Mùng 5 tết 2022 có nên đi chùa

Đi lễ chùa vào mùng 2 và 3 Tết: Lễ chùa vào 2 ngày này để đón được Hỷ Thần và Tài Thần ghé thăm. Từ đó sẽ cầu được ước thấy, cầu tài được tài, cầu hỷ được hỷ.

Đi lễ chùa vào mùng 4 Tết: Đi lễ chùa vào ngày này để những mong muốn sớm được linh ứng và dễ thành hiện thực.

Đi lễ chùa vào mùng 5 Tết: Ngày này đi lễ chùa để tâm hồn được thảnh thơi, thanh tịnh. Đồng thời, có thể cầu mong bình an tới với gia đình, người thân.

Đi lễ chùa vào mùng 6 Tết: Đây là ngày mang ý nghĩa cát lành, thích hợp vào chùa cầu bình an, sức khỏe và gia đạo tốt cho năm mới.

Nên đi chùa vào giờ nào?

Đầu năm đi chùa thường nhiều người cho rằng, đi thời điểm nào cũng được, quan trọng nhất là tấm lòng thành kính. Tuy nhiên cũng có người nói, nên đi lễ chùa vào buổi sáng hoặc sáng sớm bởi đây là thời điểm bắt đầu 1 ngày mới, có nhiều phúc khí và tinh thần con người cũng minh mẫn nhất. Thêm nữa, đi lễ chùa đầu năm vào đầu ngày mới là lúc chùa, đền đều rất thanh tịnh, khi đến lễ có thể dễ dàng cảm nhận được sự bình yên trong tâm hồn. Từ đó mỗi người có thể toàn tâm cầu khấn, thể hiện ước nguyện bản thân.

Vậy có đi lễ chùa buổi tối được không?Theo quy định của chùa không có điều nào ngăn không cho ghé đến vào buổi tối. Nếu sáng bạn bận rộn không thể đến chùa thì tối đến vẫn được. Miễn là bạn thể hiện được sự thành tâm của mình. 

Đi lễ chùa đầu năm Nhâm Dần 2022 ở chùa hay đền trước?

Việc đi lễ đền hay chùa đều là để cầu mong may mắn, bình an và cầu mong những ước vọng sẽ sớm thành hiện thực. Dù là ngày thường hay ngày lễ Tết thì việc đi đền chùa luôn được coi trọng. Vì vậy, có đi chùa hay đền trước đều được, miễn là có tâm thành kính. Trong trường hợp đến một nơi mà có cả đền và chùa thì nên tiến hành các nghi lễ ở chùa trước. Một số quan điểm cho rằng, tiến hành thờ Phật trước, sau đó mới đến các vị thần chủ khác. 

Cầu gì khi đi lễ chùa đầu năm Nhâm Dần 2022: 

Đa phần mọi người đi lễ chùa đều cầu bình an, tài lộc, công danh hay tình duyên. Tuy nhiên chùa chiền là chốn linh thiêng khác với thế tục nhân gian, lòng Đức Phật từ bi giúp con người sám hối, cầu xin cơ hội sửa chữa và làm việc tiện chứ không có vật chất, tiền bạc để cho ai. Về công danh, tài lộc, tình duyên, bạn có thể cầu khấn Thánh Thần nơi đình, đền, miếu mạo… Còn ở chùa không phù hợp để cầu xin.

Đi chùa ngày đầu năm nên cầu gì? Đi chùa đầu năm cầu gì? Dù là đi chùa ngày đầu năm mới hay các ngày bình thường khác, sau khi khấn nôm [danh xưng, ngày tháng, địa chỉ...], tiếp đến phần cầu nguyện thì nên cầu Phật phù hộ cho:

Quốc thái dân an

Cuộc sống bình an, khỏe mạnh

Gia đình hưng vượng an lạc

Con cái thông minh học giỏi

Tâm hồn luôn sáng và thiện lành

Tiếp đến là nguyện hồi hướng công đức cho người đã khuất và các chúng sinh ở thế giới bên kia được siêu thoát.

Đi chùa ngày đầu năm không nên cầu gì?

Đi lễ chùa đúng cách là không nên cầu những điều sau:Không nguyện cúng dường chư Phật.

Không nguyện thời gian bao lâu sẽ mang gạo tiền vàng cúng chùa.

Không nguyện cúng dường 3 cảnh là cảnh giới tiên, cảnh giới trần và cảnh giới âm.

Không cầu tiền bạc, của cải, vật chất vì cửa Phật sẽ không ban cho thứ này.

Sắm lễ. đặt lễ và trình tự khi đi chùa đầu năm Sắm lễ chay hay mặn?

Lễ dâng Phật chỉ nên là lễ chay, tịnh, gồm: đèn nến, hoa tươi, trái cây, chè... không sắm lễ mặn.

Chỉ ở những ngôi chùa có khu vực thờ tự các vị Đức Ông, Thánh, Mẫu thì mới cần sắm lễ mặn. Lễ mặn cũng chỉ được phép dâng lên tại ban thờ hay điện thờ các vị này.Hoa đi lễ chùa là hoa tươi như: hoa sen, hoa huệ, hoa cúc, hoa mẫu đơn,... không dùng hoa giả, hoa dại.

Cách bày lễ ở các ban thế nào cho đúng?

Ban Tam Bảo: Khi bày thì phải đầy đủ gồm 5 món: hương – đăng [nến] – hoa – quả - nước, nếu thiếu cũng không sao chỉ cần tấm lòng thành kính. Lưu ý không được để tiền thật, tiền vàng, tiền hàng mã và đồ lễ mặn.

Các ban thờ khác trong chùa như ban Mẫu, ban Đức Ông, ban Thánh Hiền, ban vong,… chỉ cần thắp hương 3 nén rồi thực hiện lời cầu khấn khi đi lễ chùa. Tùy thuộc vào thí chủ muốn cầu nguyện gì để chuẩn bị lễ tại các ban cho phù hợp.

Các ban thờ tự các vị Đức Ông, Thánh, Mẫu: có thể bày sắm lễ tam sanh [thịt gà, giò, chả...] và tiền vàng mã, tiền âm phủ.

Trình tự các bước hành lễ đúng nhất

Đặt lễ vật: Thắp hương và làm lễ tại ban thờ Đức Ông trước.

Sau khi đặt lễ ở ban Đức Ông [Đức Chúa] xong, đặt lễ lên hương án của chính điện, thắp đèn nhang, thỉnh 3 hồi chuông rồi làm lễ chư phật, bồ tát.

Sau khi đặt lễ ở chính điện xong thì đi thắp hương ở tất cả các ban thờ khác của nhà bái đường. Khi thắp hương lên đều có 3 lễ hay 5 lễ.

Nếu chùa nào có điện thờ Mẫu, Tứ Phủ thì đến đó đặt lễ, dâng hương cầu theo ý nguyện.

Cuối cùng thì lễ ở nhà thờ tổ [nhà hậu].

Cuối buổi lễ, sau khi đã lễ tạ để hạ lễ thì nên đến nhà trai giới hay phòng tiếp khách để thăm hỏi các vị sư, tăng trụ trì và có thể tùy tâm công đức.

Dân gian có rất nhiều quan niệm khác nhau về việc xuất hành trong những ngày đầu năm. Theo đó, mùng 5 thường là thời điểm được rất nhiều người lựa chọn để khai xuân, xuất hành đi lễ. Vậy mùng 5 Tết có nên ra đường? Nếu có thì đi đâu để cầu may cho gia đình, bản thân.

Theo quan niệm xưa kia của người Việt, trong những ngày đầu năm như mùng 5, 14, 23 mọi người không nên ra đường đi chơi hay khởi sự làm ăn. Nguồn gốc sâu xa có từ kinh nghiệm đi biển, hễ cứ ngày mùng 4, 5, 6 là những ngày triều cường, nước lớn, ra khơi khi này sẽ gặp nguy hiểm và tốt nhất là không nên đi đâu. Tuy chỉ liên quan đến chuyện sông nước nhưng ở thời xưa, việc buôn bán, làm ăn xa lại chỉ tập trung diễn ra ở trên biển, chính vì thế khởi sự, xuất hành ngày mùng 5 Tết được coi là không may.

Mùng năm, mười bốn, hăm ba

Đi chơi còn lỗ huống là đi buôn

Quan niệm mùng 5 Tết có nên ra đường không [Nguồn: hoianheritage.net]

Dưới góc độ khoa học, việc ra đường vào ngày mùng 5 cũng có ít nhiều ảnh hưởng không tốt. Cụ thể là, ở thời điểm đầu năm, con người chịu tác động lớn nhất của lực tương hỗ do Mặt trăng tác động. Ở một góc độ nào đó, hành vi, tâm lý và sức khỏe của con người sẽ có sự ảnh hưởng nhất định theo hướng không tốt. Dù không quá rõ ràng, nhưng nhiều nghiên cứu cho thấy, số lượng các vụ tai nạn, thương tích xảy ra trong ngày đầu năm này ngay cả những nước không đón Tết cổ truyền đều gia tăng đáng kể.

Bên cạnh đó, ở nhiều nền văn hóa láng giềng như Trung Hoa, ngày 5, 14 và 23 được gọi với cái tên là ngày “Nguyệt kỵ”.

Tuy nhiên, đó đều là những quan niệm từ xa xưa, ngày nay chúng ta được biết tới mùng 5 với tên gọi “Tết trồng cây” mọi người cũng khởi hành đi du xuân, mở cửa hàng. Ngày xuân còn lại ngắn ngủi, vậy ngại gì mà không ra đường, hành hương đến các địa điểm tâm linh nổi tiếng để cầu bình an cho cả gia đình.

Theo lời dạy của Bác mùng 5 đã trở thành nét đẹp văn hóa ươm những mầm xanh [Nguồn: baomoi.com]

2. 5 tour du lịch hành hương, xuất hành ngày Tết

Chùa Hương, Chùa Ba Vàng, Miếu Bà Chúa Xứ… từ lâu đã trở thành những địa điểm vô cùng nổi tiếng, được nhiều người dâng hương, hành lễ trong những dịp đầu năm. Vậy có gì đặc sắc tại những địa điểm tâm linh này? Dưới đây là tour du lịch hấp dẫn trong dịp Tết Kỷ Hợi 2021 để bắt đầu việc hành hương, cầu bình an và may mắn trong những ngày đầu năm.

2.1 Tour Hành Hương Châu Đốc Viếng Miếu Bà Chúa Xứ 1N1Đ

Mùng 5 Tết có nên ra đường? Tất nhiên là có nếu bạn và gia đình dành thời gian khám phá hành hương về Châu Đốc viếng miếu Bà Chúa Xứ. Tại TP.HCM, sẽ có xe đưa đón các bạn đến với Châu Đốc, An Giang. Dọc đường đi có thể nghỉ ngơi và tìm hiểu những thông tin thú vị liên quan tới tín ngưỡng thờ Bà Chúa Xứ ở Nam Bộ. Đến Miếu Bà Chúa Xứ, các bạn sẽ phải trầm trồ với lối kiến trúc độc đáo, tinh hoa của cả quần thể này. Trung bình mỗi năm, có tới hơn 5 triệu lượt khách ghé thăm và phúng viếng tại địa điểm tâm linh này. Có rất nhiều điều bí ẩn xung quanh Miếu Bà Chúa Xứ, tuy nhiên, điều khiến nơi đây hấp dẫn khách du lịch, hành hương có lẽ là nét tâm linh, sự sùng bái và nhiều điều thú vị qua bề dày lịch sử.

Trong tour du lịch này, ngoài việc tham quan địa điểm chính là Miếu Bà Chúa Xứ, các bạn cũng sẽ được ghé thăm Lăng Thoại Ngọc Hầu, công trình kiến trúc có từ thời Nhà Nguyễn bề thế, trang nghiêm nằm ngay dưới chân núi Sam ở Châu Đốc.

Xuất hành ngày mùng 5 Tết ghé thăm Miếu Bà Chúa Xứ cầu bình an [Nguồn: gody.vn]

2.2 Tour Hành Hương Thập Tự Long Thành – Vũng Tàu 1N

Tiếp tục một địa điểm hành hương, dâng lễ trong dịp Tết của Phật tử và những người quan tâm tới các tour tham quan du lịch thành phố biển Vũng Tàu. Chỉ vỏn vẹn trong thời gian một ngày, các bạn sẽ được ghé thăm tới 10 ngôi chùa khác nhau thuộc địa phận tỉnh. Có thể kể đến một vài tên gọi như: Thiền Viện Thường Chiếu, Tu Viện Phước Hải, Linh Sơn Cổ Tự, Phổ Đà Sơn Quan Âm Bồ Tát Tự… Đặc biệt, các bạn sẽ có cơ hội được ghé thăm một trong những ngôi chùa có nhiều kỷ lục nhất tại Việt Nam là Đại Tòng Lâm Tự, với nhiều tượng Phật, bộ tượng Tam Thánh bằng đá hoa cương, Chính điện lớn và điêu khắc tinh xảo.

Xuyên suốt chuyến hành hương sẽ là không khí tâm linh, trong trẻo của vùng núi Vũng Tàu. Bên cạnh đó còn các món ăn chay, ẩm thực đặc sắc khác mà các bạn sẽ có cơ hội được trực tiếp thưởng thức.

Không khí tâm linh tĩnh lặng của Đại Tòng Lâm Tự [Nguồn: youtube.com]

2.3 Du Lịch Chùa Hương 01 Ngày – Khám Phá Nam Thiên Đệ Nhất Động

Chùa Hương là địa điểm du lịch văn hóa tâm linh nổi tiếng mà gần như ai cũng đã từng ghé qua. Cách trung tâm Hà Nội khoảng 55km, các bạn có thể đặt trước các tour du lịch 01 ngày cùng gia đình tới Chùa Hương. Những ngày đầu năm mới là thời điểm đẹp nhất để tham quan địa điểm này, nơi đây có hàng chục ngôi chùa thờ Phật, thờ Mẫu và tín ngưỡng nông nghiệp. Điểm đặc biệt khác là cảnh sắc của Chùa Hương có sự hòa quyện giữa sông – núi, mây-trời. Suối Yến là con đường duy nhất để hành hương, khám phá cảnh sắc tại đây. Các bạn sẽ được chèo thuyền và ngắm cảnh ở dọc hai bên bờ sông, đặc biệt vào mùa thu có rất nhiều hoa súng nở rộ. Lên đến động chính Hương Tích, các bạn sẽ cảm nhận được không khí đậm chất tâm linh. Nếu tiến vào sâu hơn sẽ bắt gặp hang đá với nhiều cột nhũ, trầm tích, đồng thời chạm đến giới hạn được dân gian gọi là đường lên trời và lối xuống âm phủ. Bạn cũng có thể tham khảo kinh nghiệm đi chùa Hương ngày lễ Tết đầu năm để có được một chuyến hành hương suôn sẻ nhất.

Xuất hành ngày Tết thăm Chùa Hương và tận hưởng cảnh sắc thiên nhiên [Nguồn: laodong.vn]

2.4 Về nguồn Yên Tử – chùa Ba Vàng mùa lễ hội trong ngày

Quảng Ninh vốn được biết tới là một trong những cái nôi của nền Phật Giáo nước ta. Trong đó, Chùa Ba Vàng thuộc khu di tích Yên Tử là một trong những địa điểm tâm linh hùng vĩ và đồ sộ. Tọa lạc tại vị trí đắc địa, phía trước tựa sông, phía sau dựa núi, bao phủ bởi cây cối xanh ngát. Chùa Ba Vàng trước đây là Bảo Quang Tự, vì mới được trùng tu nên rất rộng nhưng vẫn giữ được nét độc đáo riêng mình.

Chùa Ba Vàng với nét kiến trúc độc đáo dù đã qua trùng tu [Nguồn: winwintravel.com.vn]

Tiếp theo trong cuộc hành trình về nguồn Yên Tử, các bạn thăm khu di tích Phật Giáo tồn tại hơn 700 năm “trên đỉnh Phù Vân” – Trúc Lâm Thiền Viện, nơi vua Trần Nhân Tông đã dừng chân trước khi lên Yên Tử tu hành. Cao nhất là Chùa Đồng, hay còn gọi Thiên Trúc Tự, mờ ảo giữ lại nguyên sơ những nét tâm linh, độc đáo như những Tu viện cổ kính nằm treo leo trên dãy Himalaya của Bhutan.

Thiên Trúc Tự trên đỉnh núi Yên Tử [Nguồn: baomoi.com]

2.5 Tour Chùa Ba Vàng 2N1Đ Lạc Lối Bình Liêu Mùa Cỏ Lau

Khám phá nét kiến trúc độc đáo Chùa Ba Vàng và thiên nhiên Bình Liêu tuyệt đẹp. Trước khi đến Bình Liêu, các bạn sẽ được dừng chân và tham quan khu di tích Chùa Ba Vàng. Từ đây, có thể ngắm nhìn toàn bộ khung cảnh dãy Bạch Hổ, biển Đồ Sơn xa xa. Cùng hành hương dâng lễ tại địa điểm tâm linh nổi tiếng và đẹp nhất cả nước. Bình Liêu đồi cỏ lau cũng là một trong những địa điểm du lịch được rất nhiều người quan tâm sau Chùa Ba Vàng. Cột Mốc 1305 ở Bình Liêu là điểm tận cùng của ranh giới Việt – Trung, địa thế nơi đây cũng vô cùng thu hút. Những dãy núi trùng điệp, hễ vào mùa là phủ trắng cỏ lau, không gian vút tầm mắt với thửa ruộng bậc thang xếp chồng lên nhau kế bên là những mái nhà của đồng bào dân tộc. Bình Liêu còn được biết tới với rất nhiều loại đặc sản hấp dẫn du khách, có thể ghé lại và mua về làm quà.

Vẻ đẹp mê mẩn của những vạt đồi cỏ lau ở Bình Liêu [Nguồn: gsv.com]

Với những thông tin hữu ích trên, Blog Useful đã giúp các bạn giải đáp thắc mắc về quan niệm mùng 5 Tết có nên ra đường và những địa điểm xuất hành, đi lễ đầu năm phù hợp cho bạn. Ngoài ra, nếu dự định của bạn là các tour du lịch nước ngoài, chắc chắn xứ chùa Vàng bạn không nên bỏ qua, tìm hiểu ngay 25 địa điểm du lịch đền chùa, chợ nổi và tắm biển tại Thái Lan hấp dẫn với nhiều nét tín ngưỡng, văn hóa độc đáo bằng việc đặt mua trọn gói tour du lịch Thái Lan dịch vụ cao cấp giá tốt trên Useful.vn nhé!

#Xem thêm một số bài viết về :Mùng 5 Tết có nên ra đường, kiêng kỵ gì để không gặp vận xui đầu năm

Video liên quan

Chủ Đề