Lực lượng đóng vai trò chủ yếu trong cách mạng tháng tám là

Lực lượng đóng vai trò chủ yếu trong khởi nghĩa tháng Tám là?-Lực lượng vũ trang “ba thứ quân''

Lực lượng vũ trang “ba thứ quân” với vai trò xung kích, chủ lực trong đấu tranh vũ trang, trực tiếp xóa bỏ chính quyền địch, góp phần đưa cách mạng đến thành công. Trong cuộc Tổng khởi nghĩa Tháng Tám năm 1945, mặc dù buộc phải đầu hàng quân đồng minh, nhưng lực lượng quân đội Nhật ở Đông Dương vẫn còn đông (trên 06 vạn tên). Ở một số nơi, chúng chưa chịu buông vũ khí, thậm chí còn ra tay đàn áp phong trào cách mạng. Đây là đối tượng trực tiếp và chủ yếu mà cuộc cách mạng phải loại bỏ. Bởi, nếu không vô hiệu hóa đội quân này, thì chúng sẽ là chỗ dựa để các lực lượng cơ hội, phản động thừa cơ chống cự, khiến Tổng khởi nghĩa phải kéo dài, bất lợi. Không những thế, việc kéo dài sự tồn tại của quân Nhật sẽ tạo cớ để quân đồng minh tiến vào giải giáp, khi đó chúng ta không chỉ mất thời cơ thuận lợi để giành chính quyền, mà Tổng khởi nghĩa có thể chuyển sang một tình thế khác, thậm chí phải mất nhiều thời gian và lực lượng để tiêu diệt kẻ thù mới của dân tộc. Trước tình hình đó, Tổng bộ Việt Minh và các ủy ban khởi nghĩa đã chỉ đạo các đơn vị Giải phóng quân và du kích từ căn cứ địa, các chiến khu và căn cứ vũ trang nhanh chóng tỏa về các địa phương, phối hợp chặt chẽ với lực lượng tại chỗ, các tổ (đội) bán vũ trang tổ chức trấn áp, tiêu diệt địch ở các mục tiêu trọng yếu, tạo điều kiện và cùng với quần chúng nhân dân trực tiếp xóa bỏ chính quyền địch, tổ chức chính quyền cách mạng.

Thực hiện chủ trương đó, tại Việt Bắc, một đơn vị chủ lực Giải phóng quân từ Tân Trào tiến về Thái Nguyên đánh địch, phối hợp với quần chúng thiết lập chính quyền cách mạng ở đây, sau đó tiến thẳng về Hà Nội. Tại các địa phương, như: Cao Bằng, Hà Giang, Bắc Cạn, Yên Bái, Tuyên Quang,… các đơn vị Giải phóng quân đều tập trung lực lượng, cơ động tiến công giải phóng các tỉnh lỵ. Đặc biệt, tại tỉnh Quảng Ngãi, từ chiến khu Vĩnh Sơn, Núi Lớn, hai đại đội du kích: Phan Đình Phùng và Hoàng Hoa Thám, với quân số hạn chế, vũ khí thô sơ, nhưng với quyết tâm cao đã lần lượt tiến đánh và giải phóng các huyện lỵ, các đồn: Ba Tơ, Minh Long, tiến tới làm chủ tỉnh lỵ Quảng Ngãi. Có thể nói, trong thời khắc đó, sự xuất hiện và tổ chức hoạt động đấu tranh vũ trang của lực lượng vũ trang “ba thứ quân” trên các địa bàn không chỉ cổ vũ toàn dân vùng lên, mà còn khiến kẻ địch khiếp sợ, đầu hàng và nhanh chóng thất bại. Đây là một trong những nét độc đáo về hoạt động phối hợp đấu tranh vũ trang của lực lượng vũ trang “ba thứ quân” trong cuộc Tổng khởi nghĩa Tháng Tám năm 1945, góp phần quan trọng, trực tiếp giành chính quyền về tay nhân dân ở nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước.

3. Lực lượng vũ trang “ba thứ quân” hỗ trợ, bảo vệ và là chỗ dựa vững chắc cho lực lượng chính trị quần chúng nổi dậy giành chính quyền. Với khí thế cách mạng sục sôi, ngay từ khi lệnh Tổng khởi nghĩa được phát ra, dưới sự lãnh đạo của Đảng, trực tiếp là sự lãnh đạo của các đảng bộ địa phương, khắp cả nước, từ thành thị đến nông thôn, hàng chục triệu quần chúng nhất tề vùng lên giành chính quyền từ tay phát xít Nhật và bọn tay sai. Ở nhiều địa phương, mặc dù Giải phóng quân chưa đến kịp, nhưng với lực lượng chính trị mạnh mẽ của nhân dân, có lực lượng vũ trang và bán vũ trang tại chỗ trợ lực, các cấp đảng bộ và các ủy ban khởi nghĩa đã vận dụng linh hoạt sách lược đấu tranh, đưa khởi nghĩa đến thắng lợi hoàn toàn. Theo đó, lực lượng vũ trang địa phương tiên phong, hỗ trợ, tạo động lực lớn cho lực lượng chính trị của quần chúng nổi dậy đấu tranh. Chính từ sự hỗ trợ đắc lực của lực lượng vũ trang mà lực lượng quần chúng dù chỉ có gậy gộc, giáo mác, súng săn, thậm chí là tay không, đã nhất tề vùng lên, tổ chức các cuộc mít tinh, biểu tình, tuần hành thị uy, biểu tình vũ trang, rồi phát triển đánh chiếm các cơ quan chính quyền của địch, thiết lập chính quyền của nhân dân. Đây là một trong những phương thức đấu tranh chủ yếu, quyết định đến thắng lợi nhanh gọn, đồng loạt của cuộc Tổng khởi nghĩa Tháng Tám. Tiêu biểu cho phương thức này là cuộc nổi dậy của nhân dân các thành phố: Hà Nội, Huế, Sài Gòn. Đặc biệt, tại Hà Nội - nơi đặt trụ sở của Thống sứ Pháp ở Bắc Kỳ, đại diện triều đình nhà Nguyễn, Chính phủ bù nhìn Trần Trọng Kim và Bộ Chỉ huy quân Nhật (với quy mô khoảng 10.000 tên), nhưng ta chỉ có 03 chi đội tự vệ chiến đấu cùng đông đảo quần chúng đối phó với địch. Trước tình hình đó, Đảng bộ Hà Nội đã tổ chức các đội tự vệ, xung kích đi đầu, dẫn dắt hàng chục vạn quần chúng nhân dân mít tinh, biểu tình, tuần hành thị uy, biểu tình vũ trang. Trước khí thế tiến công như vũ bão của quần chúng nhân dân, dưới sự chỉ huy của Ủy ban Quân sự cách mạng, chúng ta nhanh chóng chiếm phủ Khâm Sai, tòa Thị Chính, Kho Bạc, Bưu Điện, trại Bảo An,… đưa cuộc khởi nghĩa ở trung tâm đầu não địch giành thắng lợi to lớn. Thắng lợi nhanh gọn ở Hà Nội đã thúc đẩy nhiều địa phương trên cả nước tiến hành khởi nghĩa và giành chính quyền về tay nhân dân.

Như vậy, có thể thấy, trong Tổng khởi nghĩa Tháng Tám, dưới sự lãnh đạo của Đảng, quần chúng nhân dân là lực lượng đông đảo nhất và giữ vị trí quyết định thắng lợi của cuộc cách mạng. Lực lượng vũ trang “ba thứ quân” tuy số lượng chưa nhiều, trang bị và trình độ tác chiến còn hạn chế, nhưng có vai trò rất quan trọng trong tuyên truyền, vận động quần chúng, đấu tranh vũ trang và là lực lượng chủ lực, xung kích, tạo lực to lớn cho quần chúng nổi dậy giành chính quyền khi thời cơ đến. Sau này, nhiều nhà nghiên cứu đều thống nhất cho rằng, nếu không có lực lượng vũ trang cách mạng “ba thứ quân”, thì Tổng khởi nghĩa Tháng Tám năm 1945 sẽ khó có được quá trình phát triển thắng lợi nhanh, gọn và đạt kết quả rực rỡ trên phạm vi cả nước.

Bài học về phát huy vai trò của lực lượng vũ trang cách mạng trong Tổng khởi nghĩa Tháng Tám năm 1945 đã được kế thừa, phát triển trong 30 năm chiến tranh cách mạng (1945 - 1975). Bài học đó vẫn còn nguyên giá trị, cần được nghiên cứu, vận dụng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay.

  Nghị quyết chỉ rõ: “Cuộc cách mạng Đông Dương phải kết liễu bằng một cuộc khởi nghĩa vũ trang”[1]. Khởi nghĩa vũ trang vũ trang muốn thắng lợi phải nổ ra đúng thời cơ, “phải luôn luôn chuẩn bị một lực lượng sẵn sàng, nhằm vào cơ hội thuận tiện hơn cả mà đánh lại quân thù…với lực lượng sẵn có, ta có thể lãnh đạo cuộc khởi nghĩa từng phần trong từng địa phương cũng có thể giành sự thắng lợi mà mở đường cho một cuộc tổng khởi nghĩa to lớn”[2].

       Trong thời kỳ tiền khởi nghĩa, lực lượng vũ trang có vai trò quyết định trong việc phát triển chiến tranh du kích cục bộ ở nông thôn, xây dựng căn cứ địa cách mạng. Hoạt động tác chiến của lực lượng vũ trang đã gây thanh thế rất lớn cho cách mạng, góp phần phát triển cơ sở chính trị quần chúng. Sau khởi nghĩa Bắc Sơn (9/1940), dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Ban Thường vụ trung ương Đảng, đội du kích Bắc Sơn được duy trì và đổi tên thành Cứu quốc quân. Để chống lại âm mưu càn quét của thực dân Pháp, Ban Thường vụ trung ương Đảng chỉ đạo Cứu quốc quân bám sát quần chúng, kiên trì đấu tranh chống địch khủng bố, giữ gìn lực lượng, cổ vũ phong trào quần chúng trong cả nước. Từ giữa năm 1944, tình hình trong nước và thế giới phát triển mau lẹ, cuộc chiến tranh chống phát xít đang bước vào giai đoạn kết thúc, quân đội Xô viết đang phản công Đức trên nhiều mặt trận. Ngày 7/5/1944, Tổng bộ Việt Minh ra chỉ thị “Sửa soạn khởi nghĩa”, ra lời kêu gọi nhân dân “sắm vũ khí, đuổi thù chung”. Ngày 22/12/1944, Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân được thành lập với phương châm chính trị trọng hơn quân sự, tuyên truyền trọng hơn tác chiến, có nhiệm vụ vũ trang tuyên truyền, vận động nhân dân nổi dậy đấu tranh, dìu dắt các đội vũ trang địa phương trong việc huấn luyện, trang bị vũ khí; đồng thời gây dựng cơ sở chính trị và quân sự cho cuộc khởi nghĩa sắp tới. Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân của Hồ Chí Minh có giá trị như một cương lĩnh quân sự của Đảng. Chỉ ba ngày sau khi thành lập, Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân đã liên tiếp tấn công xoá sổ hai đồn địch ở Phay Khắt (25/12/1944), Nà Ngần (26/12/1944) gây tiếng vang lớn, cổ vũ mạnh mẽ phong trào cách mạng trong cả nước. Sau những thắng lợi đầu tiên, Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân đẩy mạnh vũ trang tuyên truyền, kết hợp chính trị và quân sự, xây dựng cơ sở cách mạng góp phần củng cố và mở rộng khu căn cứ Cao-Bắc-Lạng.

       Ngay sau Nhật đảo chính Pháp (9/3/1945), Ban Thường vụ Trung ương Đảng ra chỉ thị “Nhật-Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” (12/3/1945), quyết định phát động cao trào kháng Nhật cứu nước để tiên lên tổng khởi nghĩa khi có đủ điều kiện. Bản chỉ thị đã thể hiện sự lãnh đạo sáng suốt, kiên quyết, kịp thời của Đảng. Ở khu căn cứ Cao-Bắc-Lạng, Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân gấp rút đi nhiều hướng chặn đánh địch, kêu gọi binh lính người Việt trong quân đội Pháp ở các đồn lẻ ra hàng và nộp vũ khí; mở rộng công tác vũ trang tuyên truyền, phát triển các hội cứu quốc, tổ chức huấn luyện chính trị và quân sự cho nhân dân. Phong trào đấu tranh vũ trang, khởi nghĩa từng phần diễn ra nhiều nơi ở vùng thượng du và trung du phía Bắc. Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân và Cứu quốc quân phối hợp với lực lượng chính trị của quần chúng giải phóng hàng loạt châu, xã, huyện thuộc các tỉnh Cao Bằng, Bắc Cạn, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Tuyên Quang. Ở Bắc Giang, quần chúng nổi dậy thành lập Uỷ ban dân tộc giải phóng ở nhiều làng, thành lập đội du kích Bắc Giang. Ở Hưng Yên, đội tự vệ chiến đấu đánh chiếm đồn Bần, thu toàn bộ vũ khí của địch. Ở Quảng Ngãi, đội du kích Ba Tơ được thành lập. Đây là đội vũ trang thoát ly đầu tiên do Đảng tổ chức và lãnh đạo ở miền Trung.

         

Lực lượng đóng vai trò chủ yếu trong cách mạng tháng tám là

                    Mít-tinh tại Nhà hát lớn. (Ảnh Tư liệu)

        Giữa lúc cao trào kháng Nhật cứu nước đang dâng cao, tháng 4/1945, Ban Thường vụ Trung ương Đảng triệu tập Hội nghị quân sự cách mạng Việt Nam tại Hiệp Hoà (Bắc Giang), quyết định thống nhất các lực lượng vũ trang thành Việt Nam giải phóng quân, phát triển các lực lượng tự vệ vũ trang và tự vệ chiến đấu, xây dựng các chiến khu trong cả nước, mở lớp huấn luyện quân chính,…Ngay khi nhận được tin Nhật chấp nhận đầu hàng Đồng minh, từ ngày 14 đến ngày 15/8/1945, Hội nghị toàn quốc của Đảng họp quyết định phát động toàn dân tổng khởi nghĩa giành chính quyền. Tiếp sau Hội nghị toàn quốc của Đảng, ngày 16/8/1945, Đại hội quốc dân đã họp tại Tân Trào (Tuyên Quang) nhất trí tán thành quyết định tổng khởi nghĩa của Đảng Cộng sản Đông Dương, thông qua 10 chính sách lớn của mặt trận Việt Minh, lập Uỷ ban dân tộc giải phóng Việt Nam do Hồ Chí Minh làm chủ tịch. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, hơn 20 triệu nhân dân đã nhất tề đứng lên tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước. Chỉ trong vòng 15 ngày (từ ngày 14 đến ngày 28/8/1945), cuộc tổng khởi tháng Tám đã thành công. Lần đầu tiên trong lịch sử, chính quyền cả nước về tay nhân dân.

       Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám là thắng lợi của sự kết hợp giữa đấu tranh chính trị và đấu tranh vũ trang, trong đó công tác xây dựng lực lượng vũ trang cách mạng giữ vai trò quan trọng, là lực lượng nòng cốt để huy động sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc. “Nếu Đảng ta trước đó không xây dựng lực lượng vũ trang và thành lập những khu căn cứ rộng lớn để làm chỗ dựa cho lực lượng chính trị và phong trào đấu tranh chính trị, và khi điều kiện đã chín muồi không mau lẹ phát động cuộc khởi nghĩa vũ trang thì cách mạng cũng không thể mau chóng giành được thắng lợi”[3]. Với thắng lợi của cách mạng tháng Tám năm 1945, Đảng và nhân dân ta đã góp phần làm phong phú thêm kho tàng lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, để lại nhiều kinh nghiệm quý báu về công tác xây dựng lực lượng vũ trang cho phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc trong các giai đoạn cách mạng tiếp theo.

[1] Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Tập 7, Nxb Chính trị quốc gia, H. 2000,  tr.129

[2] Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Tập 7, Nxb Chính trị quốc gia, H. 2000,  tr.131-132

[3] Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Tập 21, Nxb Chính trị quốc gia, H.2002, tr.631