Huyện thanh bình đồng tháp có bao nhiêu xã năm 2024

ĐTO - Ngày 22/6, Ban Thường vụ Huyện ủy Thanh Bình tổ chức Hội nghị sơ kết giữa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ IX, nhiệm kỳ 2020 - 2025. Đồng chí Đinh Văn Dũng - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Nội chính Tỉnh ủy dự và chỉ đạo hội nghị.

Bí thư Huyện ủy Thanh Bình Cao Thanh Xuân phát biểu kết luận hội nghị

Kết quả thực hiện các chỉ tiêu chủ yếu Nghị quyết Đại hội từ đầu nhiệm kỳ đến nay có 5/12 nhóm chỉ tiêu đạt và vượt; ước đến cuối năm 2023 có 10/12 nhóm chỉ tiêu đạt và vượt. Cụ thể, thu ngân sách Nhà nước giai đoạn 2021 - 2023 ước tăng bình quân 18,73%/năm vượt chỉ tiêu đề ra; tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện ước đến cuối năm 2023 giảm còn dưới 2%, vượt chỉ tiêu nhiệm kỳ đề ra; 100% chất thải rắn cụm công nghiệp, y tế nguy hại được thu gom và xử lý. Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và thương mại, dịch vụ duy trì hoạt động ổn định và phát triển; kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, giao thông được quan tâm đầu tư; công tác quốc phòng, quân sự địa phương luôn được quan tâm; tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội giữ vững ổn định. Huyện đạt 4/9 tiêu chí và đạt 26/36 tiêu chí theo Bộ tiêu chuẩn huyện nông thôn mới.

Quang cảnh hội nghị

Công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị chuyển biến tốt, đã kết nạp 351 đảng viên mới, nâng tổng số đảng viên toàn Đảng bộ lên 4.716 đảng viên, chiếm 3,5% dân số. Đảng bộ huyện có 96,67% tổ chức cơ sở Đảng đạt tiêu chuẩn “Hoàn thành tốt nhiệm vụ” trở lên.

Bên cạnh kết quả đạt được, huyện có 2 chỉ tiêu chưa đạt: thu nhập bình quân đầu người chỉ đạt 57/75 triệu đồng/năm so với nghị quyết đề ra và chỉ tiêu tỷ lệ dân cư nông thôn sử dụng nước sạch đạt 94/98%.

Ông Phan Văn Phụng - Quyền Chủ tịch UBND huyện Thanh Bình chia sẻ một số nhiệm vụ trọng tâm thời gian tới

Trên tinh thần thẳng thắn, dân chủ, tại hội nghị, các đại biểu đã đóng góp nhiều giải pháp quan trọng nhằm thực hiện hoàn thành các chỉ tiêu đề ra. Trong đó, từ đây đến cuối nhiệm kỳ sẽ tăng cường đầu tư kết cấu hạ tầng nông nghiệp đáp ứng nhu cầu phát triển bền vững, gắn với bảo vệ môi trường và các công trình dân sinh; tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong giải phóng mặt bằng, đẩy nhanh tiến độ thi công và giải ngân vốn các công trình trọng điểm trên địa bàn; ứng dụng khoa học, công nghệ vào tất cả các lĩnh vực sản xuất và đời sống...

Thay mặt Ban Thường vụ Tỉnh ủy, đồng chí Đinh Văn Dũng đánh giá cao những kết quả của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân huyện Thanh Bình đạt được trong nửa nhiệm kỳ qua. Đồng chí Đinh Văn Dũng đề nghị trong thời gian tới, huyện Thanh Bình lãnh đạo thực hiện tốt một số nội dung trọng tâm như: đẩy mạnh đầu tư, phát triển kết cấu hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông; phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng hợp tác, liên kết, thị trường, sản xuất an toàn; thực hiện có hiệu quả chuyển đổi số; xây dựng chính quyền các cấp của dân, do dân, vì dân; giữ vững quốc phòng, an ninh, bảo đảm trật tự an toàn xã hội... Cùng với đó, lãnh đạo thực hiện tốt công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho cán bộ, đảng viên; lãnh đạo tốt các khâu công tác cán bộ và quản lý cán bộ theo quy định; thực hiện tốt chương trình kiểm tra, giám sát hằng năm.

CỦA HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG SỐ 13-HĐBT NGÀY 23 THÁNG 2 NĂM 1983 VỀ VIỆC CHIA HUYỆN TAM NÔNG THÀNH HAI HUYỆN VÀ THÀNH LẬP THỊ XÃ CAO LÃNH THUỘC TỈNH ĐỒNG THÁP

HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG

Căn cứ điều 107 của Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Căn cứ điều 16 của Luật tổ chức Hội đồng bộ trưởng ngày 4-7-1981; Theo đề nghị của Uỷ ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp và Ban tổ chức của Chính phủ,

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1. - Chia huyện Tam Nông thành hai huyện lấy tên là huyện Tam Nông và huyện Thanh Bình.

  1. Huyện Tam Nông gồm có các xã An Long, Phú Ninh, An Hoà, Phú Thọ, Phú Thành, Tân Công Sính, Phú Hiệp, Phú Đức, Phú Cường. Trụ sở huyện đóng tại xã Phú Hiệp.

Địa giới của huyện Tam Nông ở phía bắc giáp huyện Hồng Ngự, phía nam giáp huyện Thanh Bình, phía đông giáp huyện Tháp Mười, phía tây giáp sông Tiền Giang.

  1. Huyện Thanh Bình gồm có các xã Bình Thành, Tân Mỹ, Phú Lợi, Tân Phú,Tân Thạnh, An Phong, Tân Long, Tân Quới, Tân Hoà, Tân Huề. Trụ sở huyện đóng tại xã Tân Phú.

Địa giới của huyện Thanh Bình ở phía bắc giáp huyện Tam Nông, phía nam giáp sông Tiền Giang, phía đông giáp huyện Cao Lãnh, phía tây giáp sông Tiền Giang.

Điều 2. - a) Thành lập thị xã Cao Lãnh trên cơ sở tách thị trấn Cao Lãnh và các xã An Hoà, Mỹ Trà, Mỹ Tân của huyện Cao Lãnh.

Thành lập 4 phường của thị xã Cao Lãnh là phường I, phường II, phường III và phường IV (trên đất của thị trấn Cao Lãnh cũ).

Thị xã Cao Lãnh gồm có các phường I, II, III, IV và các xã Hoà An, Mỹ Trà, Mỹ Tân.

Địa giới của thị xã Cao Lãnh ở phía bắc, phía nam, phía đông và phía tây đều giáp huyện Cao Lãnh.

  1. Huyện Cao Lãnh sau khi được điều chỉnh địa giới bao gồm các xã Bình Thạnh, Bình Hàng Trung, Bình Hàng Tây, Mỹ Hội, Mỹ Thọ, Mỹ Xương, Tịnh Thới, Tân Thuận Đông, Tân Thuận Tây, Phong Mỹ, Phương Thịnh, An Bình, Nhị Mỹ, Mỹ Long, Mỹ Hiệp, Ba Sao, Phương Trà, Tân Nghĩa. Trụ sở huyện đóng tại xã Mỹ Thọ.

Điều 3. - Uỷ ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp và Ban tổ chức của Chính phủ chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.

Quyết định 13-HĐBT ngày 23/02/1983 về việc chia huyện Tam Nông thành hai huyện và thành lập thị xã Cao Lãnh thuộc tỉnh Đồng Tháp do Hội đồng Bộ trưởng ban hành