Lỗi vô ý phạm tội vì quá tự tin năm 2024

  • Information
  • AI Chat

This is a Premium Document. Some documents on Studocu are Premium. Upgrade to Premium to unlock it.

Was this document helpful?

This is a Premium Document. Some documents on Studocu are Premium. Upgrade to Premium to unlock it.

Was this document helpful?

This is a preview

Do you want full access? Go Premium and unlock all 2 pages

  • Access to all documents
  • Get Unlimited Downloads
  • Improve your grades

Lỗi vô ý phạm tội vì quá tự tin năm 2024

Phân biệt lỗi cố ý trực tiếp, cố ý gián tiếp, vô ý do cẩu thả, vô ý vì quá tự

Trong mặt chủ quan của cấu thành tội phạm, yếu tố lỗi là dấu hiệu quan trọng.

Theo Điều 10 và Điều 11 BLHS 2015, lỗi chia thành 4 loại: cố ý trực tiếp, cố ý

gián tiếp, vô ý vì quá tự tin, vô ý do cẩu thả. Trong quá trình giải quyết vụ án

hình sự, việc xác định loại lỗi của người thực hiện hành vi phạm tội là rất quan

trọng để xem xét một người có tội hay vô tội và quyết định hình phạt.

Đối với lỗi vô ý do quá tự tin thì các bạn xem: So sánh lỗi cố ý gián tiếp với lỗi

vô ý vì quá tự tin trong luật hình sự

Nội dung dưới đây sẽ phân biệt lỗi cố ý trực tiếp, cố ý gián tiếp và vô ý do

cẩu thả:

Tiêu chí Cố ý trực tiếp Cố ý gián tiếp Vô ý do cẩu thả

Căn cứ pháp

Khoản 1 Điều

10 BLHS 2015

Khoản 2 Điều

10 BLHS 2015

Khoản 2 Điều

11 BLHS 2015

Khái niệm Người phạm tội

nhận thức rõ hành

vi của mình là

nguy hiểm cho xã

hội, thấy trước

hậu quả của hành

vi đó và mong

muốn hậu quả xảy

ra;

Người khi thực

hiện hành vi nguy

hiểm cho xã hội

nhận thức rõ hành

vi của mình là nguy

hiểm cho xã hội,

thấy trước hậu quả

của hành vi đó có

thể xẩy ra,

tuy không mong

muốn nhưng vẫn có

ý thức để mặc cho

hậu quả xảy ra

Người phạm

tội không

thấy trước hành vi

của mình có thể gây

ra hậu quả nguy hại

cho xã hội, mặc dù

phải thấy trước và

có thể thấy trước

hậu quả đó.

Về mặt lý trí Nhận thức rõ tính

chất nguy hiểm

cho xã hội của

hành vi mà mình

thực hiện, thấy

trước hành vi đó

có thể gây hậu quả

nghiêm trọng cho

xã hội

Nhận thức rõ tính

chất nguy hiểm cho

xã hội của hành vi

mà mình thực

hiện, thấy

trước hành vi đó có

thể gây hậu quả

nghiêm trọng cho

xã hội

Phải thấy trước hậu

quả nhưng

lại không thấy trước

được hậu quả đó

Về mặt ý chí Sự lựa chọn hành Người phạm Người phạm tội khi

Why is this page out of focus?

This is a Premium document. Become Premium to read the whole document.

  • Home
  • My Library
  • Ask AI

Trong luật hình sự Việt Nam, nguyên tắc có lỗi được coi là nguyên tắc cơ bản. Người chịu trách nhiệm hình sự theo luật hình sự Việt Nam không phải chỉ đơn thuần vì người này có hành vi khách quan gây thiệt hại cho xã hội mà còn vì đã có lỗi trong thực hiện hành vi khách quan đó.

Lỗi là thái độ tâm lý bên trong của người phạm tội đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội và hậu quả nguy hiểm cho xã hội của mình cũng như khả năng gây ra hậu quả từ hành vi đó.

Người thực hiện hành vi gây thiệt hại cho xã hội bị coi là có lỗi nếu hành vi đó là sự kết hợp của sự lựa chọn của họ trong khi có đủ điều kiện khách quan và chủ quan để lựa chọn và thực hiện xử sự khác phù hợp với đòi hỏi của xã hội.

2. Tính có lỗi trong xác định trách nhiệm hình sự

Xác định tính có lỗi của tội phạm đồng nghĩa với việc xác định người thực hiện hành vi nguy hiểm, gây thiệt hại cho xã hội có lỗi trong việc thực hiện hành vi đó. Dựa trên sự phân tích các yếu tố cấu thành lỗi, điều kiện để một người thực hiện hành vi gây thiệt hại cho xã hội có lỗi, phù hợp với quy định của pháp luật hình sự hiện hành, một người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội bị xem là có lỗi khi họ có năng lực trách nhiệm hình sự khi thực hiện hành vi đó.

Như vậy, theo Bộ luật Hình sự, một hành vi bị xem là có tính có lỗi (tức là người thực hiện hành vi bị xem là có lỗi) khi có đủ hai điều kiện: Hành vi trái pháp luật hình sự; Hành vi đó là kết quả của sự tự lựa chọn và quyết định của người thực hiện hành vi trong khi có khả năng và điều kiện để lựa chọn và quyết định xử sự khác không trái pháp luật hình sự.

Ví dụ: A và B có mâu thuẫn với nhau trong chuyện tình cảm, A đã ra tay sát hại B rồi tìm cách tự sát theo B nhưng do có người phát hiện kịp thời nên A không thể thực hiện hành vi tự sát của mình để 2 người được bên nhau mãi theo ý định ban đầu của A. Hành vi của A là trái pháp luật hình sự (Điều 123 Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định về tội giết người). Đây là kết quả của sự tự lựa chọn và quyết định của A trong khi A có thể lựa chọn và quyết định khác không trái pháp luật để giải quyết mâu thuẫn của mình (A đã chấm dứt sự sống của B). Như vậy trong hành vi gây ra hậu quả này, A là người có lỗi.

Cụ thể hơn, khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội, họ phải thoả mãn hai điều kiện: Không mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi. Đạt độ tuổi theo quy định của pháp luật tại Điều 12 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định về tuổi chịu trách nhiệm hình sự. Phân loại lỗi trong pháp luật hình sự.

Tội phạm tuy có chung các dấu hiệu nhưng những hành vi phạm tội cụ thể có tính nguy hiểm cho xã hội rất khác nhau. Sự khác nhau đó xuất phát từ nhiều cơ sở, có thể là nguyên nhân, điều kiện phát sinh phạm tội, tính chất của khách thể bị xâm hại, tính nguy hiểm của hành vi phạm tội…Trong đó phải kể đến một yếu tố hết sức quan trọng là yếu tố chủ quan. Nó là cơ sở làm tiền đề cho việc triển khai và thực hiện có hiệu quả nguyên tắc phân hoá trách nhiệm hình sự, đảm bảo áp dụng hình phạt đạt hiệu quả.

3. Phân loại lỗi trong xác định trách nhiệm hình sự

Để phân loại lỗi, chúng ta cần xác định một tiêu chí thống nhất cho việc phân loại. Căn cứ vào yếu tố ý chí và yếu tố lý trí mà lỗi được phân ra làm 2 loại là: lỗi cố ý và lỗi vô ý. Cũng trên cơ sở ý chí và lý trí của chủ thể vi phạm pháp luật mà khoa học pháp lý cũng phân biệt lỗi cố ý gồm 2 hình thức: lỗi cố ý trực tiếp và lỗi cố ý gián tiếp. Lỗi vô ý cũng có 2 hình thức: lỗi vô ý vì quá tự tin và lỗi vô ý do cẩu thả.