Nước dashi trữ đông được bao lâu

  • Cách làm nước dùng dashi với rong biển kombu và cá ngừ bào khô
  • Cách làm nước dùng dashi rau củ
  • Cách bảo quản nước dùng dashi
  • Cách dùng nước dùng dashi

Tùy theo từng loại nguyên liệu được dùng để nấu nước dashi như rau của quả hay rong biển, cá cơm, cá ngừ mà nước dùng dashi sẽ có tên gọi khác nhau, cũng mang theo nhiều loại chất dinh dưỡng khác nhau. 

Nước dùng dashi thường được cho vào nấu cùng cháo ăn dặm của trẻ dưới 1 tuổi. Đối với các bé trên 1 tuổi đã ăn được cơm, mẹ có thể nấu nước dùng dashi chung với rau, củ, thịt, cá cho bé ăn kèm. 

Nước dùng dashi là một trong những món ăn không thể thiếu trong thực đơn ăn dặm kiểu Nhật [Ảnh: Internet]

Theo khuyến cáo, dưới 1 tuổi mẹ không nên nêm nếm gia vị vào thức ăn cho trẻ. Nếu mẹ sợ bé ăn bị “nhạt” [dù cho lúc này bé chưa biết phân biệt mặn/nhạt đâu], mẹ có thể nấu nước dùng dashi rồi pha loãng cho bé ăn cùng, vừa bổ sung khoáng chất, vừa tăng hương vị lại giúp món ăn thêm đậm đà mà không cần lo “gia vị” làm hại đến hệ tiêu hóa của bé.

Trong cuốn “Ăn dặm không nước mắt”, tác giả Mẹ Xoài - một bà mẹ thông thái sống tại Nhật đã chia sẻ công thức nấu nước dùng dashi “chuẩn không cần chỉnh”. Mẹ có thể học theo công thức nấu nước dùng dashi của Mẹ Xoài dưới đây nhé. 

Rong biển kombu là một loại rong biển có hàm lượng dinh dưỡng cao, chứa nhiều chất xơ, chất sắt và canxi được người Nhật rất ưa thích. Trong khi đó, cá ngừ bào khô có mùi thơm hấp dẫn, thường được dùng để làm nước dùng dashi, mang lại vị thơm ngon đậm đà cho món ăn. 

Nguyên liệu: 

  • Rong biển kombu: 20g

  • Cá ngừ bào khô: 40g

  • Nước: 2l

Cách làm: 

  • Bước 1: Dùng khăn đã vắt kiệt nước để lau qua miếng rong biển kombu, rồi cho vào nồi nước ngâm khoảng 30 phút. 

  • Bước 2: Cho nồi rong biển lên bếp đun đến khi sôi khoảng 5 phút thì vớt rong biển ra. Lưu ý tránh đun lâu vì sẽ làm nước dashi bị đắng. 

  • Bước 3: Tiếp theo, cho cá ngừ bào khô vào nồi và chờ cho chìm hết xuống thì tắt bếp. Chú ý không đảo để tránh làm nước dùng bị vẩn đục, mất ngon. 

  • Bước 4: Chuẩn bị một rổ mắt dày có trải sẵn khăn giấy, và đặt trên một chiếc bát tô để lọc nước dashi ở bước 3. Khi lọc, để nước chảy xuống tự nhiên, không vắt, tránh làm nước dùng bị đắng. 

  • Bước 5: Đợi nước dùng dashi nguội cho vào khay đông đá. Mỗi khi nấu lấy ra một viên, rất tiện lợi. 

Nước dùng dashi rong biển kombu và cá ngừ bào khô [Ảnh: Internet]

Nếu khó kiếm nguyên liệu chế biến nước dùng dashi rong biển kombu và cá ngừ bào khô, mẹ có thể chế biến món nước dùng dashi rau củ ngọt thơm và giàu dinh dưỡng. Vị ngọt tự nhiên từ các loại rau củ sẽ giúp bé cảm thấy ngon miệng, tăng hương vị mới cho món ăn. 

Nguyên liệu: 

  • Mọi loại rau củ không có vị chát, còn lại mẹ có thể tự chọn rau củ theo sở thích. 

  • Một số loại rau củ như cà rốt, củ cải, bắp cải, cải thảo, su su,...

Thậm chí, mẹ có thể tận dụng luôn nước luộc rau củ của gia đình [không nên nếm gia vị] để làm nước dùng dashi cho trẻ. 

Cách làm: 

  • Bước 1: Rửa sạch các loại rau củ quả đã chọn, đêm thái nhỏ. 

  • Bước 2: Cho tất cả rau củ vào nồi, đun chín mềm ra cho ngọt nước. 

  • Bước 3: Lọc riêng lấy nước là xong. 

Nước dashi rau ngủ ngọt, thơm [Ảnh: Internet]

Sau khi nấu xong nước dùng dashi, nếu chưa cho bé ăn ngay, mẹ có thể cho vào khay đá, loại khay có chia thành các ngăn nhỏ, cho vào túi zipper và để đông lạnh, sau đó dùng dần. Tuy nhiên, càng để lâu nước dashi sẽ càng mất đi vị thơm ngon và tươi, do đó mẹ cố gắng dùng hết trong vòng 1 tuần để đảm bảo hương vị và chất dinh dưỡng của nước dùng nhé.

Các viên nước dùng dashi sau khi rã đông không nên cấp đông lại lần nữa vì vi khuẩn đã có thể xâm nhập vào trong nước dashi đó rồi. Mẹ không nên cho bé ăn tránh ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của thực phẩm. 

Chia nước dashi vào các khay nhỏ để cấp đông [Ảnh: Internet]

Nếu mẹ trữ đông nước dùng dashi cùng cháo, thịt, cá, nghĩa là trộn nước dashi với cháo rồi 

mới cấp đông, mẹ có thể cho hỗn hợp cháo vào đun cách thủy chừng 5 - 7 phút, sau khi nguyên liệu rã đông và sôi thêm 1 - 2 phút là có thể cho bé dùng luôn được. 

Nếu mẹ chỉ trữ đông nước dùng dashi, mẹ có thể tiến hành rã đông trong ngăn mát trước, tức là chuyển nước dashi từ ngăn đá xuống ngăn mát và để qua đêm. Đến sáng hôm sau khi nước dashi đã rã đông mẹ chỉ cần cho vào cháo và đun lại một chút là có món ăn nóng hổi, thơm ngon cho bé yêu. 

  • Thích bài viết

  • 3 người thích

Nhiều mẹ cho con ăn dặm kiểu Nhật vẫn thường lúng túng trong việc trữ đông đồ ăn sao cho đúng cách và không bị mất chất dinh dưỡng.

  • Nước dùng dashi - món không thể thiếu khi ăn dặm kiểu Nhật
  • Điểm danh những món đồ không thể thiếu khi bắt đầu cho bé ăn dặm

Ăn dặm kiểu Nhật là phương pháp được nhiều mẹ áp dụng cho con mình. Thế nhưng không phải mẹ nào cũng có thời gian để xay, nấu đồ ăn cho con, nhất là ở những tháng đầu ăn dặm, lượng ăn mỗi bữa của bé rất ít. Vậy nên trữ đông đồ ăn dặm là cách làm tiện lợi, giúp mẹ tiết kiệm được nhiều thời gian và công sức. Nếu các mẹ còn đang phân vân không biết làm thế nào để trữ đông đồ ăn dặm cho con mà không mất chất dinh dưỡng thì hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây:

Cách sơ chế đồ ăn dặm kiểu Nhật cho bé

Bước 1: Đầu tiên các mẹ hãy sơ chế, làm sạch và cắt nhỏ thực phẩm.

Bước 2: Sau đó làm chín thực phẩm bằng cách hấp, luộc... Trong đó, hấp là phương pháp chế biến đồ ăn giúp giữ lại nhiều chất dinh dưỡng nhất.

Bước 3: Cho thức ăn vào máy và xay nhuyễn hoặc rây mịn, các mẹ có thể thêm nước rau củ luộc vào xay hoặc rây cùng để làm lỏng bớt hỗn hợp. Sữa mẹ, sữa công thức hoặc nước lọc cũng có thể sử dụng, chúng có thể tăng thêm hương vị quen thuộc cho cho bé khi ăn [hoặc các mẹ chỉ cần xay nhuyễn đồ ăn mà không cho thêm chất lỏng khác].

Lưu ý: Không cho muối và đường vào thức ăn của trẻ. Những loại gia vị khác như quế, bột tỏi, hạt tiêu... các mẹ hãy tham khảo khuyến cáo về thời gian và lượng sử dụng của chuyên gia dinh dưỡngtại đây.

Các bước trữ đông đồ ăn dặm

Điều đầu tiên mẹ nên nhớ đó là không bảo quản đồ ăn dặm của con trong những khay, hộp không đảm bảo an toàn bởi chúng có thể ảnh hưởng trực tiếp đến thức ăn của bé.

Bước 1: Sau khi đã xay, nghiền nhuyễn thức ăn thành dạng lỏng, các mẹ sẽ đổ chúng vào khuôn và cất vào ngăn đá để trữ đông.

Bước 2: Bọc khuôn lại bằng màng bọc thực phẩm hoặc nắp đậy đi kèm khay và cất vào trong tủ đông.

Bước 3: Khi các viên đồ ăn đã đông lại, các mẹ lấy chúng ra và cho vào túi nilon thực phẩm có khóa zip.

Bước 4: Ghi chú ngày tháng trữ đông và tên thực phẩm lên túi. Đồ trữ đông cho bé chỉ nên sử dụng tối đa trong vòng 1 tháng.

Cách rã đông đồ ăn dặm cho bé

Mẹ có thể rã đông bằng ngăn mát tủ lạnh, đun cách thủy hoặc lò vi sóng:

  • Chuyên gia dinh dưỡng hướng dẫn cách nêm gia vị vào thức ăn cho trẻ ăn dặmĐọc ngay

- Rã đông trong ngăn mát tủ lạnh: Lấy những phần ăn trong khay đá ra đĩa ăn của bé, bọc lại và để vào ngăn mát qua đêm.

- Dùng nước ấm hoặc đun cách thủy: Để túi thức ăn đông lạnh dán kín miệng vào nước ấm, có thể thay nước nếu cần. Hoặc lấy phần thức ăn ở khay đá ra đặt vào bát sứ và đun cách thủy.

- Lò vi sóng: Rã đông bằng lò vi sóng trong thời gian quy định. Khuấy và đảo thường xuyên, đảm bảo thức ăn hoàn toàn được rã đông trước khi dùng.

Nên trữ đông đồ ăn dặm bao lâu trong tủ lạnh?

Nhiều cơ quan an toàn thực phẩm cho hay các mẹ có thể trữ đông đồ ăn dặm trong 72h hoặc 48h là tốt nhất. Khoảng thời gian này đảm bảo vi khuẩn sẽ ít phát triển và hương vị của thức ăn cũng không bị ảnh hưởng.

- Các loại rau củ quả, tốt nhất ba mẹ nên cho bé dùng trong 3 tuần.

- Thịt lợn/bò/gà, tốt nhất nên dùng trong vòng 10 ngày.

Trong trường hợp mẹ trộn chung các loại thức ăn khi nấu, tốt nhất mẹ nên cho bé dùng trong vòng 3-5 ngày.

Lưu ý: Mẹ nên ghi chú rõ ràng ngày tháng với từng loại thức ăn khi trữ đông để tiện theo dõi thời hạn trữ đông

Các mẹ nên lưu ý tủ trữ đông đồ ăn dặm phải đảm bảo vệ sinh và không lẫn lộn các thực phẩm sống khác. Cho con dùng riêng rẽ bát ăn với bát dùng đựng thực phẩm trữ đông. Nếu cho trẻ ăn chung một bát rồi lại trữ đông lại, nước bọt có thể làm ô nhiễm thực phẩm và các vi khuẩn cũng phát triển mạnh mẽ. Hãy luôn luôn trữ đông đồ ăn dặm ở những khuôn, hộp riêng. Khi cần thì mới lấy ra nấu và cho thức ăn vào bát ăn dặm riêng của con. Những thực phẩm đã rã đông rồi thì không cất lại vào tủ lạnh.

Ảnh: The comfort of cooking, Laura Radniecki

Mẹ Hà Nội mách 4 bước tăng độ thô khi chế biến đồ ăn dặm kiểu Nhật cho bé

Video liên quan

Chủ Đề