1 thói quen được hình thành trong bao lâu

Bạn muốn xây dựng một thói quen mới như chạy bộ, tập thể dục hay đọc sách, thậm chí là ăn uống lành mạnh thì những hành động đó phải được lặp lại bao nhiêu lần để nó trở thành 1 thói quen [mà thói quen này không đòi hỏi sự kiểm soát của ý thức?] 

Rõ ràng điều đó sẽ phụ thuộc vào loại thói quen mà bạn đang muốn tạo dựng và sự chú tâm khi bạn thực hiện nó. Nhưng liệu có những nguyên tắc chỉ đạo chung về việc mất bao lâu trước khi những hành vi của bạn trở thành thói quen không?

Bạn đã từng nghe đến quy tắc 21 ngày để hình thành thói quen. Vậy quy tắc đó là gì? Cùng tìm hiểu bạn nhé!

Vào cuối những năm của thập niên 1950, Maxwell Maltz – Bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ – đã đưa ra một nhận định sau khi quan sát hành vi của bệnh nhân trong một thời gian dài. Khi ông phẫu thuật [mũi, mặt, xương hàm,…] cho bệnh nhân thì mất khoảng 21 ngày họ mới quen dần với khuôn mặt mới của mình. Cũng tương tự đối với một người không may bị tai nạn mất đi một cánh tay thì cũng mất khoảng 21 ngày người đó mới quen với cảm giác mất mát, thiếu hụt một phần trên cơ thể. Ông nhận định rằng: “Các hiện tượng mà tôi nghiên cứu có khuynh hướng cần ít nhất 21 ngày thì những hình ảnh trong tư duy, hành vi cũ mới biến mất và những hình ảnh trong tư duy, hành vi mới mới bắt đầu bám trụ”.

Công bố của ông lúc bấy giờ đã tác động đến ý thức của mỗi cá nhân và được coi như một trong những nền tảng đầu tiên của việc nghiên cứu thói quen con người. Những nghiên cứu sau này, đặc biệt là nghiên cứu của vị Tiến sỹ Phillippa Lally cho thấy: thời gian để hình thành thói quen tốt mới mất khoảng từ 18 – 254 ngày, tùy theo thể trạng và sự quyết tâm của từng cá nhân.

Như vậy, không hẳn thực hiện một hành động lặp đi lặp lại nhiều lần sẽ nhanh chóng có được thói quen tốt. Quan trọng hơn 90% do quyết tâm thay đổi của chính bạn! Tuy nhiên nếu lặp đi lặp lại một hành động trong khoảng ít nhất 21 ngày liên tiếp, đó chính là bàn đẩy giúp bạn hình thành một thói quen tốt dễ dàng hơn.

6 bước hình thành thói quen tốt

Chỉ cần cam kết thực hiện 6 bước dưới đây, bạn sẽ có được cho mình bất cứ thói quen nào bạn muốn:

Bước 1: Ra quyết định cho sự thay đổi

Hãy ra quyết định và cam kết, bạn sẽ thực hiện theo đúng mục tiêu đã đề ra. Nếu như muốn hình thành thói quen dậy sớm vào lúc 5 giờ sáng, hãy đặt báo thức hằng ngày. Và khi chuông reo vào lúc 5 giờ, ngay lập tức thức dậy ngay. Đặc biệt, để đảm bảo bạn thực hiện đúng mục tiêu của mình, hãy tạo cho bản thân một bảng thời gian biểu cụ thể bạn nhé. Thời gian biểu này sẽ giúp bạn kiểm soát được thời gian và những công việc cần làm trong từng khung thời gian nhất định.

Bước 2: Loại bỏ bất cứ “lý do biện minh” ảnh hưởng thói quen mới

Trong khoảng thời gian bắt đầu hình thành thói quen, hãy nói không với bất cứ lý do làm ảnh hưởng đến quá trình đó. Đừng cố gắng bao biện, phàn nàn hay hợp lý hoá tình huống như: “Mình có thể ngủ thêm 5 phút nữa” hoặc “Chút nữa mình sẽ làm, còn sớm mà” và nhiều lý do khác. Đừng để lệch khỏi mục tiêu của bạn. Nếu bạn đã ra quyết định dậy vào lúc 5 giờ sáng, hãy kỷ luật bản thân dậy và làm theo đúng kế hoạch, tiếp tục thực hiện điều đó cho đến khi nào nó trở thành thói quen tự động.

Bước 3. Tuyên bố mạnh mẽ với mọi người xung quanh

Hãy nói với mọi người, càng nhiều người càng tốt, đặc biệt là những người quan trọng với bạn về mục tiêu bạn muốn thực hiện để tạo thói quen tốt. Cách này khiến bạn phải tự kỷ luật bản thân nhiều hơn nữa để hoàn thiện thói quen, vì có rất nhiều người đang theo dõi bạn từng ngày để xem bạn có làm được điều đó hay không. Đây là một trong những động lực lớn giúp bạn kiên trì trong quá trình thực hiện thói quen này.

Bước 4. Luôn quan niệm “Tôi làm được” – lời khẳng định tích cực

Thường xuyên khẳng định rằng “Tôi làm được”, hình dung ra kết quả của bạn về thói quen đó, não bộ sẽ giúp bạn in sâu trong tiềm thức và nó sẽ trở thành thói quen tự động của bạn lúc nào không hay. Tự tạo cho mình những lời khẳng định tích cực và liên tục lặp đi lặp lại những lời khẳng định đó. Sự lặp đi lặp lại này sẽ làm tăng tốc quá trình hình thành thói quen của bạn một cách thần kì. 

Bước 5. Phát triển tính kỷ luật cá nhân

Kiên trì và kỷ luật bản thân trên quá trình hình thành thói quen mới cho đến khi bạn quen thuộc với sự thay đổi đó và cảm thấy bứt rứt, khó chịu khi phải ra quyết định không thực hiện điều đó. Đến bước này, gần như 90% bạn đã có thói quen tốt mà bạn mong muốn rồi!

Bước 6. Tưởng Thưởng Cho Bản Thân

Đặc biệt nhất là bạn hãy luôn đặt phần thưởng cho bản thân sau khi hình thành được một thói quen mới, mục tiêu mới của bạn. Dần dần một cách vô thức, bạn sẽ hình thành thái độ mong đợi, trông ngóng: phần thưởng luôn luôn sẽ xuất hiện khi bạn làm được. Điều đó giúp truyền thêm động lực để bạn tiến lên phía trước.

Nguồn: Sưu tầm – Biên tập: Tường Vi

Hình thành một thói quen mất bao lâu?


Nghiên cứu đã tiết lộ về 1 mối quan hệ giữa thực hành và sự tự động hóa của hành vi. Bạn muốn tạo 1 thói quen mới như tập thể dục nhiều hơn, ăn uống lành mạnh hơn, hoặc viết blog hằng ngày; thì những hành động đó phải được lặp lại bao nhiêu lần để nó trở thành 1 thói quen [mà thói quen này không đòi hỏi sự kiểm soát của ý thức?] Rõ ràng nó sẽ phụ thuộc vào loại thói quen mà bạn đang muốn hình thành và sự chuyên tâm của bạn khi theo đuổi mục tiêu.

Nhưng liệu có những nguyên tắc chỉ đạo chung về việc mất bao lâu trước khi những hành vi của bạn trở nên tự động hóa không?

Khi bạn tra trên google, bạn sẽ tìm thấy những con số như 21 và 28 ngày. Sự thực là không có bằng chứng chắc chắn cho những con số đó. Con số 21 ngày có thể đến từ 1 cuốn sách xuất bản năm 1960 bởi bác sỹ Maxwell Maltz. Ông để ý thấy rằng những người cụt chân/tay, trung bình cần khoảng 21 ngày để điều chỉnh với việc mất 1 chi và bác sỹ Maxwell cho rằng con người cần 21 ngày để điều chỉnh, thích nghi với 1 vài thay đổi quan trọng trong cuộc sống.

Từ đó về sau, người ta luôn rỉ tai nhau về một truyền thuyết rằng mất 21 ngày để hình thành thói quen mới [hoặc 30 hay một con số kỳ diệu nào đó]. Dần dần thì điều này như một sự thật hiển nhiên. Nếu nhiều người nói về điều gì đó nhiều lần thì rồi tất cả mọi người sẽ tin tưởng và coi là chân lý.

Cũng dễ hiểu thôi. Khung thời gian “21 ngày” đủ ngắn để mọi người có cảm hứng nhưng cũng đủ dài để khiến mọi người tin tưởng. Ai mà không thích ý tưởng thay đổi cuộc đời mình chỉ trong 3 tuần cơ chứ? Nhưng vấn đề ở đây là Maltz chỉ đơn giản quan sát những điều diễn ra xung quanh mình nhưng chưa đủ để coi là sự thật. Hơn thế thì ông cũng chắc chắn khi nói rằng đây là khoảng thời gian tối thiểu để đón nhận sự thay đổi mới.

Có 1 vài nghiên cứu về vấn đề này trong 1 bài viết đăng trên tờ European journal of social psychology. Phillippa Lally và các cộng sự của trường University college London đã tuyển 96 người có hứng thú với việc hình thành 1 thói quen mới, ví dụ như ăn 1 phần trái cây cùng bữa trưa hoặc tập chạy 15 phút mỗi ngày. Những người tham gia được hỏi hằng ngày về việc họ cảm thấy mức độ tự động hóa của hành vi như thế nào?

Trung bình, hành vi tự động hóa đạt đến trạng thái bình ổn sau khoảng 66 ngày.

Mặc dù mức trung bình để 1 hành vi trở thành tự động hóa là 66 ngày, các nhà nghiên cứu cũng ghi nhận sự khác nhau về thời gian trong việc hình thành những thói quen khác nhau, từ 18 ngày cho đến 254 ngày.

Ví dụ: thói quen uống 1 ly nước trở thành tự động hóa xảy ra rất nhanh, nhưng việc tập thể dục kiểu [nằm xuống-ngồi dậy 50 cái] trước bữa sáng thì đòi hỏi nhiều công sức hơn. Các nhà nghiên cứu cũng nhận thấy những điều sau:
  • 1. Việc bạn bỏ qua 1 ngày [không thực hiện hành vi đó] sẽ không làm giảm cơ hội hình thành 1 thói quen.
  • 2. Một số loại thói quen có thể tốn nhiều thời gian hơn để tập.
Kết luận Những gì mà nghiên cứu tiết lộ, đó là khi chúng ta muốn phát triển 1 thói quen, ví dụ như ăn trái cây hằng ngày hoặc đi bộ 10 phút hằng ngày, nó có thể phải mất hơn 2 tháng lặp đi lặp lại hành động đó trước khi hành động đó trở thành 1 thói quen. Dù nghiên cứu đã chỉ ra rằng, việc bỏ qua 1 ngày không thực hiện hành động thì nó cũng không làm tổn hại đến kết quả lâu dài, nhưng những gì lặp đi lặp lại thời gian đầu sẽ thúc đẩy mạnh mẽ việc tự động hóa của hành vi. Và không may là không có kiểu thay đổi nhanh chóng, chỉ cần 21 ngày để hình thành nên 1 thói quen mới, trừ khi bạn chỉ có 1 mục tiêu duy nhất trong cuộc sống là uống nhiều nước mỗi ngày.

Tìm cảm hứng để đi trên đường dài

Đừng cảm thấy chán nản vì nghiên cứu trên, bởi vì:
  • Đừng nản lòng nếu bạn làm điều gì đó trong vài tuần mà chúng không tạo thành thói quen. Thực tế cần mất nhiều thời gian hơn mà. Bạn không nên tự trách bản thân nếu không làm chủ được hành vi trong 21 ngày ngắn ngủi. Bước chậm trên con đường dài để tạo nên những điều tuyệt vời.
  • Bạn không phải là người hoàn hảo. Sai lầm 1 vài lần cũng chẳng ảnh hưởng đến thói quen lâu dài của bạn. Do đó hãy chấp nhận thất bại như các nhà khoa học, cho phép bản thân mình sai lầm.
  • Thói quen là một quá trình chứ không phải một sự kiện. “Truyền thuyết 21 ngày” khiến chúng ta nghĩ dễ dàng hình thành thói quen. Nhưng sự thật chẳng phải vậy. Bạn luôn cần quy trình và phương pháp để tạo thành quả.
Hiểu được những điều trên ngay từ đầu giúp bạn quản lý kỳ vọng của mình, cam kết thực hiện những bước cải tiến nhỏ, chứ không phải gây áp lực cho bản thân phải làm tất cả một lúc.

Mất bao lâu để hình thành thói quen không phải là điều thực sự quan trọng. Dù cho mất 50 hay 500 ngày thì vẫn phải bắt đầu từ ngày 1 thì mới có thể đi đến ngày 500. Bởi vậy, hãy quên đi con số và tập trung vào công việc.

[Nguồn: khoahoc.tv]


[p/s: thường thì tại hạ chỉ có những thói quen "xấu", đạo hữu thì sao?]

Mình nhiều lần đã thử nghiệm, và thấy là hình thành thói quen mất cỡ 21 ngày thật, nhưng mà để duy trì thói quen đó thì mất nhiều thời gian hơn rất nhiều. Nên mỗi ngày cố một chút, cứ từng ngày đều cố, đừng nghĩ đến mình đang ở ngày bao nhiêu thì tốt hơn rất nhiều so với việc đếm ngày - vì đếm ngày chỉ giúp bạn hình thành thói quen... đếm mà thôi. Cách đây 3 năm, lúc ta tập thói quen dậy sớm - lúc đó có một nhóm nhỏ thuộc MLE [Mom love English] bắt đầu thực hành thói quen dậy sớm đọc sách, hình như nhóm nhỏ đó là mom love reading. Mỗi mem đăng ký tham gia sẽ được gửi link google form, mỗi ngày vào thời điểm thức dậy sẽ thực hiện thủ tục check in vào đấy, đủ 30 ngày sẽ bắt đầu chuyển vào nhóm lớn. Việc các mẹ chuyên ăn trưa ngủ trướng cùng nhau tạo thành một thói quen dậy sớm lúc đó khá thú vị, các mẹ livestream cảnh tập thể dục, đọc sách... và ta duy trì mỗi sáng dậy tầm 4h30 từ đó đến giờ dù đã out nhóm.

Uhm, kể lể thế thôi, thói quen mấy năm sắp mất rồi, mấy nay thằng con quậy nên mẹ nó lại rơi vào cảnh ăn trưa ngủ trướng rồi.

Mình nhiều lần đã thử nghiệm, và thấy là hình thành thói quen mất cỡ 21 ngày thật, nhưng mà để duy trì thói quen đó thì mất nhiều thời gian hơn rất nhiều. Nên mỗi ngày cố một chút, cứ từng ngày đều cố, đừng nghĩ đến mình đang ở ngày bao nhiêu thì tốt hơn rất nhiều so với việc đếm ngày - vì đếm ngày chỉ giúp bạn hình thành thói quen... đếm mà thôi. Cách đây 3 năm, lúc ta tập thói quen dậy sớm - lúc đó có một nhóm nhỏ thuộc MLE [Mom love English] bắt đầu thực hành thói quen dậy sớm đọc sách, hình như nhóm nhỏ đó là mom love reading. Mỗi mem đăng ký tham gia sẽ được gửi link google form, mỗi ngày vào thời điểm thức dậy sẽ thực hiện thủ tục check in vào đấy, đủ 30 ngày sẽ bắt đầu chuyển vào nhóm lớn. Việc các mẹ chuyên ăn trưa ngủ trướng cùng nhau tạo thành một thói quen dậy sớm lúc đó khá thú vị, các mẹ livestream cảnh tập thể dục, đọc sách... và ta duy trì mỗi sáng dậy tầm 4h30 từ đó đến giờ dù đã out nhóm.

Uhm, kể lể thế thôi, thói quen mấy năm sắp mất rồi, mấy nay thằng con quậy nên mẹ nó lại rơi vào cảnh ăn trưa ngủ trướng rồi.

ta chỉ cần mất 7 ngày để có thói quen check BNS sau khi ngủ dậy

ta vẫn giữ thói quen đó khoảng hơn 6 tháng nay. nhưng nếu thực sự có 1 ngày cần bỏ, chắc chỉ cần 1 ngày.

Lợi hại...

Ta có những thói quen có bỏ được đâu, ví như đọc ngôn tình đấy.... bỏ một thời gian lại quay lại kìa

Ta mất vô hạn lần để có thói quen tập thể dục sáng, tối. Nhưng chỉ mất có 4,5 lần để ngày nào cũng ghé thăm lão Mạt.

Hôm nay lão @Mạt Thế Phàm Nhân đóng tiệm nghỉ covy hay sao ấy nhi?

Page 2

sẵn tiện cho hỏi, thói quen vào BNS được hình thành khi nào vậy?

với tại hạ: không rõ từ lúc nào, cứ mở web browser lên là bấm vào FB & BNS....

hồi xưa ta nhớ mất 1 tháng tập tành hút thuốc

Hình thành một thói quen mất bao lâu?


Nghiên cứu đã tiết lộ về 1 mối quan hệ giữa thực hành và sự tự động hóa của hành vi. Bạn muốn tạo 1 thói quen mới như tập thể dục nhiều hơn, ăn uống lành mạnh hơn, hoặc viết blog hằng ngày; thì những hành động đó phải được lặp lại bao nhiêu lần để nó trở thành 1 thói quen [mà thói quen này không đòi hỏi sự kiểm soát của ý thức?] Rõ ràng nó sẽ phụ thuộc vào loại thói quen mà bạn đang muốn hình thành và sự chuyên tâm của bạn khi theo đuổi mục tiêu.

Nhưng liệu có những nguyên tắc chỉ đạo chung về việc mất bao lâu trước khi những hành vi của bạn trở nên tự động hóa không?

Khi bạn tra trên google, bạn sẽ tìm thấy những con số như 21 và 28 ngày. Sự thực là không có bằng chứng chắc chắn cho những con số đó. Con số 21 ngày có thể đến từ 1 cuốn sách xuất bản năm 1960 bởi bác sỹ Maxwell Maltz. Ông để ý thấy rằng những người cụt chân/tay, trung bình cần khoảng 21 ngày để điều chỉnh với việc mất 1 chi và bác sỹ Maxwell cho rằng con người cần 21 ngày để điều chỉnh, thích nghi với 1 vài thay đổi quan trọng trong cuộc sống.

Từ đó về sau, người ta luôn rỉ tai nhau về một truyền thuyết rằng mất 21 ngày để hình thành thói quen mới [hoặc 30 hay một con số kỳ diệu nào đó]. Dần dần thì điều này như một sự thật hiển nhiên. Nếu nhiều người nói về điều gì đó nhiều lần thì rồi tất cả mọi người sẽ tin tưởng và coi là chân lý.

Cũng dễ hiểu thôi. Khung thời gian “21 ngày” đủ ngắn để mọi người có cảm hứng nhưng cũng đủ dài để khiến mọi người tin tưởng. Ai mà không thích ý tưởng thay đổi cuộc đời mình chỉ trong 3 tuần cơ chứ? Nhưng vấn đề ở đây là Maltz chỉ đơn giản quan sát những điều diễn ra xung quanh mình nhưng chưa đủ để coi là sự thật. Hơn thế thì ông cũng chắc chắn khi nói rằng đây là khoảng thời gian tối thiểu để đón nhận sự thay đổi mới.

Có 1 vài nghiên cứu về vấn đề này trong 1 bài viết đăng trên tờ European journal of social psychology. Phillippa Lally và các cộng sự của trường University college London đã tuyển 96 người có hứng thú với việc hình thành 1 thói quen mới, ví dụ như ăn 1 phần trái cây cùng bữa trưa hoặc tập chạy 15 phút mỗi ngày. Những người tham gia được hỏi hằng ngày về việc họ cảm thấy mức độ tự động hóa của hành vi như thế nào?

Trung bình, hành vi tự động hóa đạt đến trạng thái bình ổn sau khoảng 66 ngày.

Mặc dù mức trung bình để 1 hành vi trở thành tự động hóa là 66 ngày, các nhà nghiên cứu cũng ghi nhận sự khác nhau về thời gian trong việc hình thành những thói quen khác nhau, từ 18 ngày cho đến 254 ngày.

Ví dụ: thói quen uống 1 ly nước trở thành tự động hóa xảy ra rất nhanh, nhưng việc tập thể dục kiểu [nằm xuống-ngồi dậy 50 cái] trước bữa sáng thì đòi hỏi nhiều công sức hơn. Các nhà nghiên cứu cũng nhận thấy những điều sau:
  • 1. Việc bạn bỏ qua 1 ngày [không thực hiện hành vi đó] sẽ không làm giảm cơ hội hình thành 1 thói quen.
  • 2. Một số loại thói quen có thể tốn nhiều thời gian hơn để tập.
Kết luận Những gì mà nghiên cứu tiết lộ, đó là khi chúng ta muốn phát triển 1 thói quen, ví dụ như ăn trái cây hằng ngày hoặc đi bộ 10 phút hằng ngày, nó có thể phải mất hơn 2 tháng lặp đi lặp lại hành động đó trước khi hành động đó trở thành 1 thói quen. Dù nghiên cứu đã chỉ ra rằng, việc bỏ qua 1 ngày không thực hiện hành động thì nó cũng không làm tổn hại đến kết quả lâu dài, nhưng những gì lặp đi lặp lại thời gian đầu sẽ thúc đẩy mạnh mẽ việc tự động hóa của hành vi. Và không may là không có kiểu thay đổi nhanh chóng, chỉ cần 21 ngày để hình thành nên 1 thói quen mới, trừ khi bạn chỉ có 1 mục tiêu duy nhất trong cuộc sống là uống nhiều nước mỗi ngày.

Tìm cảm hứng để đi trên đường dài

Đừng cảm thấy chán nản vì nghiên cứu trên, bởi vì:
  • Đừng nản lòng nếu bạn làm điều gì đó trong vài tuần mà chúng không tạo thành thói quen. Thực tế cần mất nhiều thời gian hơn mà. Bạn không nên tự trách bản thân nếu không làm chủ được hành vi trong 21 ngày ngắn ngủi. Bước chậm trên con đường dài để tạo nên những điều tuyệt vời.
  • Bạn không phải là người hoàn hảo. Sai lầm 1 vài lần cũng chẳng ảnh hưởng đến thói quen lâu dài của bạn. Do đó hãy chấp nhận thất bại như các nhà khoa học, cho phép bản thân mình sai lầm.
  • Thói quen là một quá trình chứ không phải một sự kiện. “Truyền thuyết 21 ngày” khiến chúng ta nghĩ dễ dàng hình thành thói quen. Nhưng sự thật chẳng phải vậy. Bạn luôn cần quy trình và phương pháp để tạo thành quả.
Hiểu được những điều trên ngay từ đầu giúp bạn quản lý kỳ vọng của mình, cam kết thực hiện những bước cải tiến nhỏ, chứ không phải gây áp lực cho bản thân phải làm tất cả một lúc.

Mất bao lâu để hình thành thói quen không phải là điều thực sự quan trọng. Dù cho mất 50 hay 500 ngày thì vẫn phải bắt đầu từ ngày 1 thì mới có thể đi đến ngày 500. Bởi vậy, hãy quên đi con số và tập trung vào công việc.

[Nguồn: khoahoc.tv]


[p/s: thường thì tại hạ chỉ có những thói quen "xấu", đạo hữu thì sao?]

Bài viết hay

Gieo 1 suy nghĩ ta gặt được hành động. Gieo 1 hành động ta gặt được thói quen. Gieo 1 thói quen ta gặt được tính cách. Gieo 1 tính cách ta gặt được số phận.

Cuộc đời con người mặc dù có nhiều cái gọi là số phận nhưng nhiều cái cũng là do bản thân mình mà ra. Thế nên cố gắng làm nhiều điều tốt thì cuộc sống chắc chắn sẽ thay đổi.

Còn bao ngọc ta gửi cho đạo hữu . Chúc đạo hữu an vui

Vong Vất Vưởng bình luận:

Bài viết hay

Gieo 1 suy nghĩ ta gặt được hành động. Gieo 1 hành động ta gặt được thói quen. Gieo 1 thói quen ta gặt được tính cách. Gieo 1 tính cách ta gặt được số phận.

Cuộc đời con người mặc dù có nhiều cái gọi là số phận nhưng nhiều cái cũng là do bản thân mình mà ra. Thế nên cố gắng làm nhiều điều tốt thì cuộc sống chắc chắn sẽ thay đổi.

Còn bao ngọc ta gửi cho đạo hữu . Chúc đạo hữu an vui

"Gieo 1 suy nghĩ ta gặt được hành động. Gieo 1 hành động ta gặt được thói quen. Gieo 1 thói quen ta gặt được tính cách. Gieo 1 tính cách ta gặt được số phận. " --- cảm ơn đạo hữu rất là nhiều.

tại hạ cũng chúc đạo hữu luôn an bình & vui vẻ nhé.

Mình nhiều lần đã thử nghiệm, và thấy là hình thành thói quen mất cỡ 21 ngày thật, nhưng mà để duy trì thói quen đó thì mất nhiều thời gian hơn rất nhiều. Nên mỗi ngày cố một chút, cứ từng ngày đều cố, đừng nghĩ đến mình đang ở ngày bao nhiêu thì tốt hơn rất nhiều so với việc đếm ngày - vì đếm ngày chỉ giúp bạn hình thành thói quen... đếm mà thôi. Cách đây 3 năm, lúc ta tập thói quen dậy sớm - lúc đó có một nhóm nhỏ thuộc MLE [Mom love English] bắt đầu thực hành thói quen dậy sớm đọc sách, hình như nhóm nhỏ đó là mom love reading. Mỗi mem đăng ký tham gia sẽ được gửi link google form, mỗi ngày vào thời điểm thức dậy sẽ thực hiện thủ tục check in vào đấy, đủ 30 ngày sẽ bắt đầu chuyển vào nhóm lớn. Việc các mẹ chuyên ăn trưa ngủ trướng cùng nhau tạo thành một thói quen dậy sớm lúc đó khá thú vị, các mẹ livestream cảnh tập thể dục, đọc sách... và ta duy trì mỗi sáng dậy tầm 4h30 từ đó đến giờ dù đã out nhóm.

Uhm, kể lể thế thôi, thói quen mấy năm sắp mất rồi, mấy nay thằng con quậy nên mẹ nó lại rơi vào cảnh ăn trưa ngủ trướng rồi.

Tui mất 7 ngày để biết cách luồn dây giày
#mị ngầu thấy tía#

Page 3


You are using an out of date browser. It may not display this or other websites correctly.
You should upgrade or use an alternative browser.

Bằng hữu từ bốn phương trời, phiêu bạt về đâu đó? Dừng chân lại nơi này uống ly rượu nhạt, hát khúc ca tương phùng.

Video liên quan

Chủ Đề