Fob trong dệt may là gì

CMT chỉ cần có khả năng sản xuất và một chút khả năng thiết kế để thực hiện mẫu sản

phẩm.

- Phương thức xuất khẩu FOB (Free On Board): FOB là một phương thức xuất khẩu ở

bậc cao hơn so với CMT. Thuật ngữ FOB trong ngành dệt may được hiểu là một hình thức

theo kiểu mua đứt – bán đoạn. Theo phương thức FOB, các doanh nghiệp phải chủ động

tham gia vào quá trình sản xuất, từ việc mua nguyên liệu đến cho ra sản phẩm cuối cùng.

Khác với CMT, các nhà sản xuất theo FOB sẽ chủ động mua nguyên liệu đầu vào cần thiết

thay vì được cung cấp từ người mua của họ. Các hoạt động theo phương thức FOB thay đổi

đáng kể dựa theo các hình thức quan hệ hợp đồng thực tế giữa nhà cung cấp với khách mua

hàng nước ngoài.

Xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam hiện nay chủ yếu may gia công theo hình thức

CMT (cut, make and trim) đơn giản cho các hãng nước ngoài. Tỷ trọng xuất khẩu dưới hình

thức này chiếm khoảng 70% kim ngạch xuất khẩu của ngành. Do vậy, tốc độ tăng trưởng

của ngành cao nhưng giá trị gia tăng của ngành còn thấp.

Theo các chuyên gia nước ngoài, hiện Việt Nam là quốc gia được đánh giá có năng lực

cạnh tranh cao tại chuỗi cung ứng dệt may toàn cầu. Và chọn Việt Nam làm Trung tâm sản

xuất hàng dệt may XK đang là đích đến của nhiều nhà đầu tư trong lĩnh vực này. Năm 2014,

đã có gần 20 dự án FDI mới đầu tư vào lĩnh vực dệt may. Như vậy, cùng với dư địa phát

triển lớn đến từ thị trường thế giới, ngành dệt may có nhiều cơ hội bứt phát trong những

năm tới. Với tốc độ tăng trưởng nhanh và ổn định như hiện nay, ngành dệt may không chỉ

đóng vai trò quan trọng đối với mục tiêu phục hồi đà tăng trưởng kinh tế mà còn đảm bảo

cân bằng cán cân thương mại củ

CHƯƠNG II: TÁC ĐỘNG TPP

6

2.1 TPP là gì?

TPP, viết tắt của từ Trans-Pacific Strategic Economic Partnership Agreement (Hiệp

định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương), là một hiệp định, thỏa thuận thương mại tự do

giữa 12 quốc gia với mục đích hội nhập nền kinh tế khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. 12

thành viên của TPP bao gồm: Australia, Brunei, Chile, Malaysia, Mexico, New Zealand,

Canada, Peru, Singapore, Vietnam, Mỹ và Nhật Bản.

Ngoài ra các nước Colombia, Philippines, Thái Lan, Đài Loan và Hàn Quốc đã bày tỏ

sự quan tâm đến TPP.

Mục tiêu chính của TPP là xóa bỏ các loại thuế và rào cản cho hàng hóa, dịch vụ xuất

nhập khẩu giữa các nước thành viên.

Ngoài ra, TPP sẽ còn thống nhất nhiều luật lệ, quy tắc chung giữa các nước này như: sở

hữu trí tuệ, chất lượng thực phẩm, hay an toàn lao động…

Thắt chặt hơn mối quan hệ kinh tế giữa các quốc gia này, thông qua các biện pháp giảm

(thậm chí là loại bỏ hoàn toàn trong một số trường hợp) các hàng rào thuế quan giữa các

nước, giúp tăng cường trao đổi hàng hóa và dịch vụ. Cùng với tăng cường dòng chảy vốn,

TPP cũng được kỳ vọng sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của nhóm 12 thành viên.

Việc kết thúc đàm phán Hiệp định Đối tác Kinh tế chiến lược Thái Bình Dương(TPP)

hôm mùng 5 tháng 10 vừa qua đã được mười hai nước tham gia ca ngợi là một bước ngoặc

đối với hội nhập kinh tế khu vực. Hiệp định này cũng được nhiều chuyên gia đánh là có tác

động chiến lược sâu rộng trong cả khu vực cũng như toàn cầu. Là một thành viên của TPP,

Việt Nam sẽ được hưởng lợi từ hiệp định này về cả mặt kinh tế và chiến lược, nhưng đồng

thời cũng phải đối mặt với những thách thức đáng kể. Cách Việt Nam tận dụng cơ hội và xử

lí thách thức có thể sẽ định hình quỹ đạo kinh tế, chính trị, và chiến lược của đất nước trong

những năm tới.

7

2.2 Tác động của TPP

2.2.1 Tác động đến kinh tế Việt Nam

Theo nghiên cứu của VEPR thì có sáu tác động lớn đến nền kinh tế Việt Nam:

Thứ nhất, nhập khẩu gia tăng, trong khi xuất khẩu có xu hướng giảm.

Thứ hai, khi TPP được thực thi, các dòng thuế quan sẽ giảm dần về 0% khiến doanh thu

về thuế giảm.

Thứ ba, việc tham gia TPP không chỉ đòi hỏi các nước tham gia cắt giảm các hàng rào

thuế quan mà còn đòi hỏi cắt giảm hàng rào phi thuế quan như chi phí vận chuyển, thủ tục

chờ đợi nhập khẩu...

Thứ tư, Việt Nam sẽ không còn khả năng duy trì lợi thế về lao động giá rẻ, trong khi

nhu cầu về lao động có kỹ năng tăng lên. Sự dịch chuyển tự do của lao động không chỉ

trong nước, mà cả giữa các nước.

Thứ năm, các nước sẽ có xu hướng áp dụng các hàng rào kỹ thuật thay thế, để bảo vệ

các ngành sản xuất nội địa của mình. Trong bối cảnh chất lượng các sản phẩm của Việt

Nam chưa cao, điều này sẽ hạn chế xuất khẩu.

Thứ sáu, với những ưu đãi khi gia nhập TPP, các nước trong khối sẽ tăng cường đầu tư

trực tiếp vào Việt Nam.

Tác động của TPP vào năm 2020

8

2.2.2 Tác động đến ngành Dệt may Việt Nam

Riêng đối với ngành dệt may Việt Nam, giới chuyên gia cũng nhưng các nhà phân tích

kinh tế đánh giá TPP sẽ mang lại cho ngành này những cơ hội vô cùng to lớn. Tuy

nhiên, tác động của TPP đến ngành này là sự ảnh hưởng 2 chiều.

2.2.2.1 Tác động tích cực

Khi bắt đầu có hiệu lực, TPP sẽ tạo ra cú hích lớn và mang đến động lực quan trọng cho

sự phát triển của dệt may Việt Nam, góp phần đưa dệt may Việt Nam lên tầm cao hơn trong

tương lai gần.

Thứ nhất, khi gia nhập TPP, đại bộ phận hàng dệt may của nước ta sẽ được hưởng thuế

suất 0% khi xuất khẩu vào các nước thành viên TPP. Khi đó, thuế nhập khẩu vào Mỹ và các

nước trong TPP sẽ giảm xuống bằng 0. Đây là một lợi thế rất lớn để ngành dệt may tăng thị

phần trên trường quốc tế. Trước đây thuế nhập khẩu từ 17% trở lên, bây giờ nếu có hiệu lực

sẽ xuống còn 0%.

Thứ hai, ngành dệt may được kỳ vọng sẽ tăng mạnh và có tác động đáng kể đến nền

kinh tế trong nước. Hiện nay, xuất khẩu hàng dệt may đã chiếm hơn 15% tổng doanh số

xuất khẩu của cả nước và dự đoán đến năm 2025, doanh thu xuất khẩu hàng dệt may có thể

tăng lên đến 30 tỷ đồng nếu năng lực sản xuất dệt may VN tăng theo đúng chiến lược mà

các cơ quan chức năng vạch ra. Đồng thời nhu cầu về nguyên liệu (bông, sợi) cũng sẽ tăng

tương ứng. Bên cạnh đó, các nước tham gia TPP đa số là những đối tác xuất khẩu quan

9