Sài gòn cách ly đến khi nào

Truyền thông Giáo dục sức khỏe

An toàn thực phẩm

Dân số - KHHGĐ

An toàn sinh học

Công bố Tiêm chủng

Công bố cơ sở khám sức khỏe

GPHĐ cơ sở khám chữa bệnh

Công bố cơ sở dịch vụ Xoa bóp (Massage)

Quản lý hành nghề Y Dược

Công bố cơ sở ĐĐK quan trắc MT LĐ

Công bố cơ sở ĐĐK bảo quản Vắc xin

Công bố SX chế phẩm, DV diệt côn trùng

Công bố đủ điều kiện mua bán TTBYT

Công bố đủ điều kiện điều trị Methadone

Công bố cơ sở đào tạo khối ngành sức khỏe

Lĩnh vực Hành nghề Dược

Công bố Cơ sở sản xuất trang thiết bị Y tế

Công bố cơ sở đáp ứng tiêu chuẩn GSP

Cập nhật: 22:24 - 03/11/2021 | Lần xem: 30275

Ngày 01/11/2021, Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh ban hành công văn số 8072/SYT-NVY về việc hướng dẫn tạm thời thực hiện các biện pháp đối với người đến/ về TP.HCM từ các địa phương khác nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người dân đến/ về Thành phố Hồ Chí Minh và vẫn đảm bảo an toàn phòng chống dịch bệnh COVID-19. Theo đó, nội dung công văn quy định:

+ Không chỉ định xét nghiệm đối với việc đi lại của người dân; chỉ thực hiện xét nghiệm đối với trường hợp đến từ địa bàn có dịch ở cấp độ 4 hoặc cách ly y tế vùng (phong tỏa) và các trường hợp nghi ngờ hoặc có chỉ định điều tra dịch tễ đến từ địa bàn có dịch ở cấp độ 3.
+ Trong suốt thời gian tự theo dõi sức khỏe hoặc cách ly, những trường hợp đến/ về Thành phố Hồ Chí Minh từ địa phương khác phải luôn thực hiện Thông điệp 5K. Nếu có dấu hiệu bất thường về sức khỏe như ho, sốt, khó thở, đau rát họng, mất vị giác…thì báo cho cơ quan y tế địa phương để được lấy mẫu xét nghiệm và thực hiện các biện pháp phòng chống dịch theo quy định.

+ Người dân tự giác thông báo với cơ quan y tế (trạm y tế phường, xã, thị trấn hoặc trung tâm y tế quận, huyện, thành phố Thủ Đức) khi về địa phương.

+ Căn cứ thông tin về cấp độ dịch của các địa phương được công bố trên Cổng Thông tin điện tử của Bộ Y tế, nếu xác định là người đi từ địa bàn có dịch ở cấp độ 4 hoặc cách ly y tế vùng (phong tỏa), Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch phường, xã, thị trấn quyết định các biện pháp giám sát y tế phù hợp.

Sài gòn cách ly đến khi nào

NH- Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM

tai file tai đây

Sài Gòn số ca nhiễm Covid-19 nhiều khiến có lo ngại phong tỏa lại

Sài gòn cách ly đến khi nào

Nguồn hình ảnh, Song May

Chụp lại hình ảnh,

Người dân đến đường sách Nguyễn Văn Bình ngày 24/10 phải đeo khẩu trang và giữ khoảng cách

Bạn tôi làm việc trong một cao ốc hạng sang ở quận 1, Sài Gòn. Hơn một tuần nay, bạn bảo ngày nào ban quản lý tòa nhà cũng thông báo có ca F0. Thay vì chỉ bị đo nhiệt độ và trình thẻ xanh, giờ bạn tôi phải thực hiện khai báo y tế khi ra vào mỗi ngày.

Ngày nghỉ cuối tuần này, ông sếp của bạn gọi điện thông báo có thể mọi người làm việc trong công ty phải thực hiện xét nghiệm mẫu gộp PCR một tuần một lần.

Người Việt ở nước ngoài: ‘Xuân này con không về’ vì Covid?

Việt Nam thay đổi chiến lược phòng chống Covid-19

Chính phủ VN trước bài toán hồi phục kinh tế sau dịch Covid

Covid: Việt Nam sẽ tiêm vaccine Pfizer cho trẻ 12-17 tuổi trên cả nước

Sài Gòn số ca nhiễm vẫn nhiều nhất

Gần 100% số dân đã chích mũi 1 và gần 85% số dân đã chích mũi 2, sao số ca nhiễm ở Sài Gòn vẫn nhiều nhất cả nước?

Khu phố tôi ở thuộc nội ô, trong một tuần nay lác đác có người bị nhiễm, nhưng không có nạn rào chặn cả con hẻm hoặc cả khu phố như trước. Ai ở chung cư sẽ phải đến chỗ cách ly do phường chỉ định, còn ở nhà riêng thì tự cách ly. Mọi sự diễn ra âm thầm chứ không ồn ào gây lo sợ như trước nữa.

Tuy nhiên, số bạn hữu của tôi sống ở nội ô bị nhiễm Covid vào tháng 11 nhiều hơn hồi đỉnh dịch tháng 8. Điều đáng nói là các bạn ấy đều đã chủng ngừa đủ hai mũi và có thói quen sống cẩn thận, kỹ lưỡng. May mắn là ai cũng được cách ly tại nhà, trạm y tế phường cung cấp thuốc Molnupiravir 400mg uống trong 5 ngày và nay số bạn đó đều khỏe hơn.

Anh tôi và cha tôi thì lo ngại hơn vì thông tin dịch bùng phát ở ngoại ô, nơi hai người cư trú, dù ổ dịch vẫn ở khá xa nhà. Cha tôi lo lắng hỏi: "Sao nghe nói dân Sài Gòn được chủng ngừa nhiều rồi mà con, chủng rồi vẫn nhiễm à?"

Tôi an ủi ông: "Nhưng cha chủng ngừa thuốc của Anh tốt lắm, có nhiễm cũng bị nhẹ thôi."

Cha tôi không chỉ lo cho mình. Ông lo cho 2 thằng con bị chích Vero Cell của Tàu, một đứa ở tỉnh và một đứa ở Sài Gòn. Hôm nghe thông tin, ông ngồi thừ ra, rồi hỏi tôi: "Bộ hai đứa em con không còn lựa chọn khác sao?"

Trong "cơn sốt" mọi người đều phải chích vaccine phòng Covid để có thẻ xanh đi lại làm việc và đến những nơi công cộng, nhiều người ở Sài Gòn và ở tỉnh hoàn toàn không có lựa chọn.

Những người bạn bị nhiễm Covid mới đây của tôi đều cho rằng họ bị nhiễm thể nhẹ là do được chích thuốc AstraZeneca chứ không phải vaccine Tàu.

Nguồn hình ảnh, Song May

Chụp lại hình ảnh,

Trình thẻ xanh và quét mã QR code trước khi vào đường sách Nguyễn Văn Bình, quận 1, ngày 24/10

Trên mạng, nhiều người đang truyền nhau thông điệp của báo Tuổi Trẻ ngày 13/11, với hàm ý động viên người đã chích AstraZeneca nhưng gây lo sợ cho ai bị chích vaccine Tàu. Trong bài 'Ngăn bùng dịch, giảm tử vong', Tuổi Trẻ viết: "Theo thông tin của Tuổi Trẻ, cho đến nay qua khảo sát chưa ghi nhận ca tử vong ở người mắc COVID-19 đã tiêm đầy đủ 2 mũi AstraZeneca, với vắc xin Pfizer có ghi nhận ít nhất 1 ca tử vong nhưng đây là trường hợp bệnh nhân có nhiều bệnh nền. Có một số trường hợp tử vong ở người đã tiêm vắc xin loại khác và đủ mũi".

Vaccine loại khác là vaccine nào? Giáo sư Nguyễn Tuấn ở Úc nhận định về thông tin này như sau: "Sao là "một số"? 38 ca tử vong đã tiêm vaccine; trong đó 1 ca tiêm vaccine Pfizer, vậy còn lại là 37 ca. Phải nói là "tuyệt đại đa số" là "vaccine khác" chớ."

Câu hỏi đặt ra là "vaccine khác" là vaccine nào? Hiện nay, TP HCM triển khai tiêm vaccine AstraZeneca, Pfizer, Moderna và Verocell. Vaccine Pfizer và Moderna là một loại (mRNA). Vậy có phải "vaccine khác" ở đây là Verocell?

Lạ một điều là báo Tuổi Trẻ không nói ra, nhưng chúng ta ai cũng đoán được.

Covid: Vaccine Nanocovax của Việt Nam đang ở đâu?

Làm sao để biết vaccine Covid an toàn?

Covid ở Anh: Tiêm hai mũi vaccine 'vẫn có thể chết' nên cần liều ba

Chụp lại video,

Covid-19: Tiêm loại vaccine nào thì tốt?

Tuần trước, một nhà báo ở Sài Gòn đã kể trên Facebook về cái chết của một người đàn ông bán hủ tiếu 39 tuổi. Ông đã chích đủ hai mũi Vero Cell ngày 14/9. Ngày 26/9 cả hai vợ chồng đều nhiễm Covid, người vợ khỏi bệnh và chăm sóc chồng trong khu cách ly nhưng đến ngày 1/11 thì người chồng qua đời.

Với tỷ lệ 99,82% số dân đã chích mũi 1 và 81,42% số dân đã chích mũi 2 (số liệu thống kê của TP HCM ngày 11/11/2021) có thể nói TP HCM đứng đầu cả nước về độ bao phủ vaccine phòng Covid nhưng sao số ca nhiễm mỗi ngày vẫn nhiều nhất? Vì sao thành phố này chưa có miễn dịch cộng đồng?

Truyền thông vẫn đổ tội cho ý thức người dân, cho rằng có số F0 vẫn đi "lang thang" trong cộng đồng. Nhưng cũng có thông tin ngược lại cho rằng bệnh viện không quản lý chặt F0, cho phép F0 xuất viện khi chưa hoàn toàn khỏi bệnh.

Nguồn hình ảnh, Song May

Chụp lại hình ảnh,

Người dân Sài Gòn đã có thể tự do đi lại mua bán hàng hóa

Lo ngại sự lây nhiễm từ cộng đồng, công ty mai táng của người bạn tôi tạm nghỉ dịch vụ mai táng người bình thường (người chết không do nhiễm Covid) trong một tuần kể từ ngày 14/11. Lý do đưa ra là giờ trong điều kiện "bình thường mới", đội quân mai táng người bình thường không thể mặc đồ bảo hộ kín bưng như hồi phong tỏa nên có thể "lây" và "bị lây". Bạn nói hiện chỉ duy trì đội mai táng bệnh nhân Covid và tiết lộ số ca tử vong trong một tháng ở hai bệnh viện đã tròm trèm cả trăm, bằng cỡ hồi đầu tháng 7 chứ không ít, nên dặn đừng chủ quan.

Ngày 15/11, trên mạng có thông tin Bill Gates cho rằng cần phải nghiên cứu loại vaccine mới thay thế loại vaccine hiện tại vì không hiệu quả… lại khiến nhiều người lo âu. Việc chủng ngừa mũi thứ 3 đã được nhắc đến ở Việt Nam nhưng nếu có vaccine loại mới thì lại phải chủng ngừa từ đầu hay sao?

Trước đây, khi ở thời kỳ đỉnh dịch, dân Sài Gòn hy vọng khi tỷ lệ chủng ngừa vaccine cao thì sẽ có miễn dịch cộng đồng và ai cũng được bảo vệ. Giờ thì chẳng biết hy vọng vào cái gì khi có đủ hai mũi rồi vẫn dễ dàng bị lây bệnh, nên ai nấy tự thủ thân.

Chết dịch hên xui, còn chết đói thấy trước mắt

Covid-19: Doanh nghiệp nước ngoài tại VN lên tiếng

Covid-19: TP HCM xác định ‘sống chung với lũ’?

Covid-19: VN lại nóng nguy cơ bùng phát dịch

Trong sự lo ngại bị phong tỏa trở lại như trước, thân nhân và bạn hữu của tôi lại bắt đầu trữ thực phẩm. Nhà nào không có tủ lạnh thì lo mua thêm cái tủ đông.

Giữa tháng 11/2021, phố phường vẫn buôn bán đông vui. Giá thực phẩm tươi sống ngoài chợ có một số loại tăng nhẹ do giá vận chuyển tăng (ảnh hưởng từ giá xăng tăng), trong khi thực phẩm công nghệ như sữa và cà phê hòa tan đã tăng giá và dự báo nhiều mặt hàng sẽ tăng hàng loạt vào tháng 12.

Nguồn hình ảnh, Song May

Chụp lại hình ảnh,

Chết vì dịch thì hên xui còn không được buôn bán thì chết đói là chắc

Có vẻ như tiền đồng ngày càng mất giá và việc chi tiêu cho thực phẩm đồ uống chiếm ngân sách lớn nhất trong mỗi gia đình, đặc biệt nếu chọn thực phẩm hữu cơ an toàn. Đơn cử như mặt hàng gạo. Hiện tại giá gạo hữu cơ loại ngon có nhãn hiệu ít nhất cũng trên 25.000 đồng đến hơn 50.000 đồng một ký. Giá dưới 20.000 đồng thường là gạo xát trắng, không bao giờ có mọt và pha trộn tùm lum không rõ chủng loại và xuất xứ.

Nếu ăn hàng quán thì giá 40.000 - 50.000 đồng một bữa ăn sáng hay trưa chỉ là loại trung bình, tạm được, nên giải pháp nấu ăn tại nhà và mang cơm đến văn phòng vẫn được nhiều người duy trì, dù từ cuối tháng 10/2021, các quán ăn, nhà hàng đã được phép tiếp khách tại chỗ.

Trở lại đời sống bình thường, thân nhân và số đông bạn hữu của tôi vẫn e dè giao tiếp và sử dụng khẩu trang khi gặp nhau. Trong văn phòng chỗ bạn tôi làm việc, mọi người phải đeo khẩu trang suốt cả ngày, với chỗ ngồi cách xa nhau. Một số nhà hàng và quán cà phê mà tôi lui tới, số thực khách còn ít ỏi, trong khi các quán nhậu ở quận 7 và Thủ Đức - nơi được phép bán đồ uống có cồn - vẫn dập dìu người ra kẻ vào do khách ở các quận huyện khác kéo đến.

Vào một số trung tâm thương mai, siêu thị lớn và nhà hàng hiện nay ngoài thẻ xanh (hoặc giấy chứng nhận đã chủng ngừa) mọi người phải đo nhiệt độ và khai báo y tế. Nếu ngại khai báo, người dân có thể chọn những cửa hàng tiện ích, tiệm tạp hóa, chợ, hoặc mua online.

Nguồn hình ảnh, Song May

Chụp lại hình ảnh,

Dù khách đã được phép ngồi tại quán nhưng dịch vụ giao đồ ăn thức uống trực tuyến vẫn phát triển

Điều mới mẻ và tốt hơn sau phong tỏa là tất cả những chợ tự phát hiện không còn bày hàng dưới lòng lề đường mà đã thu gọn vào bên trong các nhà sống ở hai bên chợ. Người bán sẽ tốn phí thuê mặt bằng nhưng bù lại không bị công an hay dân phòng đuổi chạy như trước, mặt khác lòng lề đường cũng thông thoáng dễ đi lại.

Nhịp sống Sài Gòn dần hồi sinh với hàng loạt xe đẩy bán đủ thứ hàng hóa của người dân nghèo rong ruổi khắp đường phố, từ nội ô đến ngoại ô, dọc theo quốc lộ và các giao lộ. Cách mưu sinh này là chọn lựa của đa số dân nghèo, khi họ có thể bươn chải hằng ngày với số vốn ít ỏi và không phải phụ thuộc vào ai.

Nhìn số ca nhiễm hằng ngày ở Sài Gòn hầu như ai cũng hồi hộp sợ bị phong tỏa trở lại. Nhưng cô hàng xóm đang sống bằng nghề cắt may gia công nói với tôi có lẽ nhà nước sẽ không phong tỏa như trước đâu, bởi người nhiễm Covid rồi chết là chuyện hên xui chứ dân không được làm ăn thì chết đói là trước mắt!

Bài thể hiện quan điểm riêng và cách hành văn của bạn đọc Song May từ TP Hồ Chí Minh.

Xem thêm các bài cùng tác giả:

Thư Sài Gòn: Sức sống của người dân khi hết hàng rào phong tỏa

Thư Sài Gòn: 'Mua láng giềng gần' trong thời Covid

Thư Sài Gòn: 'Vaccine tinh thần' nào thời chống Covid?

Thư Sài Gòn: Thẻ xanh, thẻ vàng, vùng xanh, vùng đỏ