So sánh các băng tần 4g lte 800mhz 1800mhz năm 2024

Ngày 26/7, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã chủ trì cuộc họp với một số bộ, ngành liên quan về việc phát triển mạng 4G.

Theo Bộ Thông tin và Truyền thông, cuối năm 2016, Bộ đã cấp giấy phép cho 5 doanh nghiệp (VNPT, Viettel, MobiFone, Vietnamoblie, Gtel) triển khai 4G trên băng tần 1800 MHz. Tính đến thời điểm hiện tại, trừ Gtel, các doanh nghiệp đã chính thức cung cấp dịch vụ 4G tới người dùng. Trong đó, VNPT, Viettel đã triển khai 4G trên băng 1800 MHz với các băng thông 10 MHz, 15 MHz, 20 MHz. Mobifone hầu hết đã triển khai băng thông 10 MHz.

Sau hơn 1 năm chính thức triển khai 4G đã có trên 13 triệu thuê bao băng rộng di động phát sinh lưu lượng qua mạng, chiếm khoảng gần 30% tổng số thuê bao băng rộng, tập trung chủ yếu ở các thành phố, thị xã, thị trấn. Lưu lượng dữ liệu trao đổi trung bình qua mạng di động tại thời điểm năm 2018 đã đạt khoảng 136.934 thuê bao/tháng và gấp đôi so với thời điểm năm 2016.

Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết, ngoài băng tần 1.800 MHz, hiện có 2 băng tần đã sẵn sàng cho 4G là băng 2,6 GHz và băng 850 MHz. Đối với băng tần 2,6 GHz, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt danh mục băng tần đấu giá tuy nhiên trong quá trình triển khai đã phát sinh một số vướng mắc.

Tại cuộc họp, các đại biểu đã thảo luận, trao đổi những khó khăn liên quan đến quy trình, thủ tục trong triển khai đấu giá băng 2,6 GHz; việc xác định giá khởi điểm; làm rõ việc pháp luật áp dụng chưa thật sự rõ ràng và đầy đủ đối với tài sản đấu giá đặc thù là tần số vô tuyến điện… Từ đó, các đại biểu đề xuất các biện pháp tháo gỡ nhằm triển khai hiệu quả công nghệ 4G tại Việt Nam.

Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Vũ Đại Thắng cho rằng, thực chất nguồn thu từ việc cấp phép không so sánh được với những thiệt hại của doanh nghiệp, xã hội từ việc chậm trễ triển khai mạng 4G.

Nhấn mạnh “Không thể nào chấp nhận mạng 4G mà chất lượng kém như hiện tại”, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Phạm Hồng Hải mong muốn các bộ, ngành đồng thuận để Bộ giải quyết thủ tục, cấp phép sớm cho các doanh nghiệp.

Đại diện Bộ Quốc phòng khẳng định, việc cấp phép khai thác băng tần 2,6 GHz không chỉ giải quyết bức xúc cho doanh nghiệp viễn thông mà còn bảo đảm an ninh, quốc phòng.

Đại diện Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp cho rằng, thực chất không có vướng mắc về các quy định của pháp luật liên quan đến việc cấp phép băng tần 2,6 GHz. Quy định đấu giá rất rõ ràng, các hình thức cấp phép, thi tuyển, đấu giá đều tuân thủ quy định của Luật Tần số vô tuyến điện.

Kết thúc cuộc họp, các bộ, ngành thống nhất phải làm việc trực tiếp đến cùng, thật cụ thể để có quyết định cấp phép khai thác băng tần 2,6 GHz sớm nhất cho các doanh nghiệp viễn thông triển khai mạng 4G nhanh nhất có thể, theo đúng quy định của pháp luật./.

Trung tuần tháng 10 vừa qua, bốn nhà mạng Viettel, VNPT, MobiFone và GTEL đã được Bộ Thông tin – Truyền thông (TT-TT) chính thức cấp phép triển khai dịch vụ viễn thông 4G trên băng tần 1800 Mhz. Dự kiến đến năm 2017 các nhà mạng sẽ tham gia đấu giá băng tần 2600 MHz, đồng thời sẵn sàng chuẩn bị hạ tầng 4G cho băng tần 700 MHz. Tại sao lại có lắm băng tần 4G như vậy?

So sánh các băng tần 4g lte 800mhz 1800mhz năm 2024

Thực trạng chung

Không chỉ ở Việt Nam mà nhiều nước trên thế giới, câu chuyện chọn băng tần nào để triển khai 4G luôn gây nhiều tranh cãi. Trên thực tế, các quốc gia đều nhận thức rằng cần phải tìm được tiếng nói chung về lựa chọn băng tần cho 4G-LTE. Trong trường hợp các quốc gia lựa chọn quá nhiều băng tần khác nhau cho 4G sẽ dẫn tới các thiết bị đầu cuối sẽ đắt hơn bởi các thiết bị này phải hỗ trợ nhiều băng tần. Một khó khăn nữa được đặt ra là việc roaming quốc tế sẽ vô cùng phức tạp nếu 4G được triển khai trên nhiều băng tần. Tuy nhiên, hiện nay thế giới đang ở tình trạng các nhóm nước chọn các băng tần 4G khác nhau, cộng đồng EU chọn băng tần 1800 MHz và 900 MHz, các nhà mạng Mỹ như Verizon, AT&T và T-Mobile chọn băng tần 700MHz và 1700MHz nhưng mạng Sprint lại chọn băng tần 850MHz và 1900MHz, Nhật Bản cấp phép cho LTE ở các băng tần 1500 MHz, 1700 MHz và 2000 MHz, một số nước châu Á ủng hộ băng tần 2100MHz và 2600MHz…

Khi đề cập đến lộ trình cấp phép 4G tại Việt Nam, ông Lê Văn Tuấn, Cục phó Cục Tần số Vô tuyến điện cho biết, quan điểm của Việt Nam khi cấp phép tần số là phải trung lập về mặt công nghệ, cho phép doanh nghiệp chủ động triển khai các công nghệ phù hợp với nhu cầu thị trường; miễn là đảm bảo đủ băng thông cho các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ và quan trọng nhất, phải đảm bảo hài hòa băng tần vì Việt Nam là nước nhập khẩu công nghệ.

Trong khu vực Đông Nam Á, Việt Nam là một trong những nước cuối cùng triển khai 4G. Phillipines đã triển khai 4G từ năm 2011, Thái Lan, Malaysia, Brunei, Indonesia từ năm 2013, Lào từ năm 2014 và Campuchia đã triển khai trong Quý 4 năm 2015. Như vậy có thể thấy, việc triển khai 4G tại Việt Nam khá chậm so với khu vực và cả thế giới, khi mà thử nghiệm lần đầu từ năm 2012 nhưng đến năm nay 2016 vẫn chưa thể thương mại hóa. Trở ngại chính đối với việc triển khai 4G tại Việt Nam là băng tần. Các giấy phép triển khai 4G vừa được cấp thực chất là cho phép các nhà mạng triển khai 4G trên băng tần 1800MHz vốn đang dùng cho mạng 2G, mặc dù trong thời gian thử nghiệm Viettel triển khai 4G trên băng tần 1.600 MHz còn Vinaphone triển khai trên băng tần 2.600 MHz. Trong khi đó, Bộ TT-TT dự kiến tiến hành đấu giá băng tần 2600 MHz cho 4G trong năm 2017, cũng như xem xét triển khai 4G trên các băng tần 900, 2100 MHz nếu doanh nghiệp có nhu cầu, đồng thời khi hoàn thành xong số hóa truyền hình và quy hoạch băng tần 700MHz thì băng tần này cũng sẽ được quy hoạch cho phát triển mạng 4G.

Còn nhiều lo ngại

Như vậy, mặc dù đã được cấp phép triển khai chính thức 4G nhưng sẽ còn cần thời gian để các nhà mạng có thể chính thức thương mại hóa và công bố ra mắt mạng dịch vụ 4G vì băng tần thử nghiệm và băng tần thực tế đang có độ vênh. Được biết, các doanh nghiệp không mấy mặn mà với băng tần 2600Mhz do lo ngại giá thiết bị đắt và người dùng trong nước cũng chưa sẵn sàng. Nhà mạng Viettel "để ý" hơn tới băng tần 700MHz đang được dùng cho truyền hình vì băng tần này có độ phủ sóng rộng sẽ phù hợp cho triển khai 4G đến nông thôn với giá rẻ, song chưa biết khi nào băng tần này sẽ được cấp phép để triển khai 4G.

Về phía người dùng, trong khi hầu hết các smartphone giá rẻ đều đã hỗ trợ 3G, thì không phải smartphone nào cũng hỗ trợ 4G. Điện thoại muốn bắt được sóng 4G thì cần phải hỗ trợ băng tần 4G ở Việt Nam. Ví dụ như một số điện thoại iPhone xách tay được mua từ nơi không hỗ trợ băng tần 4G phù hợp và không được Apple mở băng tần thì sẽ không sử dụng được mạng 4G ở Việt Nam. Hoặc nhiều điện thoại tầm trung khác hỗ trợ 4G ở băng tần 800MHz sẽ không thể dùng được 4G ở băng tần 1800MHz. Những dòng điện thoại hỗ trợ nhiều băng tần thì giá cao, khó là lựa chọn của số đông người dùng Việt Nam.