Thiết kế nhà bếp theo phong thủy

Nhà bếp không chỉ là không gian nấu nướng đơn thuần. Trong phong thủy, nó còn là không gian nắm giữ tiền tài, sức khỏe của gia đình. Chính vì thế, nhà bếp và những điều cần tránh để không phạm phong thủy là vấn đề mà rất nhiều gia đình quan tâm. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu vấn đề này qua bài viết dưới đây nhé.

Bạn có thể xem thêm:

1. Vị trí nhà bếp theo phong thủy

  • Bếp cần phải đặt ở những vị trí cao ráo, có ánh sáng tự nhiên và thoáng khí.
  • Tránh đặt phòng bếp ở vị trí chính giữa, trung tâm của ngôi nhà vì mùi thức ăn khó chịu sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn năng lượng của cả gia đình.
  • Không nên đặt bếp ở nơi quá lộ liễu, đặc biệt là không để đường từ cửa đâm thẳng vào bếp vì như vậy dễ bị hao hụt tài sản. Bếp nên được đặt tại vị trí trong cùng của ngôi nhà để tạo sự yên tĩnh, bình yên.

Không nên đặt bếp ở vị trí trung tâm nhà

2. Hướng nhà bếp theo phong thủy

  • Hướng bếp là hướng lưng của người nấu bếp. Lưng của người nấu quay về hướng nào, hướng đó là hướng bếp. Nếu đặt nghịch hướng rất dễ mang lại những bất lợi, đặc biệt về sức khỏe, bệnh tật và đau yếu. Xem hướng bếp theo hướng nhà để có cách lựa chọn cho hợp lỹ và phong thủy nhất.
  • Hướng tốt nhất của mọi phòng bếp đó chính là hướng Đông – Đông Nam. Hai vị trí này thuộc hành Mộc mà Mộc dưỡng Hỏa, ngoài sức khỏe, tài vận được củng cố, gia đình còn được gặp quý nhân phù trợ.
  • Bên cạnh đó các gia chủ cũng cần chú ý, hướng nhà bếp không thông thẳng với cửa chính của căn nhà vì theo quan niệm xưa sẽ dễ hao tài tốn của.

Hướng nhà bếp theo phong thủy

3. Màu sắc nhà bếp theo phong thủy

  • Màu sắc của nhà bếp cũng là 1 yếu tố vô cùng quan trọng. Chính vì vậy, gia đình nên lựa chọn những đồ vật mang màu sắc phu hợp với phong thủy để nha bếp luôn mang năng lượng cùng vượng khí.
  • Theo thuyết ngũ hành, nhà bếp thuộc tính hỏa, có rất nhiều người sẽ có suy nghĩ bài trí thêm yếu tố Mộc để làm tăng tính Hỏa là tốt. Tuy nhiên, như vậy đã vô tình làm cho Hỏa quá vượng, điều này không hề tốt. Gia đình hãy nên làm giảm tính Hỏa trong bếp bằng cách sử dụng những màu sắc dịu như màu trắng, xanh lá cây, xám, vàng nhạt,… Hoặc những gam màu trung tính như màu be, kem, xanh ngọc,…
  • Bạn hãy chú ý không nên sử dụng những gam màu quá nóng như đỏ, cam, vàng đậm,… điều này sẽ tạo cảm giác nóng bức, khó chịu khi bước vào phòng bếp.

4. Nhà bếp và những điều cần tránh để không phạm phong thủy

  • Tránh đặt bếp nấu ngược hướng nhà.
    Bếp đặt ngược hướng nhà là bếp ngoảnh lưng về hướng cửa nhà, ví dụ nhà tọa nam hướng về bắc mà bếp lại tọa bắc hướng về nam, như vậy sẽ đem lại điều không lành.
  • Tránh đường từ cửa đâm thẳng vào bếp
    Theo quan niệm xưa kiêng đường từ cửa đâm thẳng vào bếp. Bởi sẽ mang lại điều không tốt cho gia đình.

Nhà bếp và những điều cần tránh – đường từ cửa đâm thẳng vào bếp

  • Tránh nhà bếp đối diện phòng ngủ
    Nhà bếp là nơi nấu nướng, nơi có nhiều khí nóng, mùi thức ăn, dầu mỡ. Nếu đặt đối diện phòng ngủ sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe,dễ sinh bệnh.

Nhà bếp và những điều cần tránh – nhà bếp đối diện phòng ngủ

  • Tránh cửa chính nhìn thẳng vào bếp
    Theo nguyên tác bố trí, bếp không nên để lộ ra ngoài. Điều này sẽ mang đến những điều không mấy may mắn cho gia chủ.
  • Tránh có xà ngang đè lên trên
    Xà ngang đè lên khiến người nhà bị ốm đau bệnh tật, đặc biệt có hại cho sức khỏe. Vậy nên cần tránh khi thi công nhà bếp.
  • Tránh để góc nhọn chiếu thẳng vào bếp
    Phong thủy học cho rằng góc nhọn sắc, dễ gây thương tổn, vì vậy rất kiêng có góc nhọn chiếu thẳng vào bếp. Bếp nấu là nơi nấu ăn nuôi sống cả nhà, nếu như bị góc nhọn chiếu thẳng vào sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe người trong nhà.
  • Tránh nước lửa đụng nhau
    Đây là điều mà ai cũng biết mà không cần phải là chuyên gia.

>>Để được thiết kế tủ bếp 3D và đo đạc miễn phí và có giá tủ bếp tốt nhất  đừng ngần ngại hãy liên hệ với chúng tôi:

SHOWROOM NỘI THẤT VÀ TỦ BẾP ACADO.

Địa chỉ: M43 khu đấu giá Ngô Thì Nhậm, Hà Cầu, Hà Đông, Hà Nội.

Xưởng sản xuất: Phú An, Thanh Đa, Phúc Thọ, Hà Nội.

Hotline: 0942 246 188 – Email:  – Website: //acado.vn.

CafeLand – Nhà bếp là nơi chị, em dành rất nhiều thời gian để chuẩn bị những món ăn ngon bổ dưỡng cho gia đình. Việc bố trí nhà bếp chuẩn phong thủy không những giúp gian bếp được hài hòa mà còn thuận tiện cho việc nấu nướng hàng ngày.

Cách bố trí nhà bếp theo mệnh gia chủ

Đặt bếp đúng hướng không chỉ giúp gia chủ đón được nhiều luồng khí tốt mà sinh khí còn thường xuyên vận động xung quanh ngôi nhà giúp gia chủ tránh khỏi những dòng yếu khí bất lợi cho sức khỏe cũng như tài vận cho gia đình. Dưới đây là cách bố trí nhà bếp theo mệnh.

Mệnh Kim

Theo phong thủy, thiết kế bếp cho người mệnh Kim theo hướng Tây sẽ giúp gia chủ mệnh có được may mắn và bình an.

Mệnh Mộc

Phong thủy phòng bếp cho người mệnh Mộc có hướng cửa chính của phòng bếp là hướng Nam, Đông và Đông Nam sẽ giúp gia chủ mệnh Kim thu hút tài lộc, tiền tài vào nhà.

Mệnh Thủy

Những hướng đặt bếp phong thủy phù hợp với người mệnh Thủy là hướng Bắc hoặc các hướng thuộc Đông tứ trạch như hướng Đông Nam, Nam cũng rất tốt, giúp gia chủ nhận được nhiều may mắn, tài lộc và chuyện tình cảm suôn sẻ, gia đình hạnh phúc.

Mệnh Hỏa

Hướng đặt bếp cho người mệnh Hỏa theo hướng Nam, Tây Nam hoặc Đông Bắc rất hợp với gia chủ mệnh này, giúp đường tài vận hanh thông và sự nghiệp thăng tiến.

Mệnh Thổ

Phong thủy phòng bếp cho người mệnh Thổ nên xây nhà bếp, đặt bếp theo hướng Tây Bắc và Đông Nam sẽ giúp gia chủ tăng tài khí, công việc thuận buồm xuôi gió.

Cách bố trí nhà bếp theo vị trí thiết bị

Bếp và tủ lạnh

Theo phong thủy, tủ lạnh [mệnh Kim] và bếp [mệnh Hỏa] là mối quan hệ tương sinh, cần được đặt cùng một không gian để cân bằng vượng khí, tạo sự thịnh vượng.

Để bố trí bếp hợp phong thủy, cửa tủ lạnh phải được đặt quay về hướng Đông Nam hoặc hướng Bắc bởi đây là hướng lành theo phong thủy.

Tuy nhiên, không đặt tủ lạnh sát bếp nấu bởi điều này sẽ không cân bằng được không gian, hơi nóng sẽ làm cho gia chủ cảm thấy bất an về công việc làm ăn, tình cảm người thân trong gia đình, bạn bè,…đồng thời nó còn ảnh hưởng đến sức khỏe của gia chủ.

Không đặt tủ lạnh đối diện với cửa ra vào nhà bếp, bởi ánh sáng sẽ chiếu thẳng trực tiếp vào khiến nhiệt độ cao hay nói cách khác cửa mở tủ lạnh không được thuận.

Tam giác bố trí bếp, tủ lạnh và bồn rửa

Bếp và chậu rửa

Theo phong thủy, chậu rửa [mệnh Thủy] và bếp nấu [mệnh Hỏa] khắc nhau, không thể đặt cạnh nhau hoặc đối diện nhau.

Trong không gian bếp, ưu tiên bố trí chậu rửa ở hướng Bắc, Đông Nam, Đông và bố trí bếp ở hướng Đông, Nam và Đông Nam là hợp nhất, nhưng cần tuân theo các nguyên tắc sau:

-Nếu bố trí bếp và chậu rửa thẳng hàng ở vách tường phía Đông: đặt bếp ở phía Bắc, bồn rửa ở phía Nam.

-Nếu bố trí bếp và chậu rửa thẳng hàng ở vách tường phía Tây: đặt bếp phía Nam, bồn rửa ở phía Bắc.

-Nếu bố trí bếp và chậu rửa thẳng hàng ở vách tường phía Bắc: đặt bếp phía Đông, bồn rửa ở phía Tây.

-Nếu bố trí bếp và chậu rửa thẳng hàng ở vách tường phía Nam: đặt bếp phía Tây, bồn rửa ở phía Đông.

Cách bố trí nhà bếp theo bố cục

Cách bố trí nhà bếp theo bố cục thường được căn cứ theo điều kiện mặt bằng của thực tế, để chọn mẫu tủ bếp và cách bố trí bếp sao cho khoa học và phù hợp.

Bố trí bếp kiểu chữ I: thường sử dụng cho nhà có không gian nhỏ. Bếp có bồn rửa được đặt ở giữa tủ lạnh và bếp nấu để hạn chế việc di chuyển. Tủ bếp được thiết kế cửa trượt hay cửa cánh thuận tiện sử dụng.

Bố trí bếp kiểu chữ L

Bố trí bếp kiểu chữ L: được bố trí ở 2 bức tường vuông góc, liền kề. Hệ thống kệ và tủ bếp trên dưới theo kết cấu nối liền bẻ góc 90 độ, giúp không gian trông rộng rãi và tối giản hơn. Bếp chữ L thường sử dụng cho mọi loại hình từ biệt thự, nhà phố đến chung cư.

Bố trí bếp kiểu chữ U: phù hợp với ngôi nhà có diện tích bếp lớn. Khu vực lưu trữ, tủ lạnh và bồn rửa được bố trí theo mô hình dòng chảy tam giác tạo khoảng cách tối đa, tiện lợi trong quá trình sử dụng. Tủ bếp được thiết kế tạo chiều sâu với sức lưu trữ lớn.

Bố trí bếp kiểu song song: với bếp, tủ bếp, đồ dùng bếp được bố trí 2 bên tường với một lối đi ở giữa, cho phép nhiều người có thể tham gia vào việc nấu nướng. Bố trí này còn giúp giảm thiểu khoảng cách giữa ba khu vực của tam giác chức năng: tủ lạnh, bồn rửa và bếp.

Video liên quan

Chủ Đề