Chữa bệnh ngủ ngáy ở đâu

Ngáy là hiện tượng thường gặp trong cuộc sống. Vậy ngủ ngáy là gì? Các nguyên nhân gây ra ngủ ngáy? Ngủ ngáy được chẩn đoán như thế nào? Ngủ ngáy có thể để lại hậu quả gì và phương pháp điều trị như thế nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Ngáy là tiếng thở ồn ào khi bạn ngủ. Đây là một tình trạng phổ biến có thể ảnh hưởng đến bất kỳ ai, mặc dù nó xảy ra thường xuyên hơn ở nam giới và những người thừa cân. Ngáy có xu hướng trở nên tồi tệ hơn theo tuổi tác.

Ngủ ngáy nguyên nhân do đâu, có phương pháp điều trị ngủ ngáy không?

Đôi khi, ngủ ngáy thường không phải là một vấn đề nghiêm trọng, chủ yếu gây phiền toái cho người ngủ cùng giường. Nhưng nếu bạn là một người ngủ ngáy lâu năm, bạn không chỉ làm gián đoạn giấc ngủ của những người gần bạn mà còn làm giảm chất lượng giấc ngủ của chính bạn.

Ngáy có thể là một triệu chứng của một vấn đề sức khỏe như ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn. Nói chuyện với bác sĩ nếu bạn buồn ngủ quá mức trong ngày, nếu bạn ngáy thường xuyên hoặc rất to hoặc nếu vợ hay chồng [người ngủ cùng giường] của bạn nhận thấy rằng bạn đôi khi ngừng thở hoàn toàn. 

2. Nguyên nhân gây ngủ ngáy

Một số nguyên nhân gây ngủ ngáy bao gồm:

- Ngáy xảy ra khi luồng không khí qua miệng và mũi của bạn bị tắc nghẽn. Một số nguyên nhân có thể cản trở luồng không khí, bao gồm:

- Đường thở mũi bị tắc nghẽn. Một số người chỉ ngáy trong mùa dị ứng hoặc khi họ bị viêm xoang. Các vấn đề trong mũi của bạn như lệch vách ngăn hoặc polyp mũi cũng có thể làm tắc nghẽn đường thở của bạn.

- Cơ cổ họng và lưỡi kém trương lực. Cơ cổ họng và cơ lưỡi có thể bị giãn quá mức, khiến chúng có thể xẹp xuống đường thở của bạn.

- Phần mềm ở cổ họng phình to. Thừa cân có thể gây ra điều này. Một số trẻ có amidan lớn và có u tuyến khiến trẻ ngủ ngáy.

- Vòm miệng hoặc lưỡi gà mềm dài. Vòm miệng mềm dài hoặc lưỡi gà dài có thể thu hẹp lỗ mở từ mũi đến cổ họng của bạn. Khi bạn thở, điều này khiến chúng rung và va đập vào nhau, và đường thở của bạn bị tắc nghẽn.

- Sử dụng rượu và ma tuý. Uống rượu hoặc dùng thuốc giãn cơ cũng có thể khiến cơ lưỡi và cổ họng của bạn thư giãn quá mức.

- Vị trí ngủ. Nằm ngửa khi ngủ có thể khiến bạn ngủ ngáy. Vì vậy, có thể sử dụng một chiếc gối quá mềm hoặc quá lớn.

- Thiếu ngủ. Cơ cổ họng của bạn có thể giãn ra quá nhiều nếu bạn ngủ không đủ giấc

3. Chẩn đoán và điều trị ngủ ngáy

Khi đi khám về vấn đề ngủ ngáy, bạn nên đi khám cùng vợ hoặc chồng, người thường xuyên ngủ cùng mình. Bác sĩ sẽ cần hỏi cả 2 người.

Bác sĩ cũng sẽ hỏi về tiền sử bệnh của bạn và khám sức khỏe để tìm những thứ có thể gây tắc nghẽn đường thở của bạn, chẳng hạn như nghẹt mũi mãn tính do viêm mũi hoặc viêm xoang, lệch vách ngăn hoặc sưng amidan. Họ cũng có thể tiến hành một số bài kiểm tra:

  • Các xét nghiệm hình ảnh;
  • Chụp X-quang;
  • Chụp MRI hoặc CT.

Các bài kiểm tra này có thể tìm kiếm các vấn đề trong đường thở của bạn.

Chẩn đoán và điều trị ngủ ngáy

Nghiên cứu giấc ngủ. Bạn có thể cần phải có một chiếc máy theo dõi giấc ngủ của mình khi bạn ở nhà hoặc qua đêm trong phòng xét nghiệm để thực hiện một bài kiểm tra được gọi là đa kí giấc ngủ. Nó sẽ đo những thứ như nhịp tim, nhịp thở và hoạt động của não khi bạn ngủ.

4. Biến chứng ngủ ngáy

Ngáy dường như không có biến chứng. Nhưng chứng ngưng thở khi ngủ có thể gây ra các vấn đề, bao gồm:

  • Thường xuyên thức giấc sau khi ngủ, mặc dù bạn có thể không nhận ra điều đó
  • Ngủ nông. Thức dậy nhiều lần trong đêm cản trở giấc ngủ bình thường của bạn, khiến bạn ngủ nông nhiều hơn, ngủ sâu ít hơn do đó không đủ để phục hồi về cơ thể và não bộ.
  • Tăng áp lực nên tim. Chứng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn trong thời gian dài thường làm tăng huyết áp và có thể khiến tim bạn to hơn, với nguy cơ đau tim và đột quỵ cao hơn.
  • Đêm ngủ không ngon. Điều này khiến bạn buồn ngủ vào ban ngày, có thể ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, giảm hiệu quả và có thể gây ra tai nạn giao thông.

5. Các phương pháp điều trị ngủ ngáy

- Thay đổi lối sống. Bác sĩ có thể yêu cầu bạn giảm cân, bỏ hút thuốc hoặc ngừng uống rượu trước khi đi ngủ.

- Dụng cụ răng miệng. Bạn đeo một thiết bị nhỏ bằng nhựa trong miệng khi ngủ. Nó giữ cho đường thở của bạn mở bằng cách cử động hàm hoặc lưỡi của bạn.

Các phương pháp điều trị ngủ ngáy

- Phẫu thuật. Một số loại thủ tục có thể giúp ngừng ngáy. Bác sĩ có thể loại bỏ hoặc thu nhỏ các mô trong cổ họng của bạn hoặc làm cho vòm miệng mềm của bạn cứng hơn.

- CPAP. Máy áp lực dương liên tục điều trị chứng ngưng thở khi ngủ và có thể làm giảm chứng ngáy bằng cách thổi không khí vào đường thở khi bạn ngủ.

- Các biện pháp khắc phục tại nhà để ngăn chặn tình trạng ngủ ngáy:

  • Ngủ nghiêng, không nằm ngửa.
  • Nâng cao đầu giường vài cm
  • Sử dụng miếng dán mũi dán vào sống mũi để mở rộng lỗ mũi.
  • Hãy tuân theo một lịch trình ngủ.

Chuyên mục:

ISOFHCARE | Ngày đăng 08/12/2021 - Cập nhật 10/12/2021

Ngủ ngáy thường bị xem như một trong những tật không ai mong muốn. Trên thực tế, tình trạng kể trên vừa làm phiền giấc ngủ của người khác lại vừa làm giảm chất lượng giấc ngủ của chính chúng ta. Để chữa ngủ ngáy, MEDLATEC sẽ bật mí cho các bạn 7 mẹo hiệu quả và dễ thực hiện thông qua bài viết dưới đây.

1. Không uống rượu, bia hoặc các chất có cồn trước khi đi ngủ

Một số người thường xuyên sử dụng rượu, bia hoặc đồ uống có cồn để nhanh chóng chìm vào giấc ngủ hơn. Tuy nhiên trên thực tế, thói quen này lại khiến chứng ngủ ngáy trở nên khó kiểm soát hơn. Nếu bạn đang muốn chữa ngủ ngáy thì việc đầu tiên nên làm chính là loại bỏ bia, rượu cũng như đồ uống có cồn khỏi nhịp sống hàng ngày.

Trong khoảng thời gian 4 - 5 giờ đồng hồ trước khi đi ngủ nếu chúng ta uống rượu thì các mô tại cổ họng dễ có xu hướng bị kích thích. Cụ thể, chúng sẽ hoạt động mạnh hơn, tăng âm lượng của tiếng ngáy vô thức trong lúc ngủ. Thậm chí có nhiều trường hợp ghi nhận bình thường họ không hề ngáy nhưng sau khi uống rượu lại xuất hiện hiện tương này.

Hạn chế uống rượu bia sẽ chữa được tật ngủ ngáy

Nhìn chung, để bắt đầu chữa ngủ ngáy, hãy hạn chế tối đa việc uống rượu bia hoặc nếu cần phải uống thì đừng đi ngủ ngay sau đó. Khi cổ họng không tiếp xúc với nhóm đồ uống này thì khả năng tạo tiếng ngáy sẽ giảm dần.

2. Tuân thủ thời gian biểu khoa học

Việc chúng ta thiếu ngủ, ngủ không đủ giấc cũng được ghi nhận như một trong những nguyên nhân bổ biến dẫn đến hiện tượng ngáy trong vô thức. Cụ thể, nếu ngủ không đúng giấc, ngủ khi quá mệt mỏi thì việc cơ thể chìm sâu vào giấc ngủ là điều thường thấy. Lúc này, toàn bộ cơ bắp của chúng ta sẽ trở nên mềm hơn, đồng thời làm giảm trương lực cơ nâng màn hầu khiến họng bị hẹp lại. Mỗi khi chúng ta thở ra, cổ họng sẽ tạo âm thanh từ vừa đến to, thường được biết đến như tiếng ngáy.

Để chữa ngủ ngáy thì việc tự lập ra và tuân thủ thói quen sinh hoạt, ngủ nghỉ theo một khung giờ nhất định, khoa học là cần thiết. Ngoài ra, chúng ta cũng nên phân bố khối lượng công việc trong ngày sao cho hợp lý, tránh để tình trạng người đang mệt mỏi đã đi ngủ ngay.

3. Thay đổi tư thế ngủ

Tự thay đổi tư thế ngủ, dáng ngủ được biết đến cách chữa ngủ ngáy đơn giản mà hiệu quả.

Các chuyên gia đã nhận định chúng ta dễ ngáy nhất nếu nằm ngửa khi ngủ. Cụ thể, với tư thế nằm ngửa, lưỡi sẽ bị đẩy tụt sâu xuống cổ họng hơn bình thường, mặt dưới của lưỡi [đáy lưỡi] lại vô thức nâng lên. Chính việc này gây ra tình trạng cuống họng - một trong những cơ quan hỗ trợ hô hấp bị che, khó lưu thông khí. Mỗi khi chúng ta thở ra hoặc hít vào, luồng khí bên trong cơ thể sẽ tạo ra một loạt âm rung tại họng.

Nên thử nằm nghiêng nếu bạn bị ngáy trong lúc ngủ

Để hạn chế hiệu quả tật ngáy khi ngủ, nhiều bác sĩ khuyến khích mọi người nên nằm nghiêng khi ngủ. Đối với các trường hợp khó nằm nghiêng thì phương pháp sử dụng gối đỡ cổ được khuyến khích. Sự thay đổi này hỗ trợ lưu thông tốt hơn các luồng khí trong cổ họng đồng thời hạn chế hiện tượng tạo âm rung động từ bên trong.

4. Giữ cho mũi được thông thoáng

Một số vấn đề như cảm lạnh, cảm cúm hoặc sổ mũi, dị ứng có thể khiến quá trình hô hấp đường mũi của chúng ta bị cản trở. Ngạt mũi, có đờm ở cổ họng đều có thể tạo ra các rung động từ vòm họng và dần dần trở thành tật ngủ ngáy. Nếu bạn thường xuyên gặp tình trạng ngạt mũi, khó thở thì hãy lưu ý một số biện pháp chữa ngủ ngáy, hỗ trợ thông khí mũi dưới đây:

  • Đối với các trường hợp dị ứng thời tiết hoặc cảm lạnh dẫn đến ngủ ngáy, hãy ưu tiên ngậm bạc hà khoảng 15 phút trước khi đi ngủ. Hương vị đặc trưng của bạc hà sẽ sớm đẩy lùi các triệu chứng ngạt mũi, chảy nước mũi.

  • Đối với những ai vừa ngạt mũi, vừa có đờm ở cổ họng có thể nhỏ vài giọt tinh dầu bạc hà để súc miệng.

  • Luôn giữ một chai nước muối sinh lý trong phòng ngủ hoặc phòng tắm. Việc rửa mũi bằng nước muối sinh lý được đánh giá là phương pháp lành mạnh để giữ cho đường mũi luôn thông thoáng.

5. Giữ không gian phòng ngủ được sạch sẽ

Trong một số trường hợp, chúng ta vô tình tạo ra tiếng ngáy khi đang ngủ là do phản ứng của hệ hô hấp khi hít thở phải bụi vải hoặc chất bẩn từ không khí. Các mạt bụi li ti này có thể không ảnh hưởng đến sức khỏe nói chung nhưng dễ khiến mũi khó chịu vào ban đêm. Ngoài ra, việc ngủ cùng thú cưng trong cùng một phòng hoặc trên cùng một giường cũng dễ làm tăng khả năng ngáy khi ngủ.

Giữ cho phòng ngủ thông thoáng và sạch sẽ cũng giảm thiểu được tật ngủ ngáy

Vậy một cách chữa ngủ ngáy nữa là chúng ta nên thường xuyên giặt sạch hoặc thay thế chăn, ga, gối khoảng nửa năm một lần. Hạn chế cho vật nuôi sinh hoạt trong phòng ngủ. Nếu có thể, hãy thường xuyên vệ sinh các món đồ nội thất trong không gian ngủ như thảm, quạt trần, điều hòa,...

6. Giảm cân

Trên thực tế, cả người gầy và người béo đều có nguy cơ mắc chứng ngủ ngáy. Tuy nhiên, riêng đối với những người thừa cân, béo phì thì khả năng mắc chứng ngủ ngáy kéo dài sẽ cao hơn. Lý do được các chuyên gia đưa ra là mô mỡ khiến cấu trúc cổ họng và miệng dần thay đổi. Chúng thường có xu hướng bị hẹp đi, cản trở lưu thông không khí mỗi khi hô hấp và tạo thành tiếng ngáy.

Nhìn chung, nếu bạn đang thừa cân thì việc lên kế hoạch giảm béo không chỉ giúp bạn bảo vệ sức khỏe tốt hơn mà còn có thể chữa ngủ ngáy.

Giảm cân sẽ giúp chúng ta hết ngủ ngáy nhanh hơn

7. Bỏ thuốc lá để chữa ngủ ngáy

Thuốc lá vẫn luôn được đánh giá là thứ không hề thân thiện đối với sức khỏe nói chung. Ngoài việc nâng tỷ lệ mắc các bệnh liên quan đến đường hô hấp, thói quen hút thuốc lá còn gây ra hiện tượng ngủ ngáy khó chịu. Theo nghiên cứu của các chuyên gia, hút thuốc lá có thể gây tiếng ngáy vì nó làm giảm khả năng sử dụng oxy của cơ thể, dễ gây ức chế đường hô hấp. Để bắt đầu chữa ngủ ngáy, việc đầu tiên chúng ta cần làm là bỏ thuốc lá.

Với 7 mẹo chữa ngủ ngáy trên đây, hi vọng các bạn độc giả đã tìm được thông tin bổ ích cũng như phương pháp tối ưu nhất dành cho bản thân mình. Ngoài ra, nếu tật ngủ ngáy đi kèm theo một số triệu chứng bất thường khác liên quan đến sức khỏe, MEDLATEC khuyến khích mọi người nên đến các cơ sở y tế để được thăm khám kịp thời. Hiện nay Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC chúng tôi tiếp nhận các trường hợp bệnh nhân cần khám, chăm sóc đặc biệt đường hô hấp tại tất cả các chi nhánh, cơ sở khám chữa bệnh. Để nhận được tư vấn và đặt lịch khám, các bạn độc giả vui lòng liên hệ theo số 1900565656.

Video liên quan

Chủ Đề