Có bao nhiêu nhóm quyền trẻ em năm 2024

Công ước Liên hợp quốc về Quyền trẻ em cũng là hiệp ước nhân quyền được phê chuẩn rộng rãi nhất trên thế giới - thậm chí nó được các tổ chức phi chính phủ chấp nhận, như Quân đội Giải phóng Nhân dân Sudan (SPLA), một phong trào nổi dậy ở Nam Sudan. Tất cả các quốc gia thành viên LHQ ngoại trừ Hoa Kỳ đã phê chuẩn Công ước. Công ước có hiệu lực tại Việt Nam vào ngày 20 tháng 12 năm 1990.

Quyền trẻ em là gì? Trong bài viết này, cùng Pasal Junior khám phá 4 nhóm quyền cơ bản của trẻ em theo Công ước Liên Hợp Quốc – bản hiến chương quốc tế quan trọng nhất về quyền lợi và bảo vệ cho nhóm tuổi này nhé!

1. Quyền trẻ em là gì?

Có bao nhiêu nhóm quyền trẻ em năm 2024
4 nhóm quyền cơ bản của trẻ em là gì?

Công ước Liên hợp quốc về Quyền trẻ em, hoặc UNCRC, (UNCRC) là cơ sở cho mọi công việc của UNICEF. Đây là tuyên bố đầy đủ nhất về quyền trẻ em từng được sản xuất, đưa ra và là hiệp ước quốc tế về quyền con người được phê chuẩn rộng rãi nhất trong lịch sử.

Công ước gồm 54 điều khoản xoay quanh tất cả các khía cạnh của cuộc sống của trẻ. Từ đó, đặt ra các quyền dân sự, chính trị, kinh tế, xã hội và văn hóa mà tất cả trẻ em ở khắp mọi nơi đều được hưởng. Có 4 điều trong công ước về quyền trẻ em được coi là những “Nguyên tắc chung” và đóng vai trò cơ bản trong việc hiện thực hiện tất cả các quyền trẻ em. Cụ thể 4 nhóm quyền trẻ em cơ bản sẽ được nêu dưới đây.

2. 4 nhóm quyền cơ bản của trẻ em theo công ước Liên Hợp Quốc hiện hành

2.1. 4 nhóm quyền cơ bản của trẻ em – Quyền được sống còn

Nhóm quyền này bao gồm:

– Quyền được sống;

– Quyền có họ tên, quốc tịch;

– Quyền được biết cha mẹ và được cha mẹ chăm sóc;

– Quyền được đảm bảo đến mức tối đa có thể được để sống còn và phát triển.

2.2. 4 nhóm quyền cơ bản của trẻ em – Quyền được phát triển

– Quyền được chăm sóc sức khỏe, điều trị bệnh;

– Quyền được học hành, giáo dục, phát triển tài năng;

– Quyền được vui chơi, giải trí, hoạt động văn hóa, nghệ thuật phù hợp với lứa tuổi;

– Quyền được tự do tín ngưỡng, tôn giáo;

– Quyền được thu nhận nhiều nguồn thông tin, tư liệu có lợi về xã hội, văn hóa cho trẻ em;

– Quyền được có mức sống đủ.

2.3. 4 nhóm quyền cơ bản của trẻ em – Quyền được bảo vệ

– Quyền được giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc;

– Quyền không bị buộc cách ly cha mẹ trái với ý kiến của cha mẹ, trừ trường hợp vì lợi ích tốt nhất của trẻ;

– Quyền không chịu sự cân thiệp tùy tiện hay bất hợp pháp vào việc riêng tư;

– Quyền được hưởng an toàn xã hội bao gồm bảo trợ xã hội và các biện pháp cần thiết khác;

– Quyền được bảo vệ chống lại mọi hình thức lạm dụng, bóc lột về tình dục, về kinh tế, bị bắt cóc, mua bán, phải lao động có hại cho sức khỏe của trẻ;

– Quyền được bảo vệ chống lại việc sử dụng ma túy hay bị lôi kéo vào việc sản xuất , buôn bán ma túy;

– Quyền được bảo vệ khỏi sự tra tấn, đối xử, trừng phạt độc ác, bị tước quyền tự do bất hợp pháp;

– Quyền được bảo vệ không phải tham gia chiến sự khi chưa đủ 15 tuổi.

Có bao nhiêu nhóm quyền trẻ em năm 2024
4 nhóm quyền trẻ em theo công ước Liên Hợp Quốc hiện hành

2.4. 4 nhóm quyền cơ bản của trẻ em – Quyền được tham gia

Đối với nhóm quyền này, có các điều sau:

– Quyền được hình thành quan điểm riêng và tự do phát triển những quan điểm đó về các vấn đề có tác động đến trẻ em;

– Quyền tự do bày tỏ ý kiến (kkhông trái pháp luật);

– Quyền tự do kết giao, hội họp tụ tập một cách hòa bình.

3. Trẻ em có những quyền gì theo quy định pháp luật Việt Nam

Tại Việt Nam, quyền của trẻ em được bảo vệ và đảm bảo bởi nhiều văn bản pháp luật, trong đó có:

  1. Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013: Hiến pháp này nêu rõ quyền lợi và trách nhiệm của công dân, bao gồm cả trẻ em. Hiến pháp khẳng định quyền tự do, quyền bảo vệ, và quyền phát triển của trẻ em.
  2. Luật Bảo vệ và Phát triển Trẻ em năm 2004 (sửa đổi và bổ sung năm 2016): Đây là một văn bản quan trọng về quyền và bảo vệ trẻ em tại Việt Nam. Luật đề cập đến các quyền của trẻ em như quyền sống, quyền phát triển, quyền bảo vệ, quyền tham gia, và quyền hưởng lợi từ những quyền và lợi ích khác.
  3. Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014: Luật cũng có các quy định về quyền và lợi ích của trẻ em, đặc biệt là trong ngữ cảnh gia đình và hôn nhân.
  4. Luật Tố tụng Hình sự năm 2015: Luật bảo vệ quyền và lợi ích của trẻ em khi họ là những bên liên quan trong các vụ án hình sự.
  5. Luật Giáo dục năm 2019: Luật đề cập đến quyền và lợi ích của trẻ em trong lĩnh vực giáo dục, bao gồm quyền học và quyền tham gia vào quy trình giáo dục.

Những văn bản pháp luật trên tạo nên cơ sở pháp lý cho việc bảo vệ và đảm bảo quyền của trẻ em tại Việt Nam.

Tổng kết

Nếu ba mẹ đang muốn tìm một môi trường giáo dục hiện đại với các phương pháp giảng dạy tiên tiến cho các bé thì đừng quên liên hệ với Pasal Junior để được hỗ trợ tư vấn chi tiết nhé! Pasal Junior chúc các bé sẽ học tập tốt và xây dựng cho mình thói quen học tập tiếng Anh mỗi ngày để kỹ năng sử dụng ngoại ngữ ngày càng nhạy bén!

Trẻ em có bao nhiêu quyền và đó là những quyền nào?

Toàn bộ 23 quyền của trẻ em theo Luật Trẻ em 2016.

Quyền sống. ... .

Quyền được khai sinh và có quốc tịch. ... .

Quyền được chăm sóc sức khỏe. ... .

Quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng. ... .

Quyền được giáo dục, học tập và phát triển năng khiếu. ... .

Quyền vui chơi, giải trí ... .

Quyền giữ gìn, phát huy bản sắc. ... .

Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo..

Luật Trẻ em năm 2016 có bao nhiêu điều?

Luật Trẻ em năm 2016 gồm 7 chương, 106 điều, bao gồm Chương I. Những quy định chung (từ điều 1 đến điều 11); Chương II. Quyền và bổn phận của trẻ em (từ điều 12 đến điều 41), Chương III. Chăm sóc và giáo dục trẻ em (từ điều 42 đến điều 46); Chương IV.nullLuật trẻ em - Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Lâm Đồngbtgtu.lamdong.dcs.vn › tin-tuc-su-kien › type › detail › tasknull

Quyền bảo vệ của trẻ em là gì?

Quyền được bảo vệ: bao gồm những quy định như trẻ em phải được bảo vệ chống tất cả các hình thức bóc lột lao động, bóc lột và xâm hại tình dục, lạm dụng ma túy, sao nhãng và bị bỏ rơi, bị bắt cóc và buôn bán.20 thg 5, 2023nullQuyền trẻ em là gì? Tìm hiểu 4 nhóm quyền của trẻ emmnthanhluong.haiphong.edu.vn › giao-duc-phap-luat › ctmbnull

Nghĩa vụ của trẻ em như thế nào?

Trẻ em có bổn phận sau đây: Yêu quý, kính trọng, hiếu thảo với ông bà, cha mẹ; kính trọng thầy giáo, cô giáo; lễ phép với người lớn, thương yêu em nhỏ, đoàn kết với bạn bè; giúp đỡ người già yếu, người khuyết tật, tàn tật, người gặp hoàn cảnh khó khăn theo khả năng của mình.nullBổn phận của trẻ em - Thư Ký Luậtlawnet.vn › quyen-dan-su › bon-phan-cua-tre-em-104448null