Uống bột sắn lúc nào là tốt nhất năm 2024

Khi những ngày hè nắng nóng luôn khiến cơ thể oi bức, khó chịu, mọi người thường tìm đến những món giải khát từ thiên nhiên, vừa giúp xua tan cái nóng, vừa an toàn cho sức khỏe. Một trong những lựa chọn đó là bột sắn dây. Tuy nhiên, uống sắn dây như thế nào, bao nhiêu là vừa đủ thì không phải ai cũng nắm vững.

Sắn dây có tính hàn nên có công dụng giải nhiệt rất tốt. Dù vậy, không nên quá lạm dụng loại thực phẩm này mà pha uống sắn dây mỗi ngày với mong muốn giải quyết triệt để cảm giác nóng bức khó chịu trong người. Bởi lẽ, chính tính hàn của sắn dây khiến bụng dễ bị đầy hơi, khó tiêu. Thậm chí, trẻ nhỏ, người đang yếu, tụt huyết áp hay mới bệnh dậy, uống bột sắn dây quá nhiều dễ bị đau quặn bụng từng cơn, tiêu lỏng.

Chính vì thế, mỗi ngày không nên uống nhiều hơn một ly nước pha sắn dây; đồng thời không nên dùng sắn dây liên tục nhiều ngày. Nên có những khoảng trống để dạ dày được nghỉ ngơi, sẵn sàng hấp thu các chất dinh dưỡng từ mỗi bữa ăn thường ngày. Bên cạnh đó, khi trời nóng và phải vận động nhiều, cơ thể chỉ đòi hỏi cần được cung cấp đủ nước, kèm điện giải hòa tan nếu bài tiết nước tiểu và mồ hôi nhiều. Ngoài ra, hãy cho cơ thể và vị giác được nếm trải nhiều thức uống đa dạng từ thiên nhiên khác chứ không chỉ riêng sắn dây.

Uống bột sắn lúc nào là tốt nhất năm 2024

Sắn dây giải nhiệt tốt, tuy nhiên không nên uống nhiều hơn một ly mỗi ngày

2. Không nên uống sắn dây sống

Bên cạnh đó, khi vừa uống sắn dây nhiều ngày liên tục, vừa không qua chế biến, tức uống sống, ăn sống, nguy cơ bị nhiễm trùng đường ruột rất cao. Lý do là bột sắn dây chủ yếu được làm thủ công, tinh lọc qua nhiều giai đoạn nên rất dễ bị nhiễm khuẩn, gây ra cảm giác mót rặn, tiêu phân lỏng, đôi khi lẫn nhầy máu hay một số trường hợp sốc nhiễm trùng do uống sắn dây.

Chẳng những thế, khi pha sắn dây với nước sau khi vừa đun sôi, hoặc cách khác là nấu chè sắn dây, nhiệt độ cao sẽ giúp thành phần tinh bột phức tạp trong sắn dây được phân cắt thành nhiều đoạn nhỏ. Từ đó, dịch pha sắn dây khi uống vào sẽ dễ hấp thụ hơn, dạ dày cũng nhẹ việc hơn, tránh bị đầy bụng, chướng hơi.

3. Phụ nữ mang thai uống sắn dây được không?

Uống bột sắn lúc nào là tốt nhất năm 2024

Mẹ bầu có thể uống sắn dây, nhưng phải hết sức chú ý

Riêng với đối tượng phụ nữ có thai, sắn dây cũng tốt cho bà bầu do nhiệt lượng luôn giải tỏa rất nhiều; tuy vậy cũng không nên uống mỗi ngày. Nguyên nhân là uống nhiều bột sắn dây khiếu bụng khó tiêu, chán ăn, hạn chế hấp thu nguồn dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của bào thai. Hơn thế nữa, bột sắn dây còn có nguy cơ gây động thai, co bóp tử cung, dễ thúc đẩy vào chuyển dạ sớm, kích thích sinh non.

Vậy nên, khi mẹ bầu muốn uống sắn dây, hay các loại thực phẩm chế biến khác nói chung, cần nắm vững những thông tin cần biết, phải đảm bảo cơ thể lúc này là hoàn toàn phù hợp, an toàn cho cả mẹ và con. Và điều cần nhớ là nguyên tắc “ăn chín, uống sôi”.

Tóm lại, khi muốn giải nhiệt dư thừa trong cơ thể, bột sắn dây là chọn lựa an toàn nhưng chỉ khi với một lượng vừa phải để tránh tác dụng phụ với sức khỏe.

XEM THÊM

  • Hướng dẫn uống sắn dây đúng cách
  • Sắn dây có tác dụng gì?
  • Sai lầm hay gặp khi dùng bột sắn dây cho trẻ nhỏ

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

Bác sĩ Hoàng Khánh Toàn, nguyên chủ nhiệm khoa y học cổ truyền, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, cho biết bột sắn dây là loại tinh bột thơm ngon, giàu dưỡng chất, được chiết xuất từ củ cây sắn dây (Radix Puerariae). Đây là một món quà tuyệt vời mà Mẹ thiên nhiên ban tặng cho chúng ta.

Trong bột sắn dây chứa khoảng 60% là tinh bột protein, 40% còn lại là một số hoạt chất thuộc nhóm isoflavonoid: puerarin, puerosid A, puerosid B và hợp chất nhóm olean triterpene, trong đó:

Puerarin: Chỉ tồn tại duy nhất trong bột sắn dây, có tác dụng chữa đau đầu, ù tai,...

Isoflavonoid: Tăng sắc tố da, trị nám, chống oxy hóa...

Daidzein: Hợp chất kháng viêm, kháng khuẩn, chữa mụn nhọt, rôm sảy..., có khả năng kháng các tế bào ung thư,...

Theo y học hiện đại, tinh bột sắn dây thường dùng để pha trực tiếp với nước hoặc kết hợp với một vài vị thuốc đông y giúp cho cơ thể: Hạ nhiệt; cải thiện lưu lượng tuần hoàn não và động mạch vành tim;

Làm giảm đường huyết, điều hòa rối loạn lipid máu; Hạ huyết áp, chống loạn nhịp tim; Ức chế ngưng tập tiểu cầu; Giải độc, bảo hộ tế bào gan; Chống oxy hóa, lão hóa và ung thư; Dự phòng tích cực tình trạng nhiễm vi rút đường hô hấp; Nâng cao năng lực chịu đựng của cơ thể trong tình trạng thiếu oxy; Tăng cường khả năng ghi nhớ.

Không chỉ vậy, tinh bột sắn dây hiện nay còn được rất nhiều chị em sử dụng để làm đẹp cho da trắng trẻo và mịn màng.

Theo y học cổ truyền, tinh bột sắn dây vị ngọt, tính mát, vào được các kinh tỳ, vị và phế, có công dụng tán nhiệt, tuyên độc, giải biểu, thấu chẩn, sinh tân dịch, chỉ tả, giải co giật, chỉ khát, giải độc rượu, thoái nhiệt, giải cơ và thăng đề vị khí, thường được dùng để chữa sỏi thời kỳ đầu, chứng biểu nhiệt, tiêu chảy, gáy đau vai cứng, đau trước trán, tà ở kinh dương minh, lưng sau cứng đau…

Một số cách dùng cụ thể:

- Đau bụng đi ngoài giống kiết lỵ: Dùng bột sắn dây hòa vào nước cùng với một chút đường để uống.

- Chữa cảm, nôn, đau đầu ở trẻ nhỏ do bị cảm, gió: Nấu chín bột sắn dây cùng gạo tẻ thành cháo, thêm gừng giã nát, cho trẻ ăn từ 3 - 5 ngày.

- Chống ngứa do mồ hôi gây nên: 5g bột sắn dây, 5g thiên hoa phấn, 20g hoạt thạch. Trộn đều hỗn hợp rồi rắc lên những vùng bị ngứa.

- Vùng ngực và bụng cảm thấy nóng cồn cào, khát nước: Lấy 120g sắn dây trộn đều với 15g gạo tẻ nấu thành cháo, ăn từ 3 - 5 ngày.

- Chữa kiết lỵ do nhiệt: Để chữa các triệu chứng như đau bụng, nóng rát vùng hậu môn, phải rặn khi đại tiện, pha bột sắn dây với nước và đường, sau đó nấu chín đặc và chia ăn 2 - 3 lần trongngày.

- Chữa viêm họng: Bột sắn dây giúp cơ thể kháng viêm và ức chế một số vi khuẩn có hại. Vì thế, nếu bị viêm họng, bạn có thể lấy 10-15g bột pha nước nóng để uống. Sau vài ngày, triệu chứng viêm họng sẽ chấm dứt hoàn toàn.

- Chữa ngộ độc rượu: Hòa tan bột sắn dây với một chút đường, có thể thêm nước cốt chanh. Có thể sử dụng muối thay cho đường để làm tăng hiệu quả của phương pháp này.

- Chống ngứa do mồ hôi: Trộn đều bột sắn dây 5g, hoạt thạch 20g, thiên hoa phấn 5g, sau đó rắc lên những nơi ẩm ngứa.

- Cảm nắng, nhức đầu, sốt nóng: Lấy khoảng 12g bột sắn dây hòa vào nước cùng với một chút đường để uống.

Dùng không đúng dễ nguy hiểm

Bác sĩ Toàn nhấn mạnh để uống bột sắn dây hiệu quả tốt nhất, trước tiên phải biết chọn mua tinh bột sắn dây ta (loại giống của Việt Nam, hay gọi là sắn dây ta, tuy trồng tốn diện tích và năng suất thấp) hơn là mua bột sắn dây giống Ấn Độ và Trung Quốc.

Cách phân biệt bằng mắt thường: Nếu là tinh bột sắn dây ta lọc kỹ màu trắng tinh như ngà, cho miếng nhỏ vào lưỡi ngậm thì tan hết, có cảm giác mát lạnh (phản ứng thu nhiệt). Các mảnh vỡ của tinh bột sắc cạnh, mùi thơm đặc trưng của tinh bột sắn. Khi pha với nước lạnh, uống hết mà trong cốc không còn lại vẩn, bụi...

Còn sắn dây giống khác hoặc tinh bột pha trộn với các loại bột khác thì các mảnh vỡ cạnh không còn sắc cạnh mà tròn giống viên sỏi cuội. Sắn dây rất tốt cho cơ thể, nhưng theo bác sĩ Toàn, khi dùng bột sắn dây cần chú ý:

Dù cơ thể bạn có khỏe mạnh như thế nào, hay thích uống thì cũng không nên lạm dụng. Tốt nhất là 1 cốc pha 2-3 thìa ăn phở bột sắn dây. Một tuần dùng khoảng 3-4 lần.

Theo như Đông y, hàn tính của sắn dây khá mạnh, do vậy trẻ em không nên sử dụng quá nhiều để tránh tình trạng lạnh bụng, tiêu chảy.

Phụ nữ khi mang thai nếu có cảm giác mệt mỏi, cơ thể cảm thấy lạnh thì không nên sử dụng, vì tính hàn sẽ khiến tình trạng cơ thể trở nên khó chịu hơn.

Nếu cảm thấy nóng trong người, táo bón, mụn nhọt, rôm sảy thì nước sắn dây có tác dụng rất tốt đối với cơ thể, nhanh hơn cả các hóa chất nhân tạo, giúp giải quyết tận gốc của bệnh.

Không nên sử dụng bột sắn dây cho phụ nữ bị động thai, vì có thể gây nên tình trạng sẩy thai.

Không dùng trong trường hợp bị hàn thấp mức độ nặng. Khi cơ thể đang lạnh thì không nên uống nước sắn dây. Những người mắc các bệnh lý đường tiêu hóa như viêm loét dạ dày tá tràng, viêm đại tràng mạn tính, hội chứng ruột kích thích, viêm gan mạn tính, viêm tụy mạn tính… thuộc thể hư hàn thì cũng cần thận trọng khi dùng.

Người bị huyết áp thấp, cơ thể suy nhược không nên sử dụng bột sắn dây vào buổi sáng do đây là thời điểm lượng hormone trong máu khá thấp.

Không uống sắn dây khi đói hoặc vào ban đêm vì sẽ khiến hệ tiêu hóa phải hoạt động liên tục, có thể ảnh hưởng không tốt cho dạ dày. Thời điểm tốt nhất để uống bột sắn dây là sau bữa trưa hoặc tối khoảng 30 - 60 phút.