So sánh tính chất của các nguyên tố lân cận năm 2024

- Tính phi kim: là tính chất của một nguyên tố mà nguyên tử của nó dễ thu thêm e để trở thành ion âm.

Nguyên tử càng dễ nhận e → tính phi kim càng mạnh.

1. Sự biến đổi tính chất trong chu kì.

- Trong một chu kì, theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, tính kim loại của các nguyên tố yếu dần, đồng thời tính phi kim mạnh dần.

- Giải thích: Trong chu kì, từ trái sang phải: các nguyên tử có cùng lớp e nhưng điện tích hạt nhân tăng dần → bán kính nguyên tử giảm (do lực hút hạt nhân đến e ngoài cùng tăng) → nguyên tử khó cho e hơn → Tính kim loại giảm, tính phi kim tăng.

2 . Sự biến đổi tính chất trong một nhóm A.

- Trong một nhóm A, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân, tính kim loại của các nguyên tố mạnh dần, tính phi kim yếu dần.

- Giải thích: Trong một phân nhóm chính từ trên xuống dưới: số lớp e tăng → bán kính nguyên tử tăng → lực hút hạt nhân đến e ngoài cùng giảm → nguyên tử dễ cho e hơn → Tính kim loại tăng, phi kim giảm.

3. Độ âm điện;

- Độ âm điện là đại lượng đặc trưng cho khả năng hút e của nguyên tử.

- Độ âm điện càng lớn tính phi kim càng mạnh.+

+ Trong một chu kì: từ trái sang phải theo chiều tăng của điện tích hạt nhân giá trị độ âm điện của các nguyên tử tăng dần.

+ Trong một nhóm A: từ trên xuống dưới theo chiều tăng của điện tích hạt nhân, giá trị độ âm điện của các nguyên tử giảm dần.

II - Hóa trị của các nguyên tố.

- Trong một chu kì, từ trái sang phải:

+ Hóa trị cao nhất của các nguyên tố trong hợp chất với oxi tăng từ 1 đến 7.

Công thức tổng quát: $R_2O_n$ → Hiđroxit tương ứng: $R(OH)_n$

+ Hóa trị của các phi kim trong hợp chất với hiđro giảm từ 4 đến 1.

Công thức tổng quát : $RH_{8-n}$ ; $n\geq4$

III - Oxit và Hiđroxit của các nguyên tố nhóm A thuộc cùng chu kì.

- Trong một chu kì, từ trái sang phải theo chiều tăng của điện tích hạt nhân, tính bazơ của các oxit và hiđroxit tương ứng giảm dần, tính axit tăng dần.

IV - Định luật tuần hoàn:

Tính chất của các nguyên tố và đơn chất, thành phần và tính chất của các hợp chất tạo nên từ các nguyên tố biến đổi tuần hoàn theo chiều tăng của điện tích hạt nhân nguyên tử.

V - Ý nghĩa của bảng tuần hoàn các nguyên tố.

1. Biết vị trí của một nguyên tố trong BTH có thể suy ra cấu tạo nguyên tử của nguyên tố đó và ngược lại.

2. Biết được vị trí của nguyên tố trong BTH có thể suy ra những tính chất hóa học cơ bản của nguyên tố đó.

3. Dựa vào quy luật biến đổi tính chất của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn có thể so sánh tính chất với các nguyên tố lân cận.

Bài 1/ Nguyên tố X có STT 20, chu kì 4, nhóm IIA. Hãy cho biết:- Số proton, số electron trong nguyên tử X?- Số lớp electron trong nguyên tử X?- Số eletron lớp ngoài cùng trong nguyên tử X? Bài 2/ Cấu hình electron nguyên tử của một nguyên tố Y là: 1s22s22p63s23p5.Hãy cho biết vị trí của nguyên tố Y trong bảng tuần hoàn (ô, chu kỳ, nhóm) của Y trong bảng tuần hoàn (có giải thích)?

Nguyên tố A có số hiệu nguyên tử là 11, chu kì 3, nhóm I trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học. Hãy cho biết:

- Cấu tạo nguyên tử của A.

- Tính chất hoá học đặc trưng của A.

- So sánh tính chất hoá học của A với các nguyên tố lân cận.

Video hướng dẫn giải

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Xem lại lí thuyết về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học Tại đây

Lời giải chi tiết

  1. Cấu tạo nguyên tử:

- Số hiệu nguyên tử là 11 nên A có điện tích hạt nhân là 11+, có 11 eletron trong nguyên tử, nằm ở ô số 11 trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học

- Chu kì 3 nên A có 3 lớp electron

- Nhóm I nên A có 1 electron lớp ngoài cùng

  1. Tính chất hóa học đặc trưng: A là một kim loại mạnh. Trong phản ứng hóa học, Na là chất khử mạnh

+ Tác dụng với phi kim:

\(4Na + {O_2} \to 2N{a_2}O\)

\(2Na + C{l_2} \to 2NaCl\)

+ Tác dụng với dung dịch axit:

\(2Na + 2HCl \to 2NaCl + {H_2}\)

+ Tác dụng với nước: Nguyên tố Na ngoài tính chất hóa học chung của kim loại còn có tính chất hóa học đặc trưng là tác dụng với nước ở nhiệt độ thường.

\(2Na + 2{H_2}O \to 2NaOH + {H_2}\)

+ Tác dụng với dung dịch muối: Na tác dụng với dung dịch CuSO4 thì Na tác dụng với nước trong dung dịch trước

\(2Na + 2{H_2}O \to 2NaOH + {H_2}\)

\(2NaOH + CuS{O_4} \to Cu{(OH)_2} + N{a_2}S{O_4}\)

  1. So sánh tính chất hóa học của Na với các nguyên tố lân cận:

Na có tính chất hóa học mạnh hơn Mg (nguyên tố đứng sau Na trong cùng chu kì) và mạnh hơn nguyên tố Li (nguyên tố đứng trên Na trong cùng một nhóm) nhưng yếu hơn nguyên tố K (nguyên tố đứng dưới Na trong cùng một nhóm)

Loigiaihay.com

  • Bài 5 trang 103 SGK Hoá học 9
  • Hãy xác định công thức của một loại oxit sắt, biết rằng khi cho 32 gam oxit sắt này tác dụng hoàn toàn với khí cacbon oxit
  • Bài 6 trang 103 SGK Hoá học 9 Giải bài 6 trang 103 SGK Hoá học 9. Cho 69,6 gam MnO2 tác dụng với dung dịch HCl đặc dư thu được một lượng khí X.
  • Bài 3 trang 103 SGK Hoá học 9 Hãy viết các phương trình hoá học biểu diễn tính chất hoá học của cacbon và một số hợp chất của nó theo sơ đồ 3.
  • Bài 2 trang 103 SGK Hoá học 9 Hãy viết các phương trình hoá học biểu diễn tính chất hoá học của clo theo sơ đồ 2. Bài 1 trang 103 SGK Hoá học 9

Giải bài 1 trang 103 SGK Hoá học 9. Căn cứ vào sơ đồ 1, hãy viết các phương trình hoá học với phi kim cụ thể là lưu huỳnh.