Dung dịch axit sunfuric loãng không tác dụng với chất nào sau đây

H2SO4 không tác dụng với chất nào

  • Kim loại nào sau đây không tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng
  • Tính chất hóa học của kim loại
    • 1. Tác dụng với phi kim
    • 2. Tác dụng với axit
    • 3. Tác dụng với dung dịch muối
    • 4. Tác dụng với nước
  • Câu hỏi vận dụng liên quan

Kim loại nào không tác dụng với H2SO4 loãng được VnDoc biên soạn hướng dẫn bạn đọc trả lời câu hỏi liên quan đến nội dung Hóa 9 Bài 16: Tính chất hóa học của kim loại. Thông qua nội dung câu hỏi cũng như trả lời, giúp củng cố nâng cao kiến thức bài học, từ đó giúp bạn đọc vận dụng làm các bài tập liên quan. Mời các bạn tham khảo.

Kim loại nào sau đây không tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng

A. Cu.

B. Al.

C. Mg.

D. Fe.

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết

Dung dịch H2SO4 loãng phản ứng được với các kim loại đứng trước H trong dãy điện hóa.

2Al + 3H2SO4 → Al2[SO4]3 + 3H2

Mg + H2SO4 → MgSO4 + H2

Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2

Vậy kim loại Cu không tác dụng được với dung dịch H2SO4 loãng.

Đáp án A

Tính chất hóa học của kim loại

1. Tác dụng với phi kim

a. Với oxi

Nhiều kim loại phản ứng được với oxi tạo thành oxit.

Trừ Ag, Au, Pt không phản ứng được với oxi

b. Với lưu huỳnh

- Nhiều kim loại phản ứng được với lưu huỳnh tạo thành muối sunfua [=S]

2Al + 2S Al2S3

c. Phản ứng với clo

Nhiều kim loại phản ứng được với clo tạo thành muối clorua [-Cl]

2Fe + 3Cl2 2FeCl3

2. Tác dụng với axit

  • Dung dịch axit HCl, H2SO4 loãng [chỉ có kim loại đứng trước H mới phản ứng]

2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2

  • Tác dụng với HNO3, H2SO4 trong điều kiện đặc, nóng.

Tác dụng với HNO3: kết quả tạo thành muối nitrat và nhiều khí khác nhau

M + HNO3 → M[NO3]n + {NO, NO2, N2, NH4NO3, N2O] + H2O

Tác dụng với H2SO4: kết quả tạo thành muối sunfat và nhiều loại khí

M + H2SO4 → M2[SO4]n + {S, SO2, H2S} + H2O

3. Tác dụng với dung dịch muối

Trừ K, Na, Ca, Ba không đẩy được kim loại vì tác dụng ngay với nước

Kim loại đứng trước đẩy được kim loại đứng sau ra khỏi dung dịch muối của chúng.

2Al + 3FeSO4 → Al2[SO4]3 + 3Fe

4. Tác dụng với nước

Những kim loại mạnh gồm: R = {K, Na, Ca, Li, Ba, Sr,…} trong điều kiện thường dễ dàng tác dụng với nước tạo ra dung dịch bazơ.

R + nH2O → H2 + R[OH]n

Câu hỏi vận dụng liên quan

Câu 1.Phát biểu nào dưới đây không đúng ?

A. H2SO4 đặc là chất hút nước mạnh.

B. Khi tiếp xúc với H2SO4 đặc dễ gây bỏng nặng.

C. H2SO4 loãng có đầy đủ tính chất chung của axit.

D. Khi pha loãng axit sunfuric chỉ được cho từ từ nước vào axit.

Xem đáp án

Đáp án D

Nguyên tắc pha loãng axit sunfuric đặc là

Nguyên tắc pha loãng: Rót axit sunfuric [H2SO4] vào nước chứ không làm ngược lại.

Thao tác pha loãng: Cho nước tinh khiết vào cốc thí nghiệm. Cho axit sunfuric vào một cốc khác. Tỷ lệ axit/nước bao nhiêu phụ thuộc vào độ loãng của dung dịch.

Câu 2. Tính chất nào sau đây không phải tính chất của H2SO4 đặc?

A. tính háo nước

B. Tính axit

C. Tính oxi hóa

D. Tính khử

Xem đáp án

Đáp án D

H2SO4 đặc không có khử

Câu 3. Người ta sử dụng Axit sunfuric đặc làm khô các chất khí ẩm. Loại khí nào sau đây có thể được làm khô nhờ axit sunfuric đặc?

A. Khí SO2.

B. Khí H2S.

C. Khí NH3.

D. cả A và B đúng.

Xem đáp án

Đáp án A

Axit sunfuric đặc được sử dụng làm khô các chất khí ẩm. Loại khí có thể được làm khô nhờ axit sunfuric đặc là khí không tác dụng được với H2SO4 đặc => SO2

Câu 4.Dãy gồm các kim loại tác dụng được với dung dịch H2SO4 loãng là

A. Fe, Cu, Mg

B. Zn, Fe, Cu

C. Zn, Fe, Al.

D. Fe, Zn, Ag

Xem đáp án

Đáp án C

Cu, Ag không tác dụng với axit loãng.

Câu 5. Dãy các chất không tác dụng được với dung dịch H2SO4 loãng là:

A. Zn, Fe2O3, Ba[OH]2.

B. Ag, CuO, Cu[OH]2.

C. K2O, Fe[OH]2, K2CO3.

D. MgO, MgCO3, Mg[OH]2

Xem đáp án

Đáp án B

Oxit bazo, bazo và một số muối tác dụng được với dung dịch H2SO4 loãng

=> Đáp án: B vì có Ag đứng sau H2 không tác dụng được với H2SO4

Câu 6.Axit H2SO4 loãng không tác dụng với kim loại nào sau đây?

A. Al

B. Fe.

C. Mg.

D. Ag

Xem đáp án

Đáp án D

Ag là kim loại đứng sau H trong dãy điện hóa nên không phản ứng được với dd H2SO4 loãng

Câu 7. Trong các trường hợp sau, trường hợp nào có thể hoà tan hoàn toàn chất rắn?

A. Cho hỗn hợp Cu, CuO vào dung dịch H2SO4 loãng.

B. Cho hỗn hợp Cu, Fe, Sn vào dung dịch FeCl3.

C. Cho hỗn hợp Al, Fe vào dung dịch HNO3 đặc nguội.

D. Cho hỗn hợp Na, Mg vào H2O.

Xem đáp án

Đáp án B

Câu 8. Có 3 lọ mất nhãn đựng riêng biệt 3 dung dịch của 3 chất H2SO4, Na2SO4, NaOH

A. Dung dịch BaCl2

B. Quỳ tím

C. Dung dịch Ba[OH]2

D. Zn

Xem đáp án

Đáp án B

Các chất cần nhận biết là H2SO4, Na2SO4, NaOH thuộc 3 loại chất khác nhau: axit, muối, bazơ.

Sự dụng chỉ thị là quỳ tím

Nhận biết được H2SO4: làm giấy quỳ chuyển thành màu đỏ

Nhận biết được NaOH: làm giấy quỳ tím chuyển thành màu xanh

Còn lại sẽ nhận biết được Na2SO4 không làm quỳ tím chuyển màu

Câu 9.Nhận xét nào sau đây không đúng về H2SO4?

A. H­­2SO4 tan tốt trong nước

B. Ở điều kiện thường H2SO4 đặc nguội phản ứng được với Al, Fe

C. H2SO4 có tính axit mạnh.

D. H2SO4 đặc có tính háo nước.

Xem đáp án

Đáp án B

Câu 10. Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. H2SO4 loãng phản ứng với nhiều kim loại [trừ Cu, Ag, Au…] giải phóng khí H2.

B. H2SO4 đặc, nóng phản ứng với nhiều kim loại [trừ Cu, Ag, Au…] giải phóng khí H2.

C. HCl phản ứng với tất cả kim loại giải phóng khí H2.

D. HCl và HNO3 phản ứng với nhiều kim loại [trừ Cu, Ag, Au…] giải phóng khí H2.

Xem đáp án

Đáp án B

H2SO4 đặc, nóng phản ứng với nhiều kim loại [trừ Cu, Ag, Au…] giải phóng khí H2.

Câu 11. Nhận xét nào sau đây không đúng về H2SO4?

A. H­­2SO4 tan tốt trong nước

B. Ở điều kiện thường H2SO4 là chất rắn.

C. H2SO4 có tính axit mạnh.

D. H2SO4 đặc có tính háo nước.

Xem đáp án

Đáp án B

Câu 12. Khẳng định nào sau đây là đúng khi nói về tính chất hóa học của hiđro sunfua.

A. Tính axit mạnh và tính khử yếu.

B. Tính bazơ yếu và tính oxi hóa mạnh.

C. Tính bazơ yếu và tính oxi hóa yếu.

D. Tính axit yếu và tính khử mạnh.

Xem đáp án

Đáp án D

Câu 13. Axit sunfuhiđric tác dụng với dung dịch bazơ NaOH tạo 2 muối nào?

A. Na2S2 và NaHS

B. Na2S2 và Na2S

C. Na2S và NaHS

D. NaS và NaHS

Xem đáp án

Đáp án C

Axit sunfuhiđric tác dụng với dung dịch kiềm, tùy theo tỉ lệ sinh ra muối trung hòa hay muối axit

H2S + NaOH → NaHS + H2O

H2S + 2NaOH → Na2S + 2H2O

..............................

VnDoc đã gửi tới các bạn bộ tài liệu Kim loại nào không tác dụng với H2SO4 loãngtới các bạn. Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Chuyên đề Toán 9, Chuyên đề Vật Lí 9, Lý thuyết Sinh học 9, Giải bài tập Hóa học 9, Tài liệu học tập lớp 9 mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.

Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THCS miễn phí trên Facebook: Luyện thi lớp 9 lên lớp 10. Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.

Video liên quan

Câu hỏi: Axitsunfuric loãngKhông tác dụng với kim loại nào dưới đây?

A. Al

B.Fe

C.Mg

D.Ag.

Lời giải:

Đáp án đúng: D

Ag là kim loại đứng sau H trong dãy điện hóa nên không phản ứng được với dd H2SO4loãng

Cùng Top lời giải tìm hiểu về Axit Sunfuric loãng nhé

A. Tính chất vật lí

- H2SO4là chất lỏng, nhớt, nặng hơn nước, khó bay hơi và tan vô hạn trong nước.

- H2SO4đặc hút nước mạnh và tỏa nhiều nhiệt nênkhi pha loãng phải cho từ từ axit đặc vào nướcmà không làm ngược lại vì có thể gây bỏng. H2SO4có khả năng làm than hóa các hợp chất hữu cơ.

B. Tính chất hóa học

I.Tính chất hóa họccủa H2SO4

H2SO4loãng là một axit mạnh, có đầy đủ các tính chất hóa học chung của axit:

- Làm quỳ tím chuyển thành màu đỏ.

- Tác dụng với kim loại đứng trước H[trừ Pb]→muối sunfat [trong đó kim loại có hóa trị thấp] + H2

Fe + H2SO4→FeSO4+ H2

Chú ý:

nH2= nH2SO4

mmuối= mkim loại+ mH2SO4- mH2= mkim loại+ 96nH2

- Tác dụng với oxit bazơ→muối [trong đó kim loại giữ nguyên hóa trị] + H2O

FeO + H2SO4→FeSO4+ H2O

Chú ý:

nH2SO4= nH2O= nO [trong oxit]

mmuối= moxit+ mH2SO4- mH2O= moxit+ 98nH2SO4- 18nH2O

= moxit+ 80nH2SO4 = moxit+ 80n[O trong oxit]

- Tác dụng với bazơ→muối + H2O

H2SO4+ NaOH→NaHSO4+ H2O

H2SO4­ + 2NaOH→Na2SO4+ 2H2O

[phản ứng của H2SO4với Ba[OH]2hoặc bazơ kết tủa chỉ tạo thành muối sunfat].

Cu[OH]2+ H2SO4→CuSO4+ 2H2O

Ba[OH]2+ H2SO4→BaSO4+ 2H2O

- Tác dụng với muối→muối mới [trong đó kim loại giữ nguyên hóa trị] + axit mới

Na2CO3+ H2SO4→Na2SO4+ H2O + CO2

H2SO4+ 2KHCO3→K2SO4+ 2H2O + 2CO2

Chú ý:Thường dùng phương pháp tăng giảm khối lượng khi giải bài tập về phản ứng của axit sunfuric với muối.

II. Công thức H2SO4

Công thức 1: Tính khối lượng muối sunfat thu được khi hòa tan hết 1 hoặc hỗn hợp kim loại [trước hiđro] bằng H2SO4[loãng] tạo H2

m = mhh + 96 * nH2

Công thức 2 : Tìm kim loại khi cho m [gam] kim loại[trước hiđro] tác dụng H2SO4[loãng] giải phóng H2.

[a= số oxi hóa thấp của kim loại = số e kim loại nhường = hóa trị thấp của kim loại ]

Công thức 3:

– [Số mol e trao đổi : Số mol sản phẩm khử = 2] hay [Số mol mol H2SO4: Số mol e trao đổi = 1] => Sản phẩm khử là SO2

– [Số mol e trao đổi : Số mol sản phẩm khử = 6] hay [Số mol mol H2SO4: Số mol e trao đổi = 2/3] => Sản phẩm khử là S

– [Số mol e trao đổi : Số mol sản phẩm khử = 8] hay [Số mol mol H2SO4: Số mol e trao đổi = 5/8] => Sản phẩm khử là H2S

Công thức 4:Tính khối lượng m [gam] muối sunfat thu được khi hòa tan hết m[gam] 1 hoặc hỗn hợp oxit kim loại bằng H2SO4[loãng].

m = moxit + 80 * nH2SO4

III.Cách pha loãng axit H2SO4 [ axit sunfuric ]

Khi chúng ta vào phòng thí nghiệm thì thì trong bất kỳ chai axit H2SO4 đậm đặt nào hoặc là sách dạy học đều ghi rõ dòng chữ cảnh báo là không được đổNƯỚCvàoAXIT SUNFURIC

=> Vậy nên bạn phải chú ý điều này không bao giờ được đổ nước vào axit H2SO4 đậm đặc, bởi vì nó sẽ làm bạn bị thương khi làm thí nghiệm hoặc ngoài thực tế

Vì sao lại như vậy:

Axit H2SO4 gặp nước sẽ lập tức phản ứng, tỏa nhiệt lớn, bắn tung tóe gây tai nạn cho chúng ta, bắt buộc bạn phải đổ axit từ từ vào nước

Khi đổ axit từ từ vào nước, axit sẽ nặng hơn nước và chìm xuống bên dưới, phản ứng sẽ được thực hiện dưới đáy của chai và sẽ không bắn tung tóe lên mặt nước.

IV.Cách pha loãng axit sunfuric [ Axit H2SO4 ] An toàn

Để pha loãng Axit được an toàn , đảm bảo không xảy ra tai nạn cho người thực hiện thì bắt buộc ta phải nắm vững các tiêu chuẩn an toàn cũng như MSDS của Axit H2SO4 này

Khi pha loãng axit thì ta phải cho từ từ axit sunfuric vào nước, vì axit sunfuric là loại axit háo nước, khi vào trong H2O axit H2SO4 sẽ phản ứng ngay lập tức.

Lượng pha loãng: Lượng pha loãng bao nhiêu thì tùy thuộc vào việc chúng ta muốn pha loãng bao nhiêu lít H2SO4. Bên dưới tôi đã hướng dẫn bài toán tính toán cho các bạn tính một các dễ dàng nhé

V. Những điều chú ý thêm khi pha loãng Axit

+ Không được sử dụng bình thủy tinh để pha loãng axit, chúng ta nên dùng bình nhựa để pha loãng nhé , vì bình thủy tinh có thể vỡ trong quá trình pha loãng, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến người pha chế

+ Không được để Axit Sunfuric tiếp xúc trực tiếp với da và mắt, vì nhiệt lượng tỏa ra rất cao 20kcal sẽ gây cho da bị phỏng, nếu vào mắt thì xem như chúng ta mất đi giác quan .

+ Khi pha loãng axit cần mang các bảo hộ lao động như găng tay chống axit, tạp dề, mặt nạ phòng độc, để bảo vệ cá nhân chúng ta khỏi tác nhân nguy hại từ axit sunfuric

VI.Hướng dẫn tính toán số lít nước cần để pha loãng axit sunfuric

Có một số bạn hỏi tôi cách tính thể tích nước cần pha [ ví dụ muốn pha axit sunfuric đậm đặc từ 98 độ về 40 độ thì cần bao nhiêu lit nước ] bài toán này cực kỳ dễ dàng đối với học sinh, nhưng đối với chúng ta, bỏ qua lâu nên quên và tôi sẽ đưa ra một ví dụ giúp bạn hiểu dễ hơn nhé

Hỏi:Có 200ml dung dịch axitH2SO4 đậm đặt 98% [D=1.84g/ml] muốn pha loãngH2SO4 trên thànhH2SO4 40% thì cần bao nhiêu lít nước H2O ?

Cách tính số lít nước cần để pha chế

Phương pháp đường chéo

mH2SO4 = 200×1.84 = 368g

Nói chung là có rất nhiều cách làm, tùy bạn mà áp dụng thôi như trên cũng là một cách giúp bạn giải

VII.Ứng dụng của axit Sunfuric

Axit sunfuric là một trong những chất quan trọng trong ngành công nghiệp như là

+ Hóa nhuộm

+ Xử lý nước

+ Luyện kim

+ Làm các sản phẩm dân dụng hàng ngày ….

Video liên quan

Chủ Đề