Hãy cho biết bảo quản trang phục có bao nhiêu bước

 Câu 1: Bảo quản trang phục là:

  • B. Công việc diễn ra theo định kì tháng
  • C. Công việc diễn ra theo định kì quý
  • D. Công việc diễn ra theo định kì mỗi năm 1 lần

Câu 2: Thứ tự các bước để giặt, phơi hoặc sấy là

  • B. Giặt → Chuẩn bị giặt → Phơi hoặc sấy.
  • C. Chuẩn bị giặt → Phơi hoặc sấy → Giặt.
  • D. Phơi hoặc sấy → Giặt → Chuẩn bị giặt

Câu 3: Phương pháp làm sạch là

  • A. Giặt tay
  • B. Giặt ẩm
  • C. Giặt máy

Câu 4: Bảo quản trang phục gồm những công việc nào sau đây?

  • A. Giặt, phơi hoặc sấy
  • B. Giặt; là; cất giữ
  • D. Giặt, phơi hoặc sấy; cất giữ

Câu 5: Dụng cụ không để là quần áo là:

  • A. Bàn là
  • C. Bình phun nước
  • D. Cầu là

Câu 6: Bảo quản trang phục gồm bao nhiêu bước?

Câu 7: Việc đầu tiên cần làm khi bảo quản trang phục là gì?

  • A. Là                                                         
  •  B. Cất giữ trang phục
  • D. Phơi, sấy

Câu 8: Vì sao đối với các loại quần áo ít dùng nên gói trong túi nylon?

  • B. Để dễ tìm lại khi cần dùng đến
  • C. Cả hai đáp án đều sai
  • D. Cả hai đáp án đều đúng

Câu 9: Sử dụng các loại bột giặt, nước giặt có hóa chất mạnh sẽ gây ảnh hưởng gì?

  • A. Gây dị ứng da, ung thư da cho người mặc quần áo
  • B. Gây ô nhiễm môi trường
  • C. Gây khó thở

Câu 10: Khi là quần áo cần

  • A. Chọn nhiệt độ thích hợp                      
  • B. Là theo chiều dọc vải
  • C. Treo quần áo lên mắc sau khi là

Câu 11: Nhược điểm của phương pháp phơi khô quần áo là

  • B. Tiêu hao điện năng
  • C. Quần áo lâu khô
  • D. Đáp án A và C

Câu 12: Đối với quần áo mặc hàng ngày, em nên cất giữ như thế nào?

  • A. Chỉ treo bằng mắc cất vào tủ                            
  • B. Chỉ gấp gọn rồi cất vào tủ
  • D. Bọc kín cất kín

Câu 13: Khi là (ủi) quần áo, em cần chú ý những gì?

  • A. Là quần áo may bằng các loại vải có yêu cầu nhiệt độ thấp trước, các loại vải có yêu cầu nhiệt độ cao sau
  • B. Hạn chế là vào giờ cao điểm
  • C. Đưa bàn là đều lên mặt vải, không dừng lâu ở một vị trí vì sẽ làm cháy quần áo

Câu 14: Ý nghĩa của việc giặt, phơi quần áo đúng cách là

  • A. Làm cho người mặc đẹp, tự tin hơn
  • B. Giúp giữ quần áo được đẹp, bền
  • C. Tiết kiệm chi phí mua sắm

Câu 15: Đối với những trang phục chưa dùng đến, em cần bảo quản như thế nào?

  • A. Đóng túi
  • B. Buộc kín cất đi
  • D. Treo mắc để cùng quần áo thường xuyên mặc

Câu 16: Khi cất giữ quần áo len, để giữ được hình dáng của quần áo lâu dài, em nên

  • A. Treo lên mắc áo
  • B. Gấp xếp gọn vào tủ
  • C. Cuộn tròn cất vào tủ

Câu 17: Vì sao cần phân loại quần áo trước khi là?

  • A. Để là quần áo nhanh hơn
  • C. Để quần áo không bị bay màu
  • D. Tất cả đáp án trên

Câu 18: Nhiệt độ thích hợp để giặt quần áo len là

  • B. 40 - 450C
  • C. 30 - 350C
  • D. 500C

Câu 19. Trên quần áo thường có kí hiệu hướng dẫn giặt, là, phơi để

  • A. Người lựa chọn phù hợp với vóc dáng cơ thể
  • C. Người sử dụng biết được chất liệu may trang phục
  • D. Đáp án khác


Xem đáp án


I. Giặt, phơi hoặc sấy

- Để giặt trang phục sạch, nhanh, tiết kiệm nước và xà phòng, không nọ pha màu, cần thực hiện theo các bước (Hình 11.1/SGK):

+ Bước 1: Chuẩn bị giặt

+ Bước 2: Giặt

+ Bước 3: Phơi hoặc sấy

Hãy cho biết bảo quản trang phục có bao nhiêu bước

Sơ đồ các bước giặt, phơi hoặc sấy

II. Là (ủi)

Khi là, cần:

+ Chọn nhiệt độ thích hợp.

+ Là theo chiều dọc vải, không để bàn là lâu trên mặt vải.

+ Là theo dọc chiều vải, không để bàn là lâu trên mặt vải.

Sau khi là, treo quần áo lên mắc để tránh bị nhăn trở lại.

III. Cất giữa trang phục

-  Trang phục sử dụng thường xuyên nên treo bằng mắc áo hoặc gấp gọn gàng và cất vào tủ.

- Những trang phục chưa dùng đến để có thể đóng túi, buộc kín để tránh ẩm mốc, gián, côn trùng,...


Loigiaihay.com

Chúng tôi xin giới thiệu bài Lý thuyết môn Công nghệ lớp 6: Sử dụng và bảo quản trang phụcđược VnDoc sưu tầm và giới thiệu tới các bạn học sinh cùng quý thầy cô tham khảo. Nội dung tài liệu sẽ giúp các bạn học sinh học tốt môn Công nghệ 6 hiệu quả hơn.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết

Bài: Sử dụng và bảo quản trang phục

  • I/ Sử dụng trang phục
    • 1/ Cách sử dụng trang phục
    • 2/ Cách phối hợp trang phục
  • II/ Bảo quản trang phục
    • 1/ Giặt, phơi
    • 2/ Là (ủi)
    • 3/ Cất giữ

I/ Sử dụng trang phục

1/ Cách sử dụng trang phục

Em có nhiều bộ trang phục đẹp, phù hợp với bản thân nhưng phải biết mặc bộ nào cho hợp với hoạt động, thời điểm và hoàn cảnh xã hội là một yêu cầu quan trọng.

a/ Trang phục phù hợp với hoạt động

- Trang phục đi học

- Áo trắng, quần xanh, tím than, xanh lá cây sẫm... kiểu may đơn giản

- Trang phục đi lao động

- Màu sẫm vải sợi bông, kiểu may đơn giản, rộng, dép thấp, giày bata

- Trang phục đi lễ hội, lễ tân

- Mỗi dân tộc có một kiểu trang phục riêng

b/Trang phục phù hợp với môi trường và công việc

Trang phục đẹp phải phù hợp với môi trường và công việc

2/ Cách phối hợp trang phục

a/ Phối hợp vải hoa văn với vải trơn

- Áo hoa, kẻ ô có thể mặc với quần hoặc váy trơn có màu đen hoặc màu trùng hay đậm hơn, sáng hơn màu chính của áo, không nên mặc quần và áo có hoa văn khác nhau.

b/ Phối hợp màu sắc

- Sự kết hợp giữa các sắc độ khác nhau trong cùng một màu

Ví dụ: Áo xanh nhạt, quần xanh sẫm, hoặc áo lục nhạt, quần lục sẫm, ...

- Sự kết hợp giữa 2 màu cạnh nhau trên vòng màu

Ví dụ: Áo vàng, quần vàng lục, ...

- Sự kết hợp giữa 2 màu tương phản đối nhau trên vòng màu

Ví dụ:

+ Đỏ và lục, cam và xanh

+ Màu trắng, màu đen có thể kết hợp bất kì các màu khác

+ Đỏ và đen, trắng và đen, trắng và xanh

II/ Bảo quản trang phục

- Bảo quản trang phục là việc làm cần thiết và thường xuyên trong gia đình

- Biết bảo quản đúng kĩ thuật sẽ giữ được vẻ đẹp, độ bền của trang phục tạo cho người mặc vẻ gọn gàng, hấp dẫn, tiết kiệm được tiền chi dùng cho may mặc

- Bảo quản trang phục bao gồm những công việc: làm sạch (giặt, phơi,...), làm phẳng đồ (là,...), cất giữ

1/ Giặt, phơi

- Bước 1: Lấy các vật ở trong túi ra

- Bước 2: Tách riêng quần áo màu trắng và nhạt với quần áo màu sẫm để giặt riêng

- Bước 3: Vò trước những chỗ bẩn nhiều bằng xà phòng như: cổ áo, tay áo

- Bước 4: Ngâm nửa giờ, sau đó vò kỹ để xà phòng thấm đều

- Bước 5: Giũ nhiều lần bằng nước sạch cho hết xà phòng

- Bước 6: Cho thêm chất làm mềm vải

- Bước 7: Phơi áo quần màu sáng bằng vải bông, lanh, pha ở ngoài nắng và phơi áo quần màu tối vải tổng hợp ở trong bóng râm. Nên phơi bằng mắc áo cho áo quần phẳng, mau khô và dùng cặp quần áo để quần áo không bị rơi khi phơi.

2/ Là (ủi)

Là (ủi) là công việc cần thiết để làm phẳng quần áo sau khi giặt, phơi

Lưu ý:

- Các loại quần áo bằng vải sợi bông, vải lanh, vải lụa ... cần là thường xuyên vì sau khi giặt xong dễ bị co và nhàu

- Các loại quần áo bằng vải tổng hợp không cần là thường xuyên mà chỉ là sau một số lần sử dụng để tránh bị hằn nếp vải

a/ Dụng cụ là

- Gồm có bàn là, bình phun nước, cầu là

b/ Quy trình là

Điều chỉnh nấc nhiệt độ của bàn là phù hợp với từng loại vải:

- Vải bông: > 160oC

- Vải sợi pha: < 160oC

- Vải tổng hợp: < 120oC

- Vải tơ tằm: < 120oC

- Bắt đầu là loại vải có yêu cầu nhiệt độ thấp, sau đó là vải có nhiệt độ cao hơn. Đối với một số loại vải, cần phun nước làm ẩm vải

- Thao tác là: Là theo chiều dọc vải, đưa bàn là đều đặn

- hi ngưng là, phải dựng đứng hoặc để vào nơi qui định

c/ Kí hiệu giặt, là

Hãy cho biết bảo quản trang phục có bao nhiêu bước

3/ Cất giữ

- Treo bằng móc hoặc gấp gọn gàng để trong ngăn tủ

- Áo quần chưa dùng gói trong túi nilon để tránh ẩm mốc

* Tổng kết

Sau khi học xong bài này, các em cần ghi nhớ:

- Sử dụng trang phục phù hợp với hoạt động, công việc và hoàn cảnh xã hội có ý nghĩa rất quan trọng đối với kết quả công việc và thiện cảm của mọi người đối với mình.

- Biết mặc thay đổi, phối hợp áo và quần hợp lí về màu sắc, hoa văn, sẽ làm phong phú thêm trang phục hiện có.

- Bảo quản trang phục đúng kĩ thuật sẽ giữ được vẻ đẹp, độ bền của trang phục và tiết kiệm chi tiêu cho may mặc.

--------------------------------------------------------------

Với nội dung bài Sử dụng và bảo quản trang phục trên đây với các nội dung kiến thức các bạn học sinh cần nắm vững về đặc điểm, cách bảo quản trang phục cho đẹp và tiết kiệm nhất....

Trên đây VnDoc đã giới thiệu tới các bạn Lý thuyết Công nghệ 6: Sử dụng và bảo quản trang phục. Để có kết quả cao hơn trong học tập, chúng tôi xin giới thiệu tới các bạn học sinh một số tài liệu tham khảo như: Lý thuyết môn Công nghệ lớp 6, Giải Vở bài tập Công nghệ 6, Tài liệu học tập lớp 6.

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 6, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 6 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 6. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.