Cấp tính và mãn tính khác nhau như thế nào

Viêm dạ dày cấp tính là tên gọi của y khoa, còn trong dân gian thường gọi là đau dạ cấp vì thế nhiều khi người bệnh hiểu lầm đây là hai bệnh khác nhau. Bên cạnh đó, người bệnh còn hay nhầm tưởng các triệu chứng của đau dạ cấp với đau dạ dày mạn tính, dẫn đến sai lầm trong điều trị tại nhà. Để biết rõ mình đang mắc bệnh đau dày cấp hay không thì bạn cần xem mình có 3 triệu chứng này không.

1. Tại sao cần phân biệt viêm dạ dày cấp và mạn tính?

Người bệnh viêm dạ dày cần phân biệt được viêm dạ dày cấp tính và mãn tính bởi vì bệnh do các nguyên nhân khác nhau gây ra. Nếu người bệnh không được chẩn đoán chính xác sẽ dẫn đến cách can thiệp điều trị không đúng, đưa đến nhiều hệ lụy nghiêm trọng, thậm chí nguy hiểm tính mạng.

Tuy nhiên, việc nhận biết đau dạ dày cấp tính và mạn tính không hề dễ dàng bởi có biểu hiện tương đối giống nhau như đau vùng thượng vị, buồn nôn, nôn,…

Vậy làm thế nào để phân biệt được viêm dạ dày cấp tính và mãn tính? Câu trả lời sẽ có ngay trong phần tiếp theo.

Phân biệt viêm dạ dày cấp và mãn tính rất quan trọng

Phân biệt viêm dạ dày cấp và mãn tính rất quan trọng

2. Phân biệt đau dạ dày cấp và mãn tính

Sự khác biệt của viêm dạ dày cấp và mãn tính được trình bày trong bảng dưới đây:

Tiêu chíViêm dạ dày cấp tínhViêm dạ dày mãn tínhKhái niệmĐau dạ dày cấp tính có dạng viêm xung huyết, trợt, ban đỏ hoặc xuất huyết; trên mô bệnh học đó là sự xâm lấn của bạch cầu trung tính và phản ứng viêm cấp tính.Viêm dạ dày mạn tính là tình trạng viêm mô bệnh học được xác định là có thâm nhiễm tế bào lympho hoặc tương bào ở niêm mạc dạ dày.Nguyên nhân gây đau
  • Do chế độ ăn uống, sinh hoạt không hợp lý, stress căng thẳng.
  • Do sử dụng lượng lớn các chất kích thích, tiếp xúc với các hóa chất,…
  • Do vi khuẩn hoặc nấm có trong dạ dày, điển hình là vi khuẩn Helicobacter pylori.
  • Do bỏng, nhiễm phóng xạ, chấn thương,…
  • Sử dụng thuốc Tây
  • Dị ứng thức ăn.
  • Do chế độ ăn uống, sinh hoạt không hợp lý, stress căng thẳng.
  • Do sử dụng lượng lớn các chất kích thích, tiếp xúc với các hóa chất,…
  • Tiến triển của bệnh đau dạ dày cấp tính khi không được điều trị dứt điểm.Biến chứng của một số bệnh mạn tính khác như: viêm đại tràng, viêm gan,…
  • Do di truyền.
Biểu hiện
  • Đau vùng thượng vị, tùy theo tình trạng tổn thương mà mức độ đau sẽ khác nhau: đau dữ dội vùng thượng vị kèm nóng rát, cồn cào dạ dày hoặc âm ỉ, kéo dài.
  • Buồn nôn, nôn sau khi ăn.
  • Xuất huyết dạ dày xuất hiện trong một số trường hợp.
  • Đau vùng thượng vị, có cảm giác nóng rát, chướng bụng, nặng bụng sau khi ăn.
  • Ợ chua, buồn nôn, chán ăn
  • Diễn biến bệnh kéo dài khiến bệnh nhân sụt cân, mất ngủ, mệt mỏi,…
Biến chứng
  • Tiến triển thành đau dạ dày mạn tính
  • Xuất huyết tiêu hóa
  • Teo niêm mạc dạ dày
  • Xuất huyết tiêu hóa
  • Hẹp môn vị
  • Ung thư dạ dày
Phương pháp điều trịCần nhanh chóng đi khám để sớm phát hiện nguyên nhân gây bệnh và nắm bắt thời điểm chữa trị tốt nhất.

Điều trị triệu chứng: giảm đau, chống viêm, chống xuất tiết dịch vị và chống nôn. Nếu đau dạ dày cấp tính do ngộ độc thực phẩm thì cần nhanh chóng rửa dạ dày. Nếu do vi khuẩn thì cần điều trị với kháng sinh.

Thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học lành mạnh.

Tránh tiếp xúc với các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá và không lạm dụng thuốc Tây nhất là nhóm NSAIDs

Có thể cần phối hợp các phương pháp: Dùng thuốc, thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt… Tuy nhiên cần điều trị và theo dõi trong thời gian dài nên rất nhiều trường hợp bệnh nhân không tuân thủ phương pháp điều trị khiến bệnh khó dứt khỏi.Kết quả điều trịCó thể điều trị khỏi, dứt điểm hoàn toàn trong thời gian ngắn.Giúp giảm nhẹ triệu chứng, ngăn ngừa biến chứng và đề phòng tái phát các đợt cấp.

Đau dạ dày cấp có thể tiến triển thành viêm dạ dày mạn tính khi không được điều trị kịp thời

Đau dạ dày cấp có thể tiến triển thành viêm dạ dày mạn tính khi không được điều trị kịp thời

3. Cách xử lý khi bị viêm dạ dày cấp

Trong trường hợp bị đau dữ dội, chưa xác định nguyên nhân do viêm dạ dày cấp hay bệnh lý khác thì bệnh nhân cần được thăm khám như một cấp cứu nội – ngoại khoa. Người thân nên đưa bệnh nhân đến bệnh viện, phòng khám để được chẩn đoán nguyên nhân chính xác và xử lý kịp thời.

Trường hợp đau dạ dày cấp do nhiễm khuẩn bệnh nhân có thể phải sử dụng kháng sinh

Trường hợp đau dạ dày cấp do nhiễm khuẩn bệnh nhân có thể phải sử dụng kháng sinh

Mong rằng những thông tin cung cấp trên đây đã giúp người bị đau dạ dày phân biệt được viêm dạ dày cấp và mạn tính để có những biện pháp điều trị phù hợp. Nếu còn bất kỳ thắc mắc về bệnh đau dạ dày, vui lòng gọi đến số Hotline 1900 3366 để được tư vấn cụ thể và tận tình.

Mề đay mãn tính và cấp tính là hai dạng của nổi mề đay. Mỗi dạng có những điểm khác biệt. Để điều trị đạt được hiệu quả cần nắm rõ dấu hiệu nhận diện mỗi dạng. Dưới đây là những thông tin cơ bản. 

1. Nổi mề đay mãn tính và cấp tính là gì?

Mề đay hay còn gọi là mày đay là phản ứng của cơ thể trước các tác nhân gây kích ứng. Nó biểu hiện ra bên ngoài là các nốt mẩn đỏ gây ngứa đi kèm các biểu hiện khác. Bệnh có thể xuất hiện ở mọi độ tuổi, trên một phần hoặc toàn bộ cơ thể.

Dựa theo mức độ tiến triển của bệnh thì mề đay có 2 dạng là mề đay cấp tính và mề đay mãn tính. Vậy mề đay cấp tính là gì? Đây là dạng mề đay kéo dài trong vòng từ vài giờ tới dưới 6 tuần. Trong khi đó, mề đay mãn tính (hay mề đay mạn tính) kéo dài trên 6 tuần và mề đay tái phát thường xuyên trong nhiều tháng hoặc nhiều năm.

Mề đay mãn tính và cấp tính

2. Triệu chứng mề đay mãn tính và cấp tính

Để phân biệt mề đay cấp và mề đay mạn tính có thể dựa vào các dấu hiệu nhận biết. Điểm chung của cả hai là:

– Xuất hiện các nốt đỏ li ti hoặc các mảng màu đỏ, hồng bất kỳ vị trí nào trên cơ thể. Nốt mề đay có thể sần, phù nề.

– Cảm giác ngứa ngáy khó chịu tại vùng bị nổi mề đay.

– Có thể xuất hiện các triệu chứng sưng phù môi, mí mắt, chóng mặt, khó thở

Yếu tốMỀ ĐAY MẠN TÍNHMỀ ĐAY CẤP TÍNHThời gianTrên 6 tuầnDưới 6 tuầnẢnh hưởng tới các cơ quan khácCó. Mề đay mạn tính có thể ảnh hưởng đến các cơ quan khác như phổi, hệ tiêu hóa, cơ, gây nôn, tiêu chảy, đau cơÍt ảnh hưởng

3. Nguyên nhân gây bệnh

Mề đay mẩn ngứa xảy ra do nhiều nguyên nhân. Đôi khi khó có thể xác định chính xác. Tuy nhiên, mỗi dạng sẽ xuất phát từ một vài lý do phổ biến hơn. Dưới đây sẽ chỉ liệt kê các lý do phổ biến nhất của mỗi loại.

3.1. Nguyên nhân gây mề đay cấp tính

Thường mề đay cấp tính xuất phát từ dị ứng đồ ăn, tác dụng phụ của thuốc và nhiễm virus, côn trùng cắn. Bởi chúng thường gây ra phản ứng tức thì và không kéo dài.

Một số loại thực phẩm có thể gây nổi mề đay có thể kể đến như: Nấm, sữa, hải sản, lạc… Đồ tái sống như gỏi cũng có nguy cơ gây mẩn ngứa dị ứng cao hơn thức ăn được nấu chín. Ngoài ra, trong thành phần của thực phẩm chế biến sẵn có thể chứa một số phụ gia, chất bảo quản có thể gây kích ứng.

Nếu vừa sử dụng một loại thuốc mới hoặc sử dụng liên tục một trong các loại thuốc sau đây, bạn có thể nghi ngờ mày đay cấp do tác dụng phụ của thuốc. Đó là: Thuốc chống viêm không steroid, thuốc cao huyết áp, thuốc giảm đau, thuốc kháng sinh.

Nguyên nhân gây mề đay cấp tính

Hải sản là loại thực phẩm có thể gây dị ứng

3.2. Nguyên nhân gây mề đay mạn tính

Nguyên nhân của tình trạng này khá khó xác định. Đôi khi không thể tìm ra nguyên nhân còn gọi là mề đay vô căn mãn tính. Một số lý do cần lưu tâm khiến cơ thể bị nổi mề đay là các bệnh lý về tuyến giáp, gan, thận, nhiễm trùng, ung thư.

Khi chức năng của gan, thận suy giảm sẽ làm độc tố tích tụ trong máu. Biểu hiện lâm sàng có thể là nổi mẩn đỏ trên da.

Bệnh lý tuyến giáp có thể kể đến là cường giáp, suy giáp. Căn bệnh này có thể gây mẩn ngứa, phù nề, mắt sưng, mạch nhanh…

Ung thư là căn bệnh nguy hiểm, có thể đe dọa tới tính mạng. Các bệnh ung thư gây mề đay mạn tính, ngứa dữ dội như: Ung thư da, ung thư máu, ung thư hạch…

Nguyên nhân gây mề đay mạn tính

Suy giảm chức năng gan có thể khiến nổi mẩn ngứa kéo dài và trầm trọng

4. Phương pháp điều trị mề đay mãn tính và cấp tính

Điều trị mề đay cấp tính và mề đay mãn tính hiệu quả nhất khi xử lý được nguyên nhân gây bệnh. Đối với dạng mề đay cấp tính thể nhẹ, bệnh có thể tự khỏi mà không cần điều trị. Tuy nhiên, đối với trường hợp mạn tính cần điều trị chuyên khoa.

Về cơ bản để điều trị triệu chứng của mề đay cấp và mạn tính thì hầu như không có nhiều khác biệt. Bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc giảm triệu chứng nổi mẩn, ngứa ngáy khó chịu như:

– Thuốc kháng histamine: Giảm bớt phản ứng quá mẫn của cơ thể nhờ giảm hàm lượng histamine.

– Thuốc steroid: Giúp giảm tình trạng viêm nhiễm của cơ thể.

– Thuốc cortisone: Được chỉ định trong trường hợp phát ban nghiêm trọng.

– Kem, gel bôi ngoài da để cấp ẩm, làm dịu cơn ngứa.

Đặc biệt, mề đay diễn biến theo kiểu sốc phản vệ cần được cấp cứu kịp thời nếu không sẽ đe dọa tính mạng. Các dấu hiệu có thể nhận biết là: Sưng môi, mí mắt, sưng cổ họng, khó thở, chóng mặt, đánh trống ngực, ngất…

Phương pháp điều trị mề đay mãn tính và cấp tính

Thuốc kháng histamine có thể được chỉ định

5. Lưu ý cho người bệnh

Để đạt hiệu quả trong điều trị mề đay mãn tính và cấp tính cần sự phối hợp tích cực từ phía bệnh nhân. Người bệnh cần đặc biệt lưu ý trong sinh hoạt, dinh dưỡng dưới đây:

– Tránh một số thức ăn, nước uống có thể gây dị ứng. Đặc biệt, trong giai đoạn mẩn ngứa, hoặc có cơ địa dễ dị ứng không nên ăn đồ tái sống, thức ăn lạ.

– Không nên uống nhiều rượu bia, cà phê, hút thuốc lá vì sẽ làm tăng tích tụ độc tố trong cơ thể.

– Trong trường hợp bị mẩn ngứa khó chịu nên ăn thức ăn nhẹ, giảm lượng đường, muối trong khi chế biến.

– Không được gãi vì sẽ gây nhiễm trùng da, để lại sẹo.

– Giữ vệ sinh nhà cửa, cơ thể. Hạn chế tiếp xúc với môi trường khói bụi.

– Mặc đồ thoáng mát, rộng rãi.

– Rèn luyện thể dục thể thao đều đặn để duy trì sức khỏe tốt.

– Cân đối thời gian làm việc và nghỉ ngơi để cơ thể có điều kiện phục hồi tốt nhất.

– Tập trung điều trị các bệnh lý có thể gây phát ban, mẩn ngứa.

Trên đây là những thông tin cơ bản về mề đay mãn tính và cấp tính. Hãy theo dõi chặt tình trạng bệnh để có hướng xử lý kịp thời, đúng đắn. Nếu còn thắc mắc hãy liên hệ tới tổng đài 0343 44 66 99 để được giải đáp.