Hội chứng tuổi teen là gì

Tuổi dậy thì là lứa tuổi chịu nhiều biến đổi về hình thể, tâm lý, sinh lý rất phức tạp nhất. Khủng hoảng tâm lý tuổi dậy thì thường gặp hơn hẳn so với các lứa tuổi khác của đời người. Vì vậy các hội chứng tâm lý tuổi dậy thì cũng dễ xảy ra.

Khi bước vào giai đoạn dậy thì, hình thể bên ngoài của trẻ có sự thay đổi rất lớn: cơ thể phát triển rất khác biệt so với trước kia, xuất hiện ham muốn tình dục. Con gái sẽ phát triển kích thước ngực, xuất hiện chu kỳ kinh nguyệt... Con trai vỡ tiếng, bắt đầu mọc ria mép...

Nguyên nhân chính được cho là gây ra tình trạng khủng hoảng tâm lý tuổi dậy thì là do sự phát triển nhanh của các hormone sinh dục, sự phân biệt giới tính bắt đầu hình thành khiến các trạng thái cảm xúc nhạy cảm xuất hiện. Nếu những người xung quanh, đặc biệt là cha mẹ, thầy cô không hiểu rõ những cảm xúc của trẻ mà còn tác động mạnh vào các vấn đề đó sẽ dễ khiến trẻ cảm thấy không được tôn trọng, dễ nảy sinh xung đột, dẫn đến các rối loạn cảm xúc.

2.2 Stress và trầm cảm

Tuổi dậy thì cũng là lứa tuổi chịu nhiều áp lực từ học tập, gia đình, bạn bè... Thậm chí nhiều trẻ đã hình thành những suy nghĩ tiêu cực về vóc dáng của mình hay về trình độ của bản thân, hình thành các mong muốn vượt quá khả năng bản thân và gia đình... lâu ngày dẫn đến stress.

Khi rơi vào trạng thái stress, trẻ sẽ thường xuyên mệt mỏi, căng thẳng, lo lắng, đau đầu, hay suy nghĩ luẩn quẩn, ngủ không yên giấc... dẫn đến kết quả học tập giảm sút, sức khỏe yếu hơn so với các bạn.

Trầm cảm có thể là hội chứng tâm lý tuổi dậy thì, đây là một rối loạn tâm thần dễ mắc phải do sự thay đổi hormone trong cơ thể, do áp lực từ xung quanh, việc học hành, áp lực từ bố mẹ, thầy cô, bạn bè hoặc từ các chất kích thích mà trẻ tập tành tìm hiểu... Triệu chứng trầm cảm tuổi dậy thì là: buồn bã, không quan tâm mọi thứ xung quanh, dễ mệt mỏi, rối loạn giấc ngủ, cảm thấy bi quan, sống khép mình, ngại giao tiếp với bạn bè và người thân...

Trẻ trầm cảm thường tự cô lập với thế giới bên ngoài, nhiều bạn chỉ quan tâm và sống mãi trong thế giới “ảo”, nguy hiểm hơn, stress và trầm cảm tuổi dậy thì còn có thể dẫn đến hành vi tự xác. Vì vậy, đây có thể xem như những khủng hoảng tâm lý tuổi dậy thì mà các bậc phụ huynh không nên xem nhẹ.

2.3 Rối loạn tâm lý - hành vi tuổi dậy thì

Nhiều trẻ hình thành ý nghĩ mình kém cỏi, tự ti và mất bình tĩnh khi bước vào độ tuổi dậy thì. Tâm lý tự ti dần dần khiến trẻ e dè, ngại tiếp xúc, không thích bộc lộ và hay nghi ngờ khả năng của bản thân. Tự ti sẽ khiến trẻ dễ rơi vào trạng thái stress, mệt mỏi, thừa cân... lâu ngày sẽ mắc các hội chứng tâm lý khác như: trầm cảm, hoang tưởng...

Đáng ngại hơn, tự ti sẽ khiến bạn trẻ dễ rơi vào trạng thái stress, thường xuyên thấy mệt mỏi, da xanh xao, mất ngủ, thừa cân... Hơn nữa, tự ti, ngại giao tiếp, sống thu mình trong tập thể sẽ đẩy teen dễ mắc trầm cảm, hoang tưởng và lệch lạc giới tính tuổi dậy thì (do sự thiếu hiểu biết, tâm lý không vững vàng nên dễ bị lôi kéo).

Chính vì nghi ngờ khả năng của bản thân, bạn trẻ thường lấy ưu điểm của người khác so sánh với mình, rồi sinh ra chán nản, không phát huy được sở trường vốn có. Chỉ một sự thất bại nho nhỏ đã khiến các bạn mất đi sự cân bằng tâm lý, nhạy cảm với lời nói của người khác, cho rằng họ cười nhạo mình, dần dần né tránh bằng cách không muốn giao tiếp với người khác hoặc gặp chuyện gì khó là co mình lại, thoái thác tham gia.

Khi tự ti, các teen thường hạ thấp mình, coi nhẹ bản thân. Làm như vậy không phải khiêm tốn mà là tự đánh mất khả năng bản thân, tạo cho người khác ấn tượng bạn là con người yếu đuối và kém năng lực.

Các bạn trẻ hãy cố gắng vượt qua trạng thái tự ti. Mỗi người đều có những ưu và khuyết điểm nhất định. Điều quan trọng là phải biết phát huy ưu điểm, đồng thời tìm ra khuyết điểm của mình để chấp nhận và khắc phục nó. Bạn không nhất thiết phải nổi bật ở mọi lĩnh vực, chỉ cần nổi trội hơn người khác ở mặt nào đó là có thể che giấu điểm yếu, khiến mọi người có thiện cảm với mình rồi.

Không nên so sánh mình với người khác. Càng so sánh, bạn sẽ càng tự ti hơn mà thôi. Hãy tự hào về bản thân. Đừng bao giờ ngần ngại đối mặt với khó khăn, thử thách. Có thể bạn sẽ thất bại nhưng cái chúng mình nhận được sẽ là kinh nghiệm.

Tích cực học tập, trau dồi kiến thức là liều thuốc rất quan trọng tiếp thêm sự tự tin cho bạn. Chịu khó đọc sách, nghiên cứu tài liệu, các bạn sẽ hiểu biết và thành công hơn trong cuộc sống.

Hội chứng Chuunibyou – còn được gọi là căn bệnh của những học sinh trung học, là một căn bệnh rối loạn tâm lý tuổi teen khá phổ biến hiện nay. Vậy Chuunibyou là gì? Chuunibyou có nguy hiểm hay không? Biểu hiện của chứng bệnh này như thế nào? hãy cùng tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây.

Hội chứng tuổi teen là gì

Nội Dung Bài Viết

  • 1. Chuunibyou là gì? Nên hiểu Chuunibyou như thế nào?
    • 1.1 Chuunibyou thực chất là gì?
    • 1.2 Chuunibyou có từ bao giờ?
  • 2. Có những loại Chuunibyou nào?
  • 3. Chuunibyou trong tâm lý học
  • 4. Nhân vật mắc hội chứng Chuunibyou anime
      • >>> Shun Kaido trong anime Saiki Kusuo no Psi Nan
      • >>> Rikka Takanashi trong anime Chunnibyou demo Koi ga Shitai
      • >>> Kobato Hasegawa trong anime Boku wa Tomodachi ga Sukunai

1. Chuunibyou là gì? Nên hiểu Chuunibyou như thế nào?

1.1 Chuunibyou thực chất là gì?

Chuunibyou(中二病) là một thuật ngữ trong tiếng Nhật ,được sử dụng để chỉ những người có hành vi ảo tưởng, nghĩ rằng mình có một khả năng đặc biệt mà không ai khác có.

Thực tế, Chuunibyou là viết tắt của tắt từ cụm từ “chuugakkou ni-nen Byou” có nghĩa là hội chứng năm thứ hai trung học cơ sở hay hội chứng tuổi teen. Khi mới xuất hiện, thuật ngữ này sử dụng cho những học sinh trung học năm thứ hai, tuy nhiên hiện nay nó được sử dụng để mô tả hành vi ảo tưởng nói chung.

Tên đầy đủ của chứng ảo tưởng này là Chuugakkou Ninen Byou – căn bệnh của những học sinh năm hai trung học. Chuunibyou được dịch ra tiếng Việt nghĩa là hội chứng tuổi dậy thì hay còn gọi với cái tên khác – Ảo tưởng sức mạnh.

Triệu chứng “Ảo tưởng sức mạnh” có những biểu hiện là:

  • Luôn sống khép kín, thường có xu hướng tách biệt với thế giới bên ngoài.
  • Giao tiếp xã hội kém, nhút nhát.
  • Sợ bị mọi người đối xử như trẻ con
  • Yêu thích những nền văn hóa ngoại lại một cách thái quá
  • Đặc biệt, luôn tin rằng bản thân sở hữu sức mạnh siêu nhiên, lúc nào cũng có xu hướng ảo tưởng sức mạnh của bản thân.

1.2 Chuunibyou có từ bao giờ?

Người đầu tiên sử dụng thuật ngữ Chuunibyou là Hikaru Ijuin. Trong chương trình phát sóng radio của mình vào tháng 11 năm 1999, Hikaru Ijuin có nói rằng “Tôi vẫn đang ký hợp đồng Chuunibyou của mình”. Tiếp đó, anh cho phát một phần trong chương trình được gọi là “Am I sick? Oh, it’s just Chuunibyou.”, nó được đọc là trường hợp của những người có biểu hiện chuunibyou.

Anh định nghĩa “Chuunibyou” là những điều mà mọi người thường làm trong năm thứ hai của họ tại trường cấp hai. Thuật ngữ này nhanh chóng nổi tiếng trên cộng đồng mạng và xuất hiện nhiều biến thể được phát triển từ bản gốc như “Kounibyou” – bệnh trung học năm hai, hay “Shounibyou” – bệnh tiểu học năm hai.

2. Có những loại Chuunibyou nào?

Chuunibyou  được chia thành nhiều loại, trong đó, có 3 loại Chuunibyou phổ biến, bao gồm:

>>> Ảo tưởng mình là kẻ phạm tội: Nhóm này là Anti social – phản xã hội. Xu hướng chung là chán ghét cuộc sống thực tại, muốn phá bỏ những quy tắc và luật lệ trong cuộc sống.

>>> “Quay lưng: với xu hướng chung: Người thuộc nhóm này có biểu hiện kịch liệt phản đối những thứ được nhiều người yêu thích. Họ tự chọn cho mình những sở thích không giống ai để tạo sự khác biệt.

>>> Nghĩ mình có năng lực siêu nhiên: Đây là loại Chuunibyou  phổ biến. Họ phát cuồng với năng lực siêu nhiên đến mức nghĩ mình có phép thuật bí ẩn nào đó. Những Chuunibyou này không chấp nhận phàm nhân, hạ đẳng , tự cho mình mang  dòng máu cao quý.

Hội chứng tuổi teen là gì

Không chỉ xuất hiện ở tuổi vị thành niên, độ tuổi mắc Chuunibyou ngày càng giảm ở Nhật Bản. Nguyên nhân là do trẻ em Nhật bị bắt tự lập từ sớm, dẫn đến tình trạng bị sốc. Thêm đó, xã hội này cũng rất khắt khe, nhất là trẻ vị thành niên, những người chưa thật sự “sẵn sàng”. Và thay vì đương đầu đối diện, chúng thường chọn bỏ trốn.

3. Chuunibyou trong tâm lý học

Trong tâm lý học, Chuunibyou được cho là bắt nguồn từ sự ngưỡng mộ về một người hay văn hóa nào đó mà họ khao khát. Điều này khiến cho họ có những đặc điểm riêng từ con người hay văn hóa đó như: thời trang, thể chất, cá tính,…

Với những Chuunibyou thường thấy thì người đó có thể có những đặc điểm từ các nhân vật trong game, manga hay anime. Tuy nhiên, những đặc điểm này không dành riêng cho họ.

Vậy Chuunibyou có nguy hiểm không?

Thực tế, nói là bệnh nhưng Chuunibyou chỉ là một triệu chứng tâm lý bình thường, không cần sử dụng thuốc hay liệu pháp chữa trị nào. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp người phản xã hội có hành vi quá khích sẽ có những hành động gây hại đến cộng đồng.

Bên cạnh đó, Chuunibyou còn được xem là tiền đề của của Hikikomori (những người tự kỉ).

Tuy vậy, Chuunibyou cũng được ứng dụng để chữa trị cho những người từng gặp các cú sốc tâm lý lớn. Bằng cách sống trong những tưởng tượng, họ có thể quên đi những trải nghiệm đáng sợ và bắt đầu một cuộc đời mới.

4. Nhân vật mắc hội chứng Chuunibyou anime

>>> Shun Kaido trong anime Saiki Kusuo no Psi Nan

Hội chứng tuổi teen là gì

Saiki lúc nào cũng ảo tưởng cánh tay phải của mình sở hữu nguồn năng lượng vô cùng lớn, có thể phá hủy nhân loại. Đồng thời, Saiki cũng luôn ảo tưởng có một thế lực tăm tối vây quanh, và chính cậu là người sử dụng sức mạnh đó để dập tắt âm mưu đen tối này.

Chưa dừng lại ở đó, Saiki còn băng cánh tay phải của mình bằng chiếc băng đỏ và thường nói rằng đây là cách để phong ấn sức mạnh . Nhưng thực tế thì không có một chút sức mạnh nào cả.

Xem thêm: Top 30 phim hoạt hình Nhật Bản hay dành cho các fan anime

>>> Rikka Takanashi trong anime Chunnibyou demo Koi ga Shitai

Rikka là nhân vật chính của bộ anime này, cũng là người bị mắc hội chứng Chuunibyou. Cô luôn tin mình là Tà Vương Chân Nhãn , vì thế, phải che mắt bên phải. Rikka tưởng tượng ra vũ khí của mình là một chiếc ô nhỏ và được cô sử dụng như một thanh kiếm cùng với trang phục là một chiếc váy màu đen.

>>> Kobato Hasegawa trong anime Boku wa Tomodachi ga Sukunai

Hội chứng tuổi teen là gì

Kobato là một cô bé rất dễ thương, xong lại không có bạn bè. Cô có mái tóc vàng, gương mặt baby, tính cách trẻ con, nhí nhảnh. Do Kobato luôn đeo kính áp tròng  nên mọi người thường thấy cô bé xuất hiện với hai màu mắt khác nhau. Việc đeo mỗi bên một màu không phải để đẹp mà cô bé muốn bắt chước một nhân vật phản diện trong bộ phim truyền hình mà cô thường xem.

Với những thông tin trên, bài viết hi vọng đã đem đến chia sẻ hữu ích, giúp bạn tìm hiểu về Chuunibyou, một chứng bệnh tâm lý khá phổ biến ở các học sinh trung học hiện nay.

  • Hội chứng tuổi teen là gì
  • Hội chứng tuổi teen là gì

TƯ VẤN XKLĐ NHẬT BẢN 24/7

HỖ TRỢ TƯ VẤN TRỰC TUYẾN VÀ THỦ TỤC ĐĂNG KÝ THAM GIA

HOTLINE: 091.858.2233 (Hỗ trợ tư vấn 24/7 qua: Call, Message, Zalo, SMS)

Nếu không tiện nói chuyện qua điện thoại hoặc nhắn tin ngay lúc này, bạn có thể YÊU CẦU GỌI LẠI bằng việc nhập số điện thoại vào form bên dưới để được cán bộ tư vấn của công ty liên lạc hỗ trợ.

Hội chứng tuổi dậy thì còn gọi là gì?

Hoang tưởng tuổi dậy thì là một bệnh tâm lý không phổ biến, nó còn có các tên gọi khác như "hội chứng tuổi dậy thì", "hội chứng tuổi teen" hay “hội chứng Chuunibyou”.

Hội chứng tuổi dậy thì tiếng Anh là gì?

puberty | Định nghĩa trong Từ điển tiếng Anh-Việt - Cambridge Dictionary.

Tại sao lại gọi là hội chứng bệnh?

Hội chứng (syndrome) một tập hợp các dấu hiệu bệnh và triệu chứng có mối tương quan với nhau và thường với một bệnh cụ thể. Từ này xuất phát từ Hy Lạp, σύνδρομον (hội chứng), có nghĩa "concurrence" ("tính đồng thời").

Bệnh Từ ty là gì?

Tự ti trạng thái không tin vào khả năng bản thân, khiến teen mất đi sự bình tĩnh - sự điều tiết hết sức cần thiết đối với tâm lý tuổi mới lớn. Dần dần, nó khiến teen trở nên e dè, ngại tiếp xúc, chỉ thích sống một mình, xa rời gia đình, bạn bè.