Để khai báo hằng trong turbo Pascal ta sử dụng từ khoá nào

Trong ngôn ngữ lập trình Pascal, câu lệnh nào sau đây là khai báo hằng?

04/12/2020 6,065

Câu hỏi Đáp án và lời giải

Câu Hỏi:

Trong ngôn ngữ lập trình Pascal, câu lệnh nào sau đây là khai báo hằng?

A. Const max = 50;

B. Const max := 50;

C. Const integer max = 50;

D. Const max 50;

Câu hỏi trong đề: Trắc nghiệm Tin học 11 bài 5: Khai báo biến

Đáp án và lời giải

đáp án đúng: A

Trong ngôn ngữ lập trình Pascal, cấu trúc khai báo hằng là: CONST=; trong đó Tên hằng được đặt theo quy tắc Pascal.

Điền Chính Quốc (Tổng hợp)

Câu hỏi liên quan

Trong Pascal, cú pháp để khai báo biến là gì?

A. Var < Danh sách biến > = < Kiểu dữ liệu >;

B. Var < Danh sách biến > : < Kiểu dữ liệu >;

C. < Danh sách biến > : < Kiểu dữ liệu >;

D. Var < Danh sách biến >;

Trong ngôn ngữ lập trình Pascal, khai báo nào trong các khai báo sau là sai khi khai báo xâu kí tự ?

A. Var S : string;

B. Var X1 : string[100];

C. Var S : string[256];

D. Var X1 : string[1];

Cách khai báo nào sau đây là đúng?

A. const k= 'pascal';

B. Var g:=15;

C. Const dien tich;

D. var 3x: byte;

Trong Pascal, từ khóa để khai báo biến là:

A. Const

B. Begin

C. Var

D. Uses

Khai báo nào sau đây là đúng về tên chuẩn?

A. Tên chuẩn là tên do người lập trình đặt

B. Tên chuẩn là tên đã được ngôn ngữ lập trình qui định dùng với ý nghĩa riêng xác định, không được sử dụng với ý nghĩa khác

C. Tên chuẩn là tên đã được ngôn ngữ lập trình qui định dùng với ý nghĩa riêng xác định, có thể được định nghĩa lại

Tìm hiểu về chương trình pascal? Hằng trong pascal là gì? Biến trong pascal là gì? Từ khóa để khai báo hằng trong pascal? Từ khóa để khai báo biến trong pascal?

Chương trình pascal là một chương trình liên quan đến máy tính, chính vì vậy nó khá phức tạp mà không phải ai cũng có thể hiểu một cách chính xác nhất. Để giúp người đọc hiểu hơn về chương trình này thì tại bài viết dưới đây chúng ta sẽ đi vào tìm hiểu chương trình pascal.

Mục lục bài viết

1. Tìm hiểu về chương trình pascal:

1.1. Pascal  là gì?

Pascal là một ngôn ngữ lập trình máy tính được Niklaus Wirth phát triển vào năm 1970.  Pascal là ngôn ngữ lập trình đặc biệt thích hợp với kiểu lập trình cấu trúc và cấu trúc dữ liệu, ngôn ngữ lập trình này được đặt theo tên của nhà toán học, triết gia và nhà vật lý người Pháp Blaise Pascal.

Một chương trình trong Pascal bao gồm những phần khai báo và sau đó là phần thân của chương trình

Về Khai báo:

– Khai báo Program

– Khai báo Uses

– Khai báo Label

– Khai báo Const

– Khai báo Type

– Khai báo Var

– Khai báo những chương trình con (thủ tục hay hàm)

Về thân của chương trình: Thân của chương trình còn được bắt đầu bằng từ khóa Begin và được kết thúc bằng từ khoá End, dấu chấm “.”. Giữa Begin và End là những phát biểu. Program Chuongtrinhmau;….. (Khai báo đầy đủ tên và kiểu trong các biến)

1.2. Đặc điểm của Pascal:

Ngữ pháp và ngữ nghĩa đơn giản, có tính logic:

Mọi biến và hằng của kiểu dữ liệu nào cũng chỉ được gán những giá trị của đúng kiểu dữ liệu đó và không được tự do đem gán cho những giá trị của kiểu dữ liệu khác nhau.​

Việc định kiểu một cách chặt chẽ như vậy sẽ khiến cho nhiều người lập trình luôn luôn phải có những biểu thức tương thích với nhau về các kiểu dữ liệu.​

Cấu trúc của chương trình rõ ràng, dễ hiểu:

Dữ liệu đang được cấu trúc hóa: từ dữ liệu đơn giản hay có cấu trúc khá đơn giản người lập trình viên có thể xây dựng nhiều dữ liệu có cấu trúc khá phức tạp hơn.​

Mệnh lệnh được cấu trúc hóa: từ những lệnh chuẩn đã có, người lập trình cũng có thể nhóm chúng lại với nhau và đặt giữa hai từ khóa đó là: Begin và End khiến chúng trở thành một ngôn ngữ vô cùng phức tạp hơn gọi là lệnh hợp thành hoặc lệnh ghép.​

Chương trình được cấu trúc hóa: một chương trình có thể chia thành nhiều chương trình con tổ chức theo hình cây khi phân cấp. Mỗi chương trình con nhằm mục đích giải quyết một nhiệm vụ xác định cụ thể và điều này giúp cho người lập trình cũng có thể giải quyết từng phần một và từng khối một để có thể cho nhiều người tham gia lập trình, mỗi người phụ trách một vài khối.​

Dễ sửa chữa, cải tiến.

1.3. Tính chất cơ bản:

Pascal là một ngôn ngữ có định kiểu rõ ràng:

Mọi biến và hằng của kiểu dữ liệu nào chỉ được gán các giá trị của đúng kiểu dữ liệu đó, không được tự do đem gán cho các giá trị của kiểu dữ liệu khác.​

Việc định kiểu một cách chặt chẽ như vậy khiến cho người lập trình luôn luôn phải có các biểu thức tương thích với nhau về kiểu dữ liệu.​

Pascal là một ngôn ngữ thể hiện tư duy lập trình có cấu trúc:​

Dữ liệu được cấu trúc hóa: từ dữ liệu đơn giản hoặc có cấu trúc đơn giản người lập trình có thể xây dựng các dữ liệu có cấu trúc phức tạp hơn.​

Mệnh lệnh được cấu trúc hóa: từ các lệnh chuẩn đã có, người lập trình có thể nhóm chúng lại với nhau và đặt giữa hai từ khóa Begin và End khiến chúng trở thành một ngôn ngữ phức tạp hơn gọi là lệnh hợp thành hay lệnh ghép.​

Chương trình được cấu trúc hóa: một chương trình có thể chia thành các chương trình con tổ chức theo hình cây phân cấp. Mỗi chương trình con nhằm giải quyết một nhiệm vụ xác định cụ thể, điều này giúp cho người lập trình có thể giải quyết từng phần một, từng khối một và có thể cho nhiều người tham gia lập trình, mỗi người phụ trách một vài khối.​

1.4. Các phần tử cơ bản của ngôn ngữ Pascal:

Bộ kí tự:

– Các chữ cái : 26 chữ hoa (A, B, C, …, Z) và 26 chữ thường (a, b, c, …, z).

– Các chữ số thập phân : 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9.

– Các dấu toán học thông dụng : +  –  *  /  =  <  >  (  ).

– Dấu gạch nối _ (khác với dấu trừ).

– Các ký hiệu đặc biệt : .  ,  ;  !  ?  :  ‘  ”  {  }  [  ]  %  @  &  #  $  ^.

Từ khóa:

– Từ khóa chung : Program, Begin, End, Procedure, Function …

– Từ khóa để khai báo : Const, Var, Type, Array, String, Record …

– Từ khóa của lệnh lựa chọn : If … Then … Else, Case … Of

– Từ khóa của của lệnh lặp : For … To … Do, While … Do

– Từ khóa điều khiển : With, Goto, Exit

– Từ khoá toán tử : And, Or, Not, In, Div, Mod

Tên:

Tên là một dãy ký tự được tạo thành từ các chữ cái, chữ số và dấu nối (_) dùng để đặt tên cho các đại lượng trong chương trình như tên hằng, tên kiểu dữ liệu, tên biến, tên mảng, tên hàm, tên chương trình, …

– Ký tự đầu tiên của tên không được là chữ số.

– Chiều dài của tên tối đa là 127 ký tự.

– Tên không được trùng với từ khoá.

Tên chuẩn:

– Tên hằng chuẩn : FALSE, TRUE, MAXINT, …

– Tên kiểu chuẩn : BOOLEAN, CHAR, INTEGER, WORD, REAL, BYTE, …

– Tên hàm chuẩn : ABS, ARCTAN, CHR, COS, SIN, EXP, LN, SQR, SQRT, …

– Tên thủ tục chuẩn : READ, READLN, WRITE, WRITELN, …

2. Hằng trong pascal là gì?

Hằng là đại lượng có giá trị thuộc một kiểu dữ liệu nhất định, những giá trị của hằng không thể thay đổi trong thời gian tồn tại của nó. Nói cách khác là khi ta khởi tạo ra biến hằng thì giá trị của biến đó sẽ không được thay đổi trong suốt chương trình, nếu chúng ta thay đổi thì chương trình sẽ báo lỗi.

Nói 1 cách dễ hiểu thì hằng trong ngôn ngữ lập trình là 1 đại lượng có giá trị không thể thay đổi trong suốt quá trình chương trình đang thực thi – giống như là: PI = 3.14.., c = 3×10^8(vận tốc ánh sáng)……

3. Biến trong pascal là gì?

Biến là đại lượng có giá trị thay đổi được trong chương trình. Mỗi biến phải thuộc về một kiểu dữ liệu nhất định và phải được khai báo trước. Việc khai báo có tác dụng báo cho máy dành sẵn các ô nhớ thích hợp trong bộ nhớ để sẵn sàng chứa dữ liệu.

Các loại biến, phạm vi của biến.

Biến toàn cục: Một biến được gọi là toàn cục khi nó được khai báo ở đầu chương trình, chúng ta có thể gọi nó ra ở bất cứ vị trí nào trong chương trình. Ví dụ ở trên ta có a,b,c là biến toàn cục.

Biến cục bộ: Biến cục bộ chỉ có thể truy cập được trong đoạn chương trình con của nó ví dụ như biến tạm trong thủ tục Hoanvi bạn không thể truy cập biến tam trong chương trình chính. Biến a,b,c trong thủ tục cục bộ cũng là biến cục bộ và mọi truy cập vào a,b,c bây giờ là biến cục bộ không phải biến a,b,c ở ngoài. Khi viết chương trình bạn nên hạn chế đặt tên biến trùng nhau như vậy.

4. Từ khóa để khai báo hằng trong pascal:

Cách khai báo hằng :

CONST

            Tên_hằng = giá_trị;

trong đó Tên_hằng là tự đặt, theo đúng quy tắc của một tên, còn giá_trị có thể là một hằng hoặc một biểu thức mà các toán hạng đều là hằng.

Ví dụ 1:

Const

            max = 150;                            {hằng nguyên}

            L = False;                               {hằng logic}

            A = (5*7)/4;                          {hằng thực}

            ch =’Y’;                                  {hằng ký tự}

            Ho = ’Viet Nam’;                       {hằng chuỗi}

Lưu ý : Pascal có sẵn một số hằng chuẩn cho phép sử dụng mà không phải khai báo như : Pi (có giá trị bằng số p), MaxInt (có giá trị bằng 32767, là số Integer lớn nhất). Chẳng hạn, có thể dùng lệnh sau :

            Writeln(‘Diện tích hình tròn bán kính r = 5 là : ’,pi*5*5:8:3);

Không đặt tên biến hay tên hàm trùng với các hằng số có sẵn trong Pascal.

5. Từ khóa để khai báo biến trong pascal:

VAR            tên_biến : tên_kiểu_dữ_liệu;

Ví dụ 1:

– Giả sử cần in kết quả của phép cộng 15+5 ra màn hình. Ta sử dụng câu lệnh Pascal sau đây: Writeln (15+5);

– Ta có thể sử dụng hai biến X và Y để lưu giữ giá trị của hai số 15 và 5. Khi đó chúng ta có thể viết lại câu lệnh trên như sau: Writeln (X+Y);

– Chương trình thực hiện như sau:

Việc khai báo biến gồm:

– Khai báo tên biến

– Khai báo kiểu dữ liệu của biến

Lưu ý 1: Tên biến do người sử dụng đặt theo quy tắc đặt tên của ngôn ngữ lập trình.

Cú pháp: Var < Tên biến > : < Kiểu dữ liệu > ;

Trong đó:

+ Var là từ khóa dùng để khai báo biến

+ Tên biến do người lập trình đặt (theo quy tắc đặt tên trong Pascal)

+ Kiểu dữ liệu: Là kiểu dữ liệu của biến sẽ nhận trong chương trình (string, integer, char, real, boolean,…)

Lưu ý 2: Tuỳ theo ngôn ngữ lập trình, cú pháp khai báo biến có thể khác nhau.

Các thao tác có thể thực hiện với các biến:

– Gán giá trị cho biến;

– Tính toán với các biến.

Tuỳ theo ngôn ngữ lập trình, cách viết lệnh gán cũng có thể khác nhau. Trong Pascal, người ta dùng phép gán là dấu kép (:=) để phân biệt với phép so sánh là dấu bằng (=).

Ví dụ 2:

Var     x, y, z : Real;   {khai báo 3 biến kiểu Real, mỗi biến được cấp 6 bytes bộ nhớ}

            chon : Char;

            thoat : Boolean;

            i, j : Integer;

            ten : String[7];

Chú ý:

Biến ten ở ví dụ trên chứa một dãy không quá 7 ký tự. Ta nói biến ten có độ dài 7 byte. Biến String khai báo tối đa là String[255].

Một biến String (chuỗi, sâu ký tự) được cấp một số byte bằng độ dài của nó cộng thêm 1. Byte đầu tiên dùng để ghi số ký tự đang được lưu trữ, mỗi byte còn lại chứa một ký tự.

Có thể vừa khai báo vừa khởi đầu (gán giá trị) cho các biến theo cách sau :

Const

                    x = 25.0;

                     y : Real = -5.23;

                   Ho_ten : String[25] = ‘Le Hung’;

Chú ý phân biệt x và y : x là hằng thực, y là biến thực. Trong chương trình có thể thay đổi giá trị của y nhưng không thể thay đổi giá trị của x.

Từ khóa để khai báo hàng là gì?

Đáp án đúng A. Trong Pascal từ khóa để khai báo hằng Const, hằng cũng một công cụ lưu trữ dữ liệu, khác với biến, hằng một đại lượng có giá trị không đổi trong suốt chương trình, sau khi khai báo hằng, trong chương trình hằng được sử dụng là một đại lượng để tính toán.

Hàng trong Pascal là gì?

Hằng số (Const) thực chất cũng một loại biến bình thường, nhưng có điểm khác biệt bạn phải gán giá trị ngay lúc khai báo, và không thể thay đổi được. Bởi vậy hằng số chỉ được sử dụng trong trường hợp bạn muốn đó một biến không thể thay đổi.