Ký hiệu crl trong siêu âm thai là gì

Trong siêu âm chẩn đoán nói chung và siêu âm thai nói riêng, có rất nhiều thuật ngữ hay ký hiệu được sử dụng. Đây đa số là các từ viết tắt, gây khó khăn cho các bác sỹ, kỹ thuật viên mới tiếp cận với siêu âm. Medical Việt Nam xin giới thiệu ý nghĩa của một vài ký hiệu thường sử dụng trong siêu âm thai.

1. Các thước đo.
GS : gestational sac diameter [đường kính túi thai]
CRL : crown rump length [chiều dài đầu mông]
BPD : biparietal diameter [đường kính lưỡng đỉnh]
HC : head circumference [chu vi đầu]
AC : abdominal circumference [chu vi bụng]
FL : femur length [chiều dài xương đùi]
AF : amniotic fluid [nước ối]
AFI : amniotic fluid index [chỉ số nước ối]
OFD : occipital frontal diameter [đường kính chẩm trán]
BD : binocular distance [khoảng cách hai mắt]
CER : cerebellum diameter [đường kính tiểu não]
THD : thoracic diameter [đường kính ngực]
TAD : transverse abdominal diameter [đường kính ngang bụng]
APAD : anteroposterior abdominal diameter [đường kính bụng từ trước tới sau]
FTA : fetal trunk cross-sectional area [thiết diện ngang thân thai]
HUM : humerus lenght [chiều dài xương cánh tay]
Ulna : ulna length [chiều dài xương khuỷu tay]
Tibia : tibia length [chiều dài xương ống chân]
EFW : estimated fetal weight [khối lượng thai ước đoán]
GA : gestational age [tuổi thai]
EDD : estimated date of delivery [ngày sinh ước đoán]  

2. Một số thuật ngữ
LMP : last menstrual period [giai đoạn kinh nguyệt cuối]
BBT : basal Body Temperature [nhiệt độ cơ thể cơ sở]
FBP : fetus biophysical profile [sơ lược tình trạng lý sinh của thai]
FG : fetal growth [sự phát triển thai]
OB/GYN : obstetrics/gyneacology [sản/phụ khoa]
FHR : fetal heart rate [nhịp tim thai]
FM : fetal movement [sự di chuyển của thai]
FBM : fetal breathing movement [sư dịch chuyển hô hấp]
PL : placenta level [đánh giá mức độ nhau thai]

3. Các công thức ước tính khối lượng thai.
[trong các công thức sau nếu không có chú thích thêm, EFW tính bằng g, giá trị độ dài đo bằng cm, giá trị diện tích đo bằng cm2]
3.1- Công thức Tokyo
EFW = [1,07*[BPD^3]]+[3,42*APTD*TTD*FL]
3.2- Công thức Osaka
EFW = [1,25674*[BPD^3]]+3,50655*FTA*FL+6,3
3.3- Công thức HADLOCK1
EFW = 10^[1,304+[0,05281*AC]+[0,1938*FL]-[0,004*FL*AC]]
3.4- Công thức HADLOCK2
EFW = 10^[1,335-[0,0034*AC*FL]+[0,0316*BPD]+[0,0457*AC]+[0,1623*FL]]
3.5- Công thức HADLOCK3
EFW = 10^[1,326-[0,00362*AC*FL]+[0,0107*HC]+[0,0438*AC]+[0,158*FL]]
3.6- Công thức HADLOCK4
EFW = 10^[1,3596-[0,00386*AC*FL]+[0,0064*HC]+[0,00061*BPD*AC] +[0,0424*AC]+[0,174*FL]]
3.7- Công thức Shepard
EFW [kg]= 10^[-1,7492+[0,166*BPD]+[0,046*AC]-[2,646*AC*BPD/1000]]
3.8- Công thức Merz1
EFW = [-3200,40479+[157,07186*AC]+[15,90391*[BPD^2]]
3.9- Công thức Merz2
EFW = 0,1*[AC^3]
3.10- Công thức Hansman
EFW [kg]= [-1,05775*BPD]+0,0930707*[BPD^2]+[0,649145*THD]-0,020562*[THD^2]+0,515263
3.11- Công thức Campbell
EFW [kg] = 10^[-4,564+[0,282*AC]-[0,00331*[AC^2]]]

4. Các công thức ước tính ngày sinh
EDD = LMP + 280 ngày
EDD = BBT + 266 ngày

Chi tiết bảng chỉ số thai nhi theo tuần với thông tin mới nhất từ WHO dưới đây sẽ giúp mẹ hiểu hơn về sự phát triển của thai nhi. Mẹ lưu ý từ tuần 21 trở đi, chiều đài đầu mông sẽ được tính từ đầu đến chân nhé!

Thời gian từ khi thụ thai đến khi ra đời của trẻ sẽ kéo dài tầm 40 tuần. Từ tuần 1 đến tuần thai thứ 4, thai nhi chỉ là một phôi thai rất nhỏ. Ngay cả khi túi thai vào tử cung, các thiết bị siêu âm cũng khó có thể nhìn thấy hình ảnh em bé trong bụng mẹ. Nên nếu trong giai đoạn này mà các mẹ chưa thấy túi thai thì đừng quá lo lắng. Có thể thai nhi đang ẩn nấp dưới một góc nào đó trong tử cung và sẽ sớm xuất hiện ra để các mẹ có thể nhìn thấy thôi. Các chỉ số thai nhi từ tuần 4-7 mẹ cần lưu ý là chiều dài đầu mông và đường kính túi thai. Tuần thai thứ 6, đường kính túi thai có thể trong khoảng 14-25mm. Từ tuần thai thứ 7, kết quả siêu âm sẽ cho thấy chiều dài đầu mông của bé.

>> Tham khảo: Các mốc khám thai và xét nghiệm quan trọng nhất không nên bỏ qua

Ngoài ra, bác sĩ Bùi Thị Thu Hà còn lưu ý thêm rằng: 

Các số đo trên chỉ mang tính chất tham khảo tương đối, còn để đánh giá sâu sát về sự phát triển của thai nhi thì các chuyên gia cần dựa trên các số đo cụ thể như lưỡng đỉnh, chu vi đầu, chu vi bụng, xương đùi…với các bách phân vị nằm trong giới hạn bình thường 10-90%. Các bác sĩ sẽ dựa vào các chỉ số bất thường, ví dụ như số đo đầu nhỏ, chụ vi bụng [AC] nhỏ Tham khảo:

Canxi cho bà bầu loại nào tốt nhất hiện nay?

20 Dấu hiệu nhận biết mang thai con trai hay con gái sớm, chuẩn nhất

Dự đoán giới tính thai nhi qua nhịp tim có chính xác 

Các chỉ số thai nhi thường được thể hiện qua kết quả siêu âm trong những lần khám thai định kỳ của mẹ bầu. Tùy theo thiết bị siêu âm, đặc điểm riêng của thai nhi, chế độ dinh dưỡng của mẹ bầu cũng có thể ảnh hưởng đến các chỉ số này. Mẹ có thể tham khảo bài viết Thai nhi theo tuần để biết thêm về sự phát triển của thai nhi trong từng tuần, hoặc tìm hiểu thêm các mẹo dinh dưỡng, các vấn đề sức khỏe khi mang thai trong chuyên mục Mang thai trên trang website Huggies.com.vn nhé!

Chủ Đề