Hàng freehand là hàng gì

Nội Dung Chính

  • 1 Hàng Freehand là gì
    • 1.1 Ví dụ về hàng Freehand
  • 2 Hàng Hàng chỉ định và hàng freehand
    • 2.1 Ưu và nhược điểm của hàng chỉ định
  • 3 Quy trình chứng từ của hàng chỉ định và hàng freehand

Khi làm logistic hay kể cả bất kỳ ngành nghề nào khác, đều có những từ ngữ chuyên ngành khó hiểu. Hàng freehand, hàng chỉ định là hai loại mặt hàng được sử dụng nhiều, cũng là hai từ ngữ chuyên ngành nên biết. Nhưng do là từ ngữ chuyên ngành nên cũng có phần khó hiểu và phân biệt. Vì vậy, cùng Airport Cargo hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu về hàng chỉ định và hàng freehand. Nếu bạn đang làm logistic, những kiến thức sau chắc chắn các bạn sẽ cần đến.

Hàng Freehand là gì

Đối với hàng Freehand, các sales phải làm tất cả các quy trình, tự tìm khách hàng, sau đó chào giá và theo đuổi. Hàng Freehand là những hàng mà shipper (người bán) book tàu và trả cước (Nhóm C – Incoterms).

Đối với sales hãng tàu, thông thường họ làm cả hàng chỉ định nữa. Với Forwarder thì hầu như làm hàng Freehand. Freehand do shipper toàn quyền booking tàu và tất nhiên shipper là người trả tiền cước tàu.

Hàng freehand là hàng gì

Ví dụ về hàng Freehand

Shipper xuất hàng sang Taiwan điều kiện Incoterms nhóm C. Shipper chọn hãng tàu nào là quyền của shipper và shipper có quyền chuyển hãng tàu theo ý muốn của mình. Trong thị trường cạnh tranh, hầu hết Forwarder phải Sales hàng Freehand để có hoa hồng.

Vì hàng Freehand có quyền lựa chọn nhiều hãng tàu khác nhau. Trong ngành giao nhận quốc tế, nếu bạn là Forwarder mà shipper đang làm với Sales hãng tàu nào đó thì bạn rất khó làm hàng của shipper này với sales khác cùng hãng tàu. Như vậy chỉ có hàng Freehand mới tạo cho bạn cơ hội chuyển hãng tàu. hàng chỉ định và hàng freehand

Hàng Hàng chỉ định và hàng freehand

Đối với hàng nominated vốn được khách hàng ở nước ngoài ký hợp đồng trực tiếp với các hãng tàu và yêu cầu chủ hàng hay nhà xuất khẩu sử dụng hãng tàu đó. Nhiệm vụ chính Sales chỉ cần chăm sóc khách hàng tốt. Người mua là người trả cước tàu, chỉ định hãng tàu nhất định.

Vì vậy, người bán chỉ trả local charges tại đầu xuất hàng và tất nhiên không có quyền chọn lựa hãng tàu khác. Hàng chỉ định gần như trái ngược lại hoàn toàn hàng freehand.

Ưu và nhược điểm của hàng chỉ định

Hàng freehand là hàng gì

– Ưu điểm: Chỉ cần giao hàng lên tàu là đã hoàn thành trách nhiệm.
– Nhược điểm: Không chủ động được thời gian xuất hàng. Thời gian chuẩn bị hàng, và người làm xuất nhập khẩu cho những công ty xuất hàng chỉ định cũng không happy lắm
Trong vận chuyển hàng hóa đường biển có nhiều loại biển tướng của loại hàng chỉ định, như người mua chỉ định hãng tàu, tuy nhiên nhờ người bán trả cước tàu.
Vậy, hàng chỉ định thường xuất theo điều kiện FOB, người mua book tàu, sale hãng tàu và sale forwarder take care hàng chỉ định thường không có commission.

Quy trình chứng từ của hàng chỉ định và hàng freehand

Quy trình chứng từ giao nhận giữa hai loại hàng này không có gì khác biệt. Cũng giống như quá trình giao nhận bình thường, bộ chứng từ gồm:

– Invoice and packing list

– Certificates (Certificate of Origins/Fumigation)

– Bill of Lading for export and Delivery Order for import

– Customs clearance

Hàng freehand là hàng gì

Các điều kiện giao hàng khác nhau thì cách giao hàng khác nhau, khác về rủi ro, chi phí phát sinh và quyền sở hữu… Chẳng hạn, giao nhận theo FOB và CIF giống nhau đối với hàng xuất. Nhưng giao nhận theo FOB thì nhà xuất khẩu sẽ hoàn thành trách nhiệm giao hàng khi hàng được giao tại bãi CY hàng xuất của hãng tàu. Tuy nhiên giao nhận giá CIF thì nhà xuất khẩu chỉ hoàn thành trách nhiệm khi hàng được giao tại bãi CY hàng nhập của hãng tàu.

Tuy nhiên định nghĩa và thực tế thường có khá nhiều sự khác nhau. Do vậy, trong quá trình làm, bạn vẫn cần sự đồng hành của một dịch vụ xuất nhập khẩu uy tín và chất lượng.

Để phân biệt hàng chỉ định và hàng freehand thì không phải là qua khó phải không. Ngoài ra, chúng tôi khuyên bạn nên tìm hiểu thêm cả những kiến thức khác của Airport Cargo để hoàn thiện quá trình làm việc của mình.