tiếng vang rộng hơn bình thường vì các khu vực nông thôn đã được huy động bất thường trong cuộc biểu tình này. "Áo vest màu vàng" đã được chọn làm biểu tượng vì tất cả người lái xe theo quy định của pháp luật — từ năm 2008 - phải có áo khoác có khả năng nhìn thấy cao trong xe khi lái xe. Kết quả là, áo khoác phản quang đã trở nên phổ biến rộng rãi, rẻ tiền và mang tính biểu tượng.

Trong khuôn khổ Hội nghị hẹp Bộ trưởng Quốc phòng Hiệp hội các quốc gia Đông - Nam Á (ADMM Retreat) và Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng (ADMM+) từ ngày 17 đến 18-11, sáng 17-11, Hội nghị ADMM Retreat đã diễn ra tại Bangkok, Thái-lan. Với chủ đề “An ninh bền vững”, Hội nghị ADMM Retreat và ADMM+ lần thứ sáu dự kiến tập trung thảo luận về khái niệm an ninh bền vững nhằm tăng cường an ninh quốc phòng, thúc đẩy niềm tin và tăng cường hợp tác an ninh giữa ASEAN và các đối tác đối thoại trên mọi phương diện.

Indonesia bắt giữ một phần tử khủng bố nguy hiểm

AP ngày 17-11 cho biết, lực lượng đặc nhiệm chống khủng bố của Indonesia vừa bắt giữ một phần tử khủng bố nguy hiểm. Theo kết quả điều tra ban đầu, WJ là một chuyên gia chế tạo bom, vật liệu nổ, vũ khí và từng tham gia huấn luyện quân sự cho lực lượng Mặt trận Giải phóng Hồi giáo Moro (MILF) ở Mindanao, miền nam Philippines, đồng thời có liên hệ với một số mạng lưới khủng bố khu vực và quốc tế.

Hàn Quốc, Mỹ thúc đẩy nỗ lực ngoại giao với Triều Tiên

Ngày 17-11, theo Yonhap, Hàn Quốc và Mỹ đã quyết định hoãn các hoạt động diễn tập không quân chung sắp tới nhằm thúc đẩy nỗ lực ngoại giao hiện nay với Triều Tiên. Trước đó, Triều Tiên chỉ trích các kế hoạch tập trận này, đồng thời cảnh báo “một mối đe dọa lớn hơn” nếu Mỹ tiến hành cuộc tập trận đã lên kế hoạch.

Chính quyền Pháp đã đưa ra nhượng bộ cho phe "áo vàng" vào tháng trước nhưng có tín hiệu họ sẽ cứng rắn hơn trong thời gian tới.

Biểu tình áo vàng tại pháp văn hóa năm 2024

Người biểu tình áo vàng đứng trước Khải Hoàn Môn ở Paris ngày 22/12/2018. Ảnh: Reuters.

Ngày 18/10, Jacline Mouraud, nghệ sĩ accordion ở vùng Brittany, đăng một video được quay trong phòng khách nhà mình để gửi đến Tổng thống Pháp Emmanuel Macron.

Mouraud liệt kê sự bất bình của các tài xế khi đối mặt với kế hoạch tăng thuế nhiên liệu của chính quyền vào năm 2019. "Cuộc chèn ép các tài xế mà ông đã theo đuổi kể từ khi nhậm chức khi nào mới kết thúc đây?", Mouraud đặt câu hỏi với Macron, theo AFP.

Video được chia sẻ rộng rãi trên mạng xã hội, khiến Mouraud trở thành gương mặt tiên phong của phong trào "áo vàng", được đặt tên theo loại áo bảo hộ màu vàng mà người Pháp phải mang theo trong xe và mặc khi xe gặp sự cố cần sửa chữa trên đường.

Ngày 17/11/2018, gần 300.000 người trên khắp nước Pháp xuống đường biểu tình, lập rào chắn, chặn đường và chặn lối vào các kho nhiên liệu. Chỉ trong 4 ngày, 585 dân thường và 115 cảnh sát đã bị thương. Thủ tướng Pháp Edouard Philippe tuyên bố chính phủ sẽ không rút lại kế hoạch tăng thuế nhiên liệu - được thiết kế để phục vụ cho nỗ lực thúc đẩy năng lượng sạch.

Phong trào biểu tình lan nhanh, chủ yếu qua những lời kêu gọi trên mạng xã hội mà không có một nhóm lãnh đạo rõ ràng. Từ nỗi bức xúc ban đầu về thuế xăng dầu, phong trào "áo vàng" dần quy tụ đông đảo mọi giai tầng trong xã hội Pháp, đặc biệt là người lao động và tầng lớp trung lưu, những người than phiền rằng đời sống của họ ngày một khó khăn do chi phí sinh hoạt đắt đỏ, cũng như sự giận dữ với các chính sách kinh tế của Tổng thống Macron.

NYTimes đánh giá rằng phần lớn những người "áo vàng" này "không phải quá khổ sở, nhưng luôn cảm thấy bất an khi sống ở những thành thị nhỏ hay vùng thôn quê khác xa với bộ mặt hào nhoáng của Paris". Thuế xăng dầu tăng được coi là "giọt nước tràn ly" cho nỗi bất bình của họ về tình trạng bất bình đẳng ngày càng tăng trong xã hội Pháp.

Phong trào dần biến thành chiến dịch lớn chống lại Macron. Họ cho rằng Macron là "Tổng thống của người giàu", không cảm thông được với những khó khăn của người dân bình thường.

Vì vậy, đám đông biểu tình có nhiều mục tiêu khác nhau: Nhiều người tập trung vào việc giảm thuế nhiên liệu, một số người muốn đảo ngược chính sách cắt giảm thuế mà Macron đã áp dụng cho những người giàu nhất nước Pháp để thúc đẩy đầu tư. Những người khác muốn tăng lương tối thiểu hay thậm chí yêu cầu Macron từ chức.

Ngày 24/11/2018, hơn 106.000 người biểu tình trên khắp nước Pháp, trong đó có hơn 8.000 người ở Paris. Nhiều người đụng độ với cảnh sát ở đại lộ Champs-Elysees.

Ba ngày sau, chính quyền đưa ra những nhượng bộ nhỏ. Macron cho biết ông sẽ đề xuất một cơ chế điều chỉnh việc tăng thuế nhiên liệu. Thủ tướng Pháp Edouard Philippe cố gắng tổ chức các cuộc đàm phán với đại diện phe "áo vàng".

Biểu tình áo vàng tại pháp văn hóa năm 2024

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron tại Paris ngày 31/12. Ảnh: AFP.

Nhưng những nỗ lực xoa dịu ít ỏi này không giải quyết được căng thẳng mà dường như còn phản tác dụng. Ngày 1/12, Paris chứng kiến làn sóng bạo động, phá hoại tồi tệ nhất trong hàng chục năm. Người biểu tình tụ tập ở Khải Hoàn Môn đụng độ với cảnh sát chống bạo động và đập phá cửa hàng, thiêu rụi nhiều xe hơi, hủy hoại các công trình lịch sử với tổng thiệt hại ít nhất ba triệu USD.

Cảnh sát chống bạo động buộc phải bắn hơi cay, đạn cao su và sử dụng vòi rồng để đẩy lùi những người biểu tình bạo lực. Trung tâm Paris lúc đó được ví như "bãi chiến trường" với hơn 260 người bị thương và 412 người bị bắt. Chính phủ nói khoảng 136.000 người đã biểu tình trên khắp nước Pháp vào cuối tuần đó.

Ngày 5/12 đánh dấu sự nhượng bộ lớn từ chính quyền khi họ quyết định huỷ bỏ kế hoạch tăng thuế nhiên liệu. Việc thắt chặt các tiêu chuẩn đánh giá ôtô để xử phạt những phương tiện cũ gây ô nhiễm nặng cũng bị hoãn lại. Nhưng những động thái này vẫn chưa đủ để dập tắt sự tức giận vì Macron không thay đổi chính sách thuế với người giàu và phớt lờ yêu cầu ông từ chức.

Ba ngày sau, biểu tình bạo lực trên toàn quốc lại diễn ra. Hơn 2.000 người bị bắt sau khi những người biểu tình đốt xe và đụng độ với cảnh sát. Xe bọc thép được triển khai trên đường phố thủ đô. Bảo tàng Louvre và tháp Eiffel bị đóng cửa. Khoảng 320 người bị thương.

Trước sức ép này, 4 tuần sau khi phong trào biểu tình bắt đầu, Macron có bài phát biểu mang giọng điệu hòa giải được phát sóng trên truyền hình, thu hút hơn 21 triệu khán giả. Ông công bố gói biện pháp trị giá 10 tỷ EUR (11,4 tỷ USD) bao gồm tăng lương tối thiểu, trả lương ngoài giờ miễn thuế và miễn thuế cho người nghỉ hưu có thu nhập thấp.

Động thái này khiến phe "áo vàng" bị chia rẽ. Những người ôn hòa sẵn sàng đối thoại với chính phủ, trong khi những người khác tiếp tục biểu tình vì cho rằng giải pháp của chính phủ chưa thỏa đáng. Lãnh đạo phe đối lập chỉ trích rằng các biện pháp được đưa ra quá muộn. Trong những tuần cuối năm 2018, các cuộc biểu tình vẫn diễn ra nhưng có quy mô nhỏ hơn.

Tuy nhiên, hy vọng về sự êm đềm cho năm mới nhanh chóng tan vỡ vào ngày 5/1, khi 50.000 người tham gia đợt biểu tình mới trên toàn quốc. Tại Paris, người biểu tình còn xông vào tòa nhà chính phủ, khiến phát ngôn viên chính phủ Benjamin Griveaux và đồng nghiệp phải chạy đi lánh nạn. Macron lên án hành vi bạo lực, nói rằng "công lý sẽ được thực thi".

Trong khi đó, một bộ phận người biểu tình muốn xây dựng lại hình ảnh yên bình cho phong trào. Hàng trăm phụ nữ đã xuống đường biểu tình ôn hòa ngày 6/1. Họ quỳ xuống đường khi dành một phút mặc niệm cho 10 người đã thiệt mạng kể từ khi phong trào bắt đầu.

Biểu tình áo vàng tại pháp văn hóa năm 2024

Người biểu tình đốt lửa, chặn cảnh sát ngày 5/1. Video: Reuters.

Không chỉ dừng lại ở Pháp, phong trào này còn lan sang cả các nước khác ở châu Âu. Hàng nghìn người hồi tháng 12 cũng mặc áo vàng khi tuần hành ở thủ đô Rome của Italy để phản đối luật chống nhập cư mới. Tại Áo, khoảng 17.000 người xuống đường phản đối chính sách di cư, đồng thời yêu cầu giảm ngày làm việc và bãi bỏ các biện pháp "thắt lưng buộc bụng".

Sau khi chứng kiến các nhượng bộ không thể dập tắt biểu tình, chính quyền của Macron có tín hiệu chuyển sang cách tiếp cận cứng rắn hơn khi gọi những người biểu tình là phần tử kích động tìm cách lật đổ chính phủ. Tài xế xe tải Eric Drouet, người được coi như thủ lĩnh của phe "áo vàng", tuần trước bị bắt với cáo buộc lên kế hoạch tổ chức biểu tình ở Paris mà không thông báo với chính quyền theo luật.

Động thái này khiến chính phủ Pháp bị chỉ trích là lạm quyền và Drouet được thả sau một ngày. Giới quan sát đánh giá phương pháp tiếp cận mới này tiềm ẩn nguy cơ phản tác dụng trong bối cảnh người dân vẫn bất bình với các chính sách kinh tế.

Chính quyền còn có kế hoạch tổ chức các buổi tranh luận công khai trên mạng và tại các tòa thị chính về sinh thái, thuế, quyền công dân, dân chủ và các dịch vụ công trong ba tháng. Đây sẽ là nền tảng cho các biện pháp mới và dự thảo luật được đưa ra sớm nhất là vào tháng 4.

Tổng thống Pháp vẫn tỏ ra cương quyết với chương trình cải cách của mình. "Chúng ta không thể làm việc ít đi mà lại kiếm nhiều tiền hơn, cắt giảm thuế và tăng chi tiêu", Macron nói trong bài phát biểu vào đêm Giao thừa.