Mục đích học tập của em là gì tại sao năm 2024

- Con người ai cũng trải qua việc học, nhưng không phải ai cũng có ý thức xác định mục đích và mục đích đúng đắn của việc học.

- Mỗi thời đại, con người có mục đích học tập không giống nhau. Tổ chức UNESCO đã đề xướng... nhằm xác định mục đích học tập có tính toàn cầu.

II. Thân bài:

1. Giải thích và làm rõ tầm quan trọng của việc học

- Học để biết:

Học là quá trình tiếp thu tri thức từ sách vở, trường học, từ thực tế cuộc sống "trường đời".

"Học để biết" là mục đích đầu tiên của việc học. "Biết" là tiếp thu, mở mang, có thêm kiến thức về đời sống, tự nhiên, xã hội và con người. Con người từ chỗ chưa biết đến biết, biết ít đến biết nhiều, biết sơ sài đến biết sâu sắc, biết một lĩnh vực đến hiểu biết về nhiều lĩnh vực đời sống...

Nhờ học, con người có những hiểu biết phong phú, tự làm giàu kho tri thức khoa học của mình, tạo được vốn sống sâu sắc...

Quan trọng hơn, qua những tri thức đó, con người có khả năng hiểu biết về bản chất con người và tự nhận thức bản thân, "biết người", "biết mình", biết giao tiếp, ứng xử với nhau sao cho "Đắc nhân tâm"...

- Học để làm: "Học để làm" là mục đích tiếp theo của việc học. "Làm" là vận dụng kiến thức có được vào thực tế cuộc sống. Đây là mục đích thiết thực nhất của việc học – "Học đi đôi với hành".

Làm để tạo ra những giá trị vật chất, tinh thần phục vụ nhu cầu cuộc sống của bản thân và góp phần tạo nên của cải cho xã hội.

Ví dụ: Người nông dân, kĩ sư, bác sĩ... đều mang kiến thức đã học được áp dụng vào thực tế, để tạo ra của cải vật chất và tinh thần cho xã hội.

Học mà không làm thì kiến thức có được không có ích, không bền vững, không được sàng lọc.

- Học để chung sống:

Một trong những mục đích quan trọng nhất của việc học. "Chung sống" là khả năng hòa nhập xã hội, kĩ năng giao tiếp, ứng xử... để tự thích nghi với mọi môi trường sống, các quan hệ phức tạp của con người trong quá trình sống để không bị tụt hậu, lạc lõng. Đây là hệ quả tất yếu của việc "biết", "làm".

Bởi lẽ, "con người là tổng hòa những mối quan hệ xã hội". Bản chất, giá trị, nhân cách của con người được hình thành, nuôi dưỡng, khẳng định, thử thách trong các mối quan hệ đó.

- Học để tự khẳng định mình:

Là mục đích sau cùng của việc học. "Tự khẳng định mình" là tạo được vị trí, chỗ đứng vững vàng trong xã hội, thể hiện sự tồn tại có ý nghĩa của cá nhân mình trong cuộc đời. Mỗi con người chỉ có thể khẳng định mình khi có hiểu biết, có năng lực hành động, có khả năng chung sống.

Từ việc học, mỗi người có cơ hội khẳng định tri thức mình tích lũy được; khẳng định khả năng lao động, sáng tạo; khẳng định nhân cách, phẩm chất...

2. Bàn bạc, mở rộng vấn đề:

- Nội dung đề xướng về mục đích học tập của UNESCO thật sự đúng đắn, đầy đủ, toàn diện.

- Mục đích học tập này thực sự đáp ứng, hoàn toàn phù hợp với yêu cầu giáo dục, đào tạo con người trong thời đại ngày nay. Mục đích này không chỉ dành riêng cho học sinh, sinh viên mà còn dành cho tất cả những ai là người học. Vì thế, có thể coi đây là mục đích học tập chung, có tính chất toàn cầu.

- Từ mục đích học tập đúng đắn này, mỗi người học thấy rõ những sai lầm nhận thức về việc học: học không có mục đích; coi việc học là thực hiện nghĩa vụ với người khác; học vì bằng cấp; học vì thành tích; học mà không có khả năng làm, không biết chung sống, không thể khẳng định mình. Ví dụ: Học sinh không biết viết đơn xin nghỉ học đúng quy cách; kĩ sư giỏi, được đào tạo bài bản mà không chế tạo được những công cụ trong sản xuất nông nghiệp; có học vị, bằng cấp nhưng cách ứng xử thì vụng về, lối sống lại thiếu văn hóa...

3. Bài học về nhận thức và hành động của bản thân:

- Mục đích học tập giúp con người, xã hội điều chỉnh được nhận thức về thời gian học: không chỉ học ở một giai đoạn mà phải học suốt đời; không chỉ học trong nhà trường mà cần phải học ngoài xã hội; người dạy không chỉ truyền đạt kiến thức mà còn dạy "làm người"...

- Mục đích học tập này giúp người học:

- Xác định rõ mục đích, động cơ và thái độ học tập.

- Ra sức học tập và rèn luyện, trang bị kiến thức về mọi mặt để có trình độ chuyên môn vững vàng, có khả năng hội nhập quốc tế.

- Học phải đi đôi với hành để khẳng định mình. Sống có ích cho cuộc đời và cho gia đình, xã hội.

III. Kết bài:

- Khẳng định vai trò của học tập: học để không bị ngu dốt, nghèo nàn và lạc hậu. Học để khẳng định sự thành đạt của cá nhân và sự tiến bộ của nhân loại.

- Liên hệ bản thân: Đã xác định được mục đích đúng đắn cho việc học của mình chưa? Cần phải làm gì để đạt được mục tiêu ấy?

Mục đích học tập của em là gì tại sao năm 2024

Một số đoạn văn nghị luận 200 chữ nói về tầm quan trọng của việc học hay nhất

Mẫu 1

Học tập là một công việc suốt đời và không ngừng nghỉ. Cuốn vở là dụng cụ để ghi chép những hiểu biết trong quá trình học tập, nhưng học tập còn bao gồm học hỏi và luyện tập để có hiểu biết và kĩ năng. Việc học tập phải được gắn với động cơ và mục đích học tập đúng đắn để mang lại giá trị đích thực cho cuộc sống của chúng ta và những người quanh ta. Không ai có thể khẳng định mình đã nắm chắc mọi thứ trong biển kiến thức vô tận, do đó học tập là một hành trình dài lâu, không phải là một giai đoạn ngắn. Con người chúng ta học tập để tích lũy kinh nghiệm, có kiến thức và kĩ năng, và việc học tập này sẽ tiếp diễn bao đời nay. Nếu chúng ta muốn đạt được thành tựu trong học tập, chúng ta cần kết hợp việc học với việc hành đúng đắn và mục đích học tập đúng đắn. Việc học tập cần phải được tiếp cận với phương pháp học tập hiệu quả để đạt được kết quả tốt nhất. Tuyệt đối không nên tự mãn với sự hiểu biết của mình hoặc ngại khó, biếng nhác, lười học tập. Học tập suốt đời là việc phải làm và cần làm để hoàn thiện bản thân và vươn tới một cuộc sống tươi đẹp và hạnh phúc. Câu nói "Học tập là cuốn vở không trang cuối" là phương châm sống của những người cầu tiến, khát khao vươn tới chiếm lĩnh tri thức nhân loại và giúp ích cho đời.

Mẫu 2

Hiện nay, việc học của học sinh đang gặp phải vấn đề nghiêm trọng về chất lượng. Nhiều học sinh chỉ học để đạt điểm số cao và làm vui lòng cha mẹ, thầy cô, không hề quan tâm đến việc tiếp thu kiến thức. Họ đã rơi vào tình trạng học vẹt, học tủ và học lấy điểm. Tình trạng này nếu để kéo dài, sẽ khiến họ đánh mất bản thân và không có niềm vui trong học tập. Họ chỉ cảm thấy mệt mỏi và bế tắc trong khi học, không thoải mái khi làm bài tập. Để thay đổi tình trạng này, chúng ta cần nhận ra rằng việc học là để cải thiện bản thân mình, chứ không phải để làm vui lòng ai khác. Học sinh cần đặt mục tiêu học thật tốt để tích lũy kiến thức, và xây dựng tương lai cho mình. Chúng ta cần đổi mới phương pháp học, tập trung vào sự hiểu biết và sáng tạo để giúp các học sinh có động lực học tập và phát triển tốt hơn. Hãy đề cao giá trị của việc học thật và chú trọng đến quá trình học hơn là chỉ đơn thuần là kết quả.

Mẫu 3

Học tập là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong cuộc đời của mỗi người, đặc biệt là với học sinh. Để đạt hiệu quả trong học tập, mỗi người cần xác định cho mình một động lực học tập đúng đắn. Nhưng động lực học tập là gì và vai trò của nó trong cuộc sống của mỗi người như thế nào? Động lực học tập hình thành từ quá trình lâu dài, tích lũy dần dần và chỉ thực sự rõ ràng khi người học có nhận thức và suy nghĩ đúng đắn về việc học của mình. Có người hình thành động lực học tập từ rất sớm, trong khi đó, có người phải trải qua nhiều thay đổi và biến động trong cuộc sống mới hình thành được động lực học tập. Động lực học tập có thể chia thành hai loại: Động lực bên trong và động lực bên ngoài. Động lực bên trong là mục tiêu phấn đấu mà người học đề ra để đạt được. Trong khi đó, động lực bên ngoài là những yếu tố của xã hội đặt ra và có tác động không nhỏ đến người học, là yếu tố thúc đẩy mỗi người hình thành mục tiêu cho chính mình. Việc xác định động lực học tập là rất quan trọng đối với mỗi học sinh, đó là bước đệm và tiền đề để mỗi người có hướng phấn đấu trong học tập, hoàn thành những mục tiêu đề ra và chinh phục con đường học vấn của mình.

Mẫu 4

Học tập là cơ sở vững chắc để phát triển trong cuộc sống. Nó không chỉ là quá trình dài để tiếp cận tri thức và mở mang trí óc, mà còn là hành trang quan trọng để tự tin bước vào đời. Với sự phát triển không ngừng của xã hội và sự cạnh tranh ngày càng gay gắt, học sinh cần phải liên tục trau dồi kiến thức và nâng cao trình độ. Khi chúng ta có kiến thức, chúng ta có cơ hội để thăng tiến trong công việc và đạt được những mục tiêu trong cuộc sống. Tuy nhiên, nếu chúng ta không chịu nỗ lực học tập và tiếp thu kiến thức, chúng ta sẽ không thể đáp ứng được nhu cầu của đất nước trong tương lai. Đó là lý do tại sao việc học tập là rất quan trọng và cần thiết suốt cuộc đời.

Mẫu 5

Để đạt được thành công, chúng ta cần hiểu rằng học tập là một trong những chìa khóa quan trọng. Tự học là một phương pháp học tập hiệu quả, giúp ta mở rộng kiến thức và củng cố những kiến thức cũ. Không chỉ vậy, tự học còn giúp ta trở nên linh hoạt và chủ động trong học tập, thể hiện năng lực tự lập và khẳng định bản thân. Hơn nữa, tự học còn cho phép chúng ta tìm hiểu những thứ mình thực sự đam mê, từ đó thể hiện sự trân trọng đối với kiến thức nhân loại. Để tự học hiệu quả, chúng ta cần lập kế hoạch học tập, tìm kiếm thông tin qua sách báo, internet, trang web học tập, và học tập ở nhà. Nhiều người đã chứng minh rằng tự học có thể đưa đến thành công, như Mạc Đĩnh Chi và Soichiro Honda. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu được lợi ích của tự học. Nếu coi nhẹ tự học, chúng ta sẽ trở thành những người thụ động và khó đạt được thành công. Để rèn luyện tinh thần tự học, chúng ta cần biết sử dụng thời gian để nghiên cứu và học hỏi thông qua thực tế, đồng thời kỉ luật thực hiện mục tiêu của mình. Tự học có thể mở ra cánh cửa thành công cho mọi người nếu chúng ta biết cách áp dụng đúng phương pháp và quyết tâm thực hiện.

Top 6 bài văn nghị luận xã hội nói về tầm quan trọng của việc học đã được chọn lọc hay nhất

Mẫu 1

Công việc học tập đang từng ngày được xã hội hóa , nhà nhà học tập, người người học tập. Nhưng đến với công việc này, mỗi người có một cách thức học tập, một mục đích học tập khác nhau. Vậy cần nhìn nhận vấn đề học tập ngày nay như thế nào?

Học tập là một quá trình dài, là một cách để con người tiếp cận tri thức, nâng cao trình độ, mở mang trí óc để khám phá những điều hay lẽ phải. Học là việc cần thiết suốt đời bởi tri thức nhân loại là một kho tàng vô cùng phong phú, nó như biển cả mênh mông mà sự hiểu biết của con người lại có hạn. Đâu phải chỉ cần thời gian mà con người có thể hiểu biết được mọi điều trong cuộc sống. Con người ta khi sinh ra, chưa có hiểu biết về cuộc sống, chưa biết làm gì cả, vì vậy phải học từ việc nhỏ nhất, đơn giản nhất trở đi. Lớn lên đến trường phải học đọc, học viết, học những kiến thức tự nhiên và xã hội để trang bị cho mình những trí thức cần thiết trong cuộc sống nhằm giúp mình sau này có thể làm việc tốt bởi trẻ mà không học thì sẽ rất khó để chúng ta có thể vào đời một cách vững vàng. Khi trưởng thành lại cần phải học. Những kiến thức ta được học trong trường không chỉ là nền tảng cơ bản trong cuộc sống, khi bắt tay vào công việc thường nảy sinh ra nhiều vấn đề. Để giải quyết được ta phải tự học, tự nâng cao kiến thức. Hiện nay trình độ khoa học kỹ thuật, văn hóa tri thức ngày càng phát triển, càng có nhu cầu đòi hỏi cao đối với con người. Nếu chúng ta ngừng học tập thì sẽ bị lạc hậu, tụt lùi, không đảm đương được các công việc được giao, không hoàn thành tốt nhiệm vụ được phân công. Không ngừng học tập thì mới trở thành người có ích cho gia đình và cho xã hội.

Ngày nay, mỗi con người đều có cách học riêng của mình. Nhiều bạn rất chăm chỉ, cần cù và giành được những thành công lớn. Đã có biết bao những bạn học sinh đạt thành tích cao trong học tập. Họ luôn lấy gương các vị danh nhân, các bậc cha anh đi trước để noi gương theo. Như Lênin với câu nói "Học, học nữa, học mãi" hay nhà bác học Đacuyn lừng danh cũng nói rằng: "Bác học không có nghĩa là ngừng học". Học tập là một yếu tố quan trọng, không những giúp cho chính bản thân mỗi học sinh chúng ta có một tương lai tốt đẹp mà còn giúp cho đất nước ngày một giàu mạnh. Có câu danh ngôn: "Đường đời là một chiếc thang không có nấc chốt và việc học là một quyển sách không có trang cuối cùng". Vì thế học sẽ không bao giờ là đủ và học tập là một việc vô cùng cần thiết đối với cuộc sống ngày càng phát triển như hiện nay.

Tuy nhiên vẫn có không ít những bạn học sinh mải chơi quên học, hoặc nếu có cũng chỉ là học vẹt, học đối phó. Đó quả thực là những hành động hết sức sai lầm. Các bạn hãy đến với những em nhỏ lang thang, hãy nhìn những khuôn mặt nhỏ bé, những đôi mắt thơ ngây luôn ao ước được một lần cắp sách tới trường như bao bạn nhỏ khác. Lúc đó các bạn sẽ nghĩ sao? Chúng ta được may mắn hơn các bạn bé nhỏ ấy, chúng ta được cha mẹ yêu thương, được thầy cô tận tình dạy dỗ, vậy mà chúng ta lại không học, lại coi thường việc học. Như vậy chẳng phải thật đáng trách sao? Lúc ấu thơ, ngoài bản năng tự nhiên là khóc và ăn thì mọi thao tác còn lại đều phải trải qua một quá trình học tập. Những người cha, người mẹ là những người thầy đầu tiên của trẻ, dạy cho trẻ biết lẫy, biết bò. Vậy đấy, ngay từ khi còn nhỏ, khi chưa phải đến trường thì bất kỳ một đứa trẻ nào cũng phải học, phải trải qua một sự khổ công. Để rồi đến khi lớn lên, cắp sách tới trường, thầy cô dạy ta biết đọc biết viết, học những thao tác ngồi, cầm bút viết. Lớn hơn nữa, thầy cô lại dạy cho tà kiến thức theo từng cấp học phù hợp với khả năng nhận thức, để sau này có thể vận dụng vào cuộc sống, công việc. Tất cả những điều đó đều giúp chúng ta trở thành những con ngoan trò giỏi. Học là để trưởng thành, để hòa nhập với cuộc sống văn minh, có khả năng thích ứng với những tiến bộ khoa học.

Quả thật, tương lai là ở trong tay chúng ta, nó sáng sủa hay mờ mịt là phụ thuộc vào sự nỗ lực học tập của mỗi con người. Vì thế chúng ta đừng để phí hoài những gì đã học được ở ghế nhà trường, bởi "một bước lỡ, nghìn thu ân hận". Nếu mải chơi chúng ta sẽ làm lỡ mất một chuyến tàu đi đến tương lai. Chuyến tàu đó không hề đi đến một cái đích nào nhất định. Chuyến tàu đó rất đặc biệt bởi người lái tàu là chúng ta và hành khách cũng chính là chúng ta. Nó được chèo lái bởi chính đôi bàn tay của chúng ta. Kiến thức trong trường ta học là nền tảng cơ bản để ta làm việc. Nhưng nhiều khi chính những kiến thức ấy cũng không đáp ứng đủ được những yêu cầu của sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật. Nếu không tiếp tục học chúng ta sẽ không có đủ khả năng để đảm đương công việc.

Việc học tập không phân biệt tuổi tác, trình độ, địa vị hay hoàn cảnh xã hội mà tùy theo ham muốn hiểu biết của mỗi con người. Khi còn nhỏ đang ở lứa tuổi cắp sách đến trường, thầy cô dạy cho ta rất nhiều kiến thức về tự nhiên, xã hội... vì vậy mà chúng ta phải không ngừng nâng cao hiểu biết, trau dồi tri thức, tận dụng mọi cơ hội để học tập. Và đến tuổi trưởng thành chuẩn bị bước chân vào đời, để tự lập bằng vốn kiến thức của mình được trang bị trong nhà trường, chúng ta vẫn phải tìm tòi nghiên cứu không ngừng trong công việc, sách báo... để nâng cao tay nghề, trình độ. Thông thường một người trong nhà trường học giỏi thì ra trường cũng sẽ làm việc tốt, nhưng không phải lúc nào cũng vậy. Vì vậy, chúng ta phải học ở mọi lúc mọi nơi, học ở những người đi trước mình, lớn tuổi hơn mình, những đồng nghiệp xung quanh mình để làm sao lấp đầy những khoảng trống mà mình thiếu sót trong quá trình học tập và làm việc...

Mỗi học sinh chúng ta cần phải nhận rõ bổn phận và trách nhiệm của mình, trong thời kỳ đang sống nhờ vào gia đình và xã hội. Nhưng học bằng cách nào để đạt kết quả tốt. Phương pháp học tập có rất nhiều ta có thể học qua sách vở. Ở trường, ta được sự dạy dỗ của thầy cô và bạn bè nhưng cũng cần đọc thêm báo chí, để có thể hiểu một cách sâu sắc hơn về xã hội ngày nay. Mỗi lúc vấp ngã ta đều phải tự biết rút cho mình những kinh nghiệm vì đó là những kiến thức thực tế quý báu, trang bị cho ta hành trang vào đời. Ở các thành phố hiện đại, việc học của học sinh, sinh viên được chăm lo đầy đủ nhưng ở các vùng quê nghèo thì việc học chưa được chú trọng. Người dân chưa nắm rõ được ý nghĩa lớn lao khi cho con em mình đến trường. Rất nhiều em học sinh phải bỏ dở việc học hành để sống cuộc sống "bán mặt cho đất, bán lưng cho trời" như cha ông họ. Thật là đáng tiếc thay khi có những học sinh được sự quan tâm của gia đình, xã hội được lo lắng đầy đủ vật chất lại không biết quý trọng. Đây là hiện tượng khá phổ biến của các học sinh "lười học". Đó không phải là những tấm gương "sáng". Chúng ta hãy học tập theo các thế hệ cha ông như Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Lê Quý Đôn... những Lê Bá Khánh Trình, Tôn Thất Tùng, Đặng Thái Sơn... để trở thành con người có ích.

Ngày nay đất nước đã phát triển, việc học đã được chú trọng, tuy nhiên, việc học của học sinh vẫn còn nhiều hiện tượng gây bức xúc. Không chỉ có chuyện học lực kém của nhiều học sinh, mà còn nhiều vấn đề nữa rất đáng phải xem xét lại. Đó là tình trạng cận thị ở học đường. Do học quá nhiều, lại thêm chơi các trò chơi điện tử nên số lượng cận thị tăng lên rất nhanh. Một số học sinh có ý thức học tập rất kém, thường xuyên trốn tiết để đi chơi. Lười biếng và ham quậy phá, sẽ rất khó để họ trở thành những người có ích cho xã hội sau này. Đây là những "con sâu làm rầu nồi canh” cần được chỉnh đốn cách thức và mục đích học tập.

Việc học của học sinh thời nay là vô cùng cần thiết. Với xu thế hội nhập, học sinh ngày càng phải trau dồi vốn kiến thức hiểu biết của mình. Hành trang để vào đời chính là những kiến thức mà chúng ta tích lũy được từ thuở ấu thơ, nó sẽ là vô giá nếu chúng ta tranh thủ học nhưng cũng sẽ là vô nghĩa nếu chúng ta mải chơi, lười học.

Mẫu 2

Học là quá trình cả đời phấn đấu mà bể học là vô tận nên Lênin đã nói: “Học, học nữa, học mãi”. Nhưng không phải cứ muốn học thì có thể thành tài ngay được mà trước hết phải vật lộn với muôn vàn khó khăn ban đầu thì từ từ, ta mới có thể học lên cao nữa và gặt hái được nhiều thành quả hơn.

Học hành là quá trình ta tích lũy, tiếp thu kiến thức, kinh nghiệm của biết bao thế hệ đi trước để lại, biến nó thành của mình rồi áp dụng vào thực tiễn hoặc mở rộng, đào sâu hơn những kiến thức đó. “Cái rễ đắng cay” của học hành là những khó khăn, trở ngại mà con người ta vấp phải khi bắt đầu tiếp cận với những nguồn tri thức mới. Còn “cái quả ngọt ngào” của nó là những thành công ta gặt hái được sau mỗi quãng đường dài dáng công học tập. Để có thể hiểu rõ hơn câu ngạn ngữ trên, chúng ta hãy tưởng tượng cây muốn đứng vững thì rễ cây phải bám sâu từng chiếc rễ nhỏ xuống lòng đất, nhưng để có được một chiếc rễ to và chắc khỏe như thế thì không hề đơn giản. Từ đó ta có thể hiểu được ý nghĩa của câu ngạn ngữ này là: nếu chúng ta có cố gắng, có quyết tâm vượt qua mọi khó khăn để học tập thì chúng ta sẽ thu được những kết quả mỹ mãn như mong đợi.

Thành quả luôn khiến người ta khao khát nhưng muốn với tới nó, ta phải trải qua rất nhiều đắng cay. Quá trình học hành cũng thế, con đường đi của học vấn không bao giờ rải hoa hồng. Bởi khi đứng trước một bể kiến thức bao la, vô tận, con người ta dễ bị choáng ngợp, run sợ. Rồi khi tiếp cận với từng phần kiến thức mới mẻ hoàn toàn, con người dễ bị nản chí bởi không phải cứ học, đọc là nhớ được, áp dụng lại càng khó. Lúc này phương pháp học là một vị cứu tinh, tự thân mỗi người phải tìm cho mình một phương pháp học thích hợp với sở trường, hoàn cảnh, trí nhớ và cả khả năng tư duy của mình. Đó là một quá trình dài, mòn mỏi tìm tòi, sáng tạo, tham khảo nhiều nguồn để rút ra một phương pháp tối ưu cho mình. Có nhiều người đến đây rồi phải lạc lối nhiều lần mới tìm được đường ra. Rồi sau đó, nắm được phương pháp, ta còn cả một quá trình rèn luyện, phấn đấu tìm và tiếp thu kiến thức. Bên cạnh đó để có được trọn vẹn kiến thức thì ta phải trải qua quá trình kiểm chứng, sàng lọc lại cái cần thiết, tổng hợp hoặc phân chia theo chuyên ngành để nắm vững kiến thức mới áp dụng được nó. Quả thật quá trình học tập, tiếp thu kiến thức là không hề dễ dàng, đã có biết bao nhiêu người nản chí mà bỏ cuộc.

Chính những lúc khó khăn, nản chí như thế, con người ta mới nghĩ đến “những thành quả ngọt ngào” để làm động lực tiếp tục vươn lên trong cuộc sống. Nhưng nói như thế cũng không có nghĩa là việc học tập, tiếp thu kiến thức là một việc khó khăn và nhàm chán, mà ngược lại việc tiếp thu kiến thức có một sức hút kì lạ, khi con người ta biết cái này, sẽ khao khát muốn biết thêm cái nữa hoặc sâu hơn nữa về vấn đề đó. Cho nên càng học, con người ta sẽ khám phá ra nhiều điều mới mẻ, hấp dẫn và lôi cuốn nhiều hơn nữa, khiến lượng kiến thức thu được ngày càng lớn dần làm ta hiểu biết hơn. Đồng thời, học là quá trình tích lũy kinh nghiệm, là sự chuẩn bị hành trang cho mỗi người bước vào đời, đối mặt với khó khăn của cuộc đời. Kiến thức và kinh nghiệm càng nhiều, con người ta sẽ càng vững tin hơn, càng đứng vững trước phong ba bão táp của cuộc đời sẽ càng thành công hơn. Kiến thức là một bể bao la rộng lớn, không bao giờ có định nghĩa “đủ” đối với việc học, chúng ta có thể học ở bất cứ người nào, bất cứ lĩnh vực nào trong cuộc sống đầy màu sắc này. Trong xã hội, con người là nhân tố quyết định cho sự phát triển, con người càng tài hoa, đất nước càng phát triển. Nhật Bản là một ví dụ: sau Đệ nhị thế chiến, Nhật là một nước bị chiến tranh tàn phá nặng nề, nhân dân bị nhiều thảm họa đe dọa, đất nước ngập chìm trong suy thoái nhưng đến sau năm 1952, Nhật đã vươn lên nhanh chóng thành một siêu cường kinh tế do đã chú trọng đầu tư vào giáo dục, phát triển con người, coi con người là nhân tố quyết định tương lai và khuyến khích cho giáo dục phát triển.

Ở Việt Nam và cũng như trên thế giới, có biết bao tấm gương học tập cần cù, đóng góp sức mình vào sự thay đổi và phát triển của nước mình và của cả nhân loại. Ở Việt Nam ta, Bác Hồ là một tấm gương sáng: Bác đã bôn ba ra nước ngoài học tập mấy mươi năm trời nhọc nhằn mới tìm ra lối đi cho dân tộc Việt Nam thoát khỏi kiếp lầm than. Rồi, Trần Đại Nghĩa cũng học tập ở nước ngoài rồi về Việt Nam, áp dụng được những điều đã học thêm với những sáng tạo mới của chính mình, đã chế tạo được đạn tầm xa, góp phần bắn rơi máy bay của giặc, làm nên một Điện Biên Phủ trên không lừng lẫy năm châu. Sau nhiều năm học tập, tìm tòi và nghiên cứu Edison đã sáng tạo ra được bóng đèn dây tóc đầu tiên trên thế giới - làm nên bước ngoặt trong lịch sử văn minh nhân loại. Rồi cả những thủ khoa đại học đến từ những miền quê nghèo khó, ăn còn không đủ no nhưng nhờ quyết tâm, ý chí nghị lực, họ đã làm nên điều kì diệu mà không hề đổ lỗi cho hoàn cảnh.

Bên cạnh những tấm gương sáng ngời đó, có những người chỉ mới khó khăn bước đầu đã nản chí, buông xuôi. Hoặc có những người không chịu tìm tòi, nghiên cứu tiếp thu kiến thức mới mà chỉ “há miệng chờ sung”, hoặc cố “học vẹt” cho nhớ để đối phó với thầy cô, để chạy theo điểm số dẫn đến con người không có kiến thức thật, không có thực học. Những người này ra đời không những không thành công mà rất dễ trở thành gánh nặng cho xã hội.

Vậy nên, chúng ta phải biết tự giác học là trên hết. Đặc biệt là những người còn ngồi trên ghế nhà trường cần phải ý thức được tầm quan trọng của sự tự giác trong học tập. Chúng ta càng phải biết tìm tòi nhiều nguồn kiến thức hơn để tích lũy, tìm được một phương pháp tối ưu nhất cho riêng mình. Phải học mọi lúc, mọi nơi, không chỉ từ sách vở mà còn từ những người xung quanh ta, bởi bất cứ người nào cũng có cái hay để ta học hỏi. Có thế, vốn sống của chúng ta mới rộng, kiến thức chúng ta mới phong phú, tinh thần chúng ta mới vững vàng để thành quả chúng ta đạt được càng mãn nguyện hơn. Chính vì vậy, không bao giờ được nản chí, hãy cố gắng phấn đấu hết mình, chúng ta sẽ thấy khả năng của mình là vô hạn, không có gì là không thể đạt được cả.

Mẫu 3

Giáo dục luôn là vấn đề cần được quan tâm hàng đầu ở mỗi quốc gia, một xã hội sẽ được quy chuẩn là văn minh nếu con người ta có văn hóa trong cách cư xử, giao tiếp. Kinh tế của một đất nước sẽ vững mạnh nếu những công dân, những người lao động của họ có được sự trang bị tốt về kiến thức. Và tất cả những điều đó đều từ giáo dục, học tập mà ra.

Nói về vấn đề giáo dục – học tập, UNESCO có câu “Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình”, khẳng định tầm quan trọng lớn lao của việc học tập. Học tập là một quá trình tích lũy tri thức, tiếp thu kiến thức từ trong sách vở được kiểm nghiệm, chứng minh về sự chính xác và khoa học của nhân loại.

Việc học tập không chỉ là học về kiến thức chuyên môn, mà còn là học những kĩ năng cơ bản trong cuộc sống như ông bà ta đã có câu: “Học ăn, học nói, học gói, học mở” hay suy rộng vấn đề áp dụng cho thực tiễn ngày hôm nay chính là học về giao tiếp, ứng xử. Việc học tập rất quan trọng trong cuộc đời mỗi con người, học tập giúp con người ta trưởng thành hơn và học tập cũng là chìa khóa dẫn đến sự thành công của mỗi người. Thành công từ sức lực và tri thức sẽ bền vững hơn những thành công đến từ sự may mắn.

Mục đích của việc học tập rất rộng lớn tùy theo suy nghĩ, hoàn cảnh của mỗi người nhưng tựu chung học tập để có tri thức, có tầm hiểu biết sâu rộng. Các lĩnh vực trong cuộc sống mà ta đều có ít nhiều sự hiểu biết về nó sẽ giúp ích cho ta rất nhiều. Có học tập, có rèn rũa tri thức chuyên môn thì khi vận dụng làm việc, nhất là những công việc đòi hỏi cao về kĩ thuật, năng lực sẽ được thuận lợi hơn, điều đó góp phần quan trọng cho sự phát triển trong công việc của bản thân cũng như công việc chung của xã hội.

Có học tập, tiếp thu những điều hay lẽ phải để trở thành người có văn hóa sẽ giúp cho cuộc sống của bản thân và những người xung quanh tốt hơn, hoàn thiện nhân cách của bản thân, cuộc sống có ý nghĩa hơn. Tuy nhiên cần phải có sự dung hòa giữa học và hành. Bởi chỉ có khi học mà vận dụng được trong thực tiễn, cống hiến được những điều hay, điều tốt đẹp cho cộng đồng thì việc học tập đó mới có ý nghĩa.

Tuy nhiên không phải ai cũng nhận thức được tầm quan trọng của việc học và cũng không phải ai cũng có nhận thức về việc học tập như thế nào là đúng đắn khi vấn nạn bệnh thành tích trong giáo dục hay học sinh chỉ cắm đầu cắm cổ học lý thuyết suông vẫn diễn ra rất phổ biến. Đó là những thực trạng rất đáng lo ngại của giáo dục Khi nhân thức được tầm quan trọng của việc học tập và mục đích của việc học tập từ chính bản thân mình thì trước tiên chính bản thân mình cần có kế hoạch học tập ổn thỏa nhất, đó là học tập chăm chỉ, lắng nghe thầy cô giảng bài đồng thời tích cực tham gia vào các hoạt động thực hành, ngoại khóa để rèn luyện kĩ năng sống.

Mỗi người đều có mục đích học tập cũng như phương pháp khác nhau, nhưng xác định cho mình sự đúng đắn trong việc học thì hẳn không phải ai cũng làm được. Học hành không thể chỉ diễn ra trong một giai đoạn mà quá trình học phải được diễn ra liên tục, không phải chỉ ở trong độ tuổi học sinh, sinh viên hay nghiên cứu sinh mà sẽ là học mãi, học mọi lúc mọi nơi vì kho tàng tri thức của nhân loại là mênh mông vô tận, biết nhiều hiểu nhiều sẽ là hành trang tốt cho mỗi người trong cuộc đời, sự hòa nhập trong cuộc sống cũng sẽ dễ dàng hơn. Điều đó càng đặc biệt quan trọng đối với những thế hệ thanh thiếu niên – những mầm non, những chủ nhân tương lai của đất nước, việc thấu hiểu vai trò và mục đích của việc học tập quan trọng vô cùng.

Câu nói của Lênin “Học, học nữa, học mãi” và tục ngữ Nga:: “Đừng xấu hổ khi không biết, chỉ xấu hổ khi không học”. là những điều bạn nên biết, cần biết cho việc học tập. Hãy học tập để cuộc sống của bạn tốt đẹp hơn.

Mẫu 4

Học tập là một quá trình dài, là một cách để con người tiếp cận tri thức, nâng cao trình độ, mở mang trí óc để khám phá những điều hay lẽ phải. Học là việc cần thiết suốt đời bởi tri thức nhân loại là một kho tàng vô cùng phong phú, nó như biển cả mênh mông mà sự hiểu biết của con người lại có hạn.

Đâu phải chỉ cần thời gian mà con người có thể hiểu biết được mọi điều trong cuộc sống. Con người ta khi sinh ra, chưa có hiểu biết về cuộc sống, chưa biết làm gì cả, vì vậy phải học từ việc nhỏ nhất, đơn giản nhất trở đi. Lớn lên đến trường phải học đọc, học viết, học những kiến thức tự nhiên và xã hội để trang bị cho mình những trí thức cần thiết trong cuộc sống nhằm giúp mình sau này có thể làm việc tốt bởi trẻ mà không học thì sẽ rất khó để chúng ta có thể vào đời một cách vững vàng. Khi trưởng thành lại cần phải học. Những kiến thức ta được học trong trường không chỉ là nền tảng cơ bản trong cuộc sống, khi bắt tay vào công việc thường nảy sinh ra nhiều vấn đề.

Để giải quyết được ta phải tự học, tự nâng cao kiến thức. Hiện nay trình độ khoa học kỹ thuật, văn hóa tri thức ngày càng phát triển, càng có nhu cầu đòi hỏi cao đối với con người. Nếu chúng ta ngừng học tập thì sẽ bị lạc hậu, tụt lùi, không đảm đương được các công việc được giao, không hoàn thành tốt nhiệm vụ được phân công. Không ngừng học tập thì mới trở thành người có ích cho gia đình và cho xã hội. Việc học của học sinh thời nay là vô cùng cần thiết.

Với xu thế hội nhập, học sinh ngày càng phải trau dồi vốn kiến thức hiểu biết của mình. Hành trang để vào đời chính là những kiến thức mà chúng ta tích lũy được từ thuở ấu thơ, nó sẽ là vô giá nếu chúng ta tranh thủ học nhưng cũng sẽ là vô nghĩa nếu chúng ta mải chơi, lười học.

Mẫu 5

Học tập là một trong những nhiệm vụ quan trọng mà mỗi người cần phải xác định cho mình, đặc biệt là với mỗi học sinh. Để việc học đạt hiệu quả mỗi người nên xác định cho mình một động cơ học tập đúng đắn. Vậy động cơ học tập là gì? động cơ học tập có vai trò quan trọng như thế nào với mỗi người?

Chúng ta hiểu động cơ học tập là việc xác định nhiệm vụ, mục tiêu học tập đúng đắn. Trên cơ sở có mục tiêu học tập đó, mỗi người sẽ có ý thức phấn đấu để hoàn thành mục tiêu và đạt được kết quả cao trong học tập. Mỗi người sẽ có mỗi động cơ học tập khác nhau, không ai giống ai cả. Dù động cơ học tập khác nhau nhưng đều giống nhau ở mục tiêu và kết quả đạt được, đó là kết quả học tập tốt. Trên thực tế không phải ai cũng xác định được mục tiêu học tập cả, có người có ý thức, trách nhiệm thì luôn luôn xác định được mục tiêu học tập đúng đắn, phấn đấu để đạt được mục tiêu đó. Trường hợp này thì lại thường rơi vào những người có sự chăm chỉ và có kết quả học tập tốt. Ngược lại những người có lực học kém, thường xuyên ỷ lại vào người khác sẽ không có động cơ học tập rõ ràng, hậu quả là việc học đã kém lại càng kém hơn, thành tích học tập không được như mong muốn.

Động cơ học tập hình thành từ khi nào? Chúng ta không thể ép học sinh mầm non, tiểu học mới chập chững đi học đã xác định được mục tiêu, động cơ học tập ngay được. Động cơ học tập hình thành trong quá trình lâu dài, được tích lũy dần dần và chỉ thực sự rõ ràng khi học sinh đã có những nhận thức, suy nghĩ đúng đắn, chính xác về việc học của mình. Có những bạn hình thành động cơ học tập từ rất sớm ngược lại lại có những người trải qua rất nhiều những thay đổi, biến động, đả kích về tinh thần hoặc nhiều lý do khác mới hình thành cho mình được động cơ học tập… Với động cơ học tập chúng ta có thể chia nó làm hai loại: một là động cơ bên trong hai là động cơ bên ngoài. Động cơ bên trong chính là mục tiêu phấn đấu mà người học đề ra để mình đạt được; động cơ bên ngoài là những ảnh hưởng, tiêu chí của xã hội đặt ra và nó cũng có tác động không nhỏ đến người học, là yếu tố thúc đẩy mỗi người hình thành được mục tiêu cho mình.

Như chúng ta đều biết động cơ học tập có vai trò vô cùng quan trọng với mỗi người. Nhờ có động cơ học tập người học có phương hướng, mục tiêu học tập để từ đó hoàn thành được giấc mơ của mình. Chẳng hạn một người có động cơ học tập là đạt học bổng để đi nước ngoài du học thì họ sẽ luôn có ý thức phấn đấu, nỗ lực để hoàn thành được mục tiêu đó. Nếu có được những động cơ học tập phù hợp, việc học sẽ không còn áp lực với mỗi học sinh, chúng sẽ thấy đó là điều thú vị cần phải chinh phục được. Từ đó, kết quả học tập sẽ được cải thiện rất nhiều.

Để có được động cơ học tập mỗi người cần phải xác định được tầm quan trọng của việc học, mục tiêu rõ ràng ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường. Bên cạnh đó việc hỗ trợ của cha mẹ, thầy cô và bạn bè xung quanh cũng là những yếu tố cần thiết giúp mỗi người học nhận thức được đúng đắn nhiệm vụ của mình. Cha mẹ cũng không nên quá áp đặt, so sánh để tạo áp lực cho con cái. Mà hãy dành sự nhẫn nại, kiên trì, giảng giải từ từ để con em hiểu được tầm quan trọng của học tập.

Với mỗi học sinh xác định được động cơ học tập là điều vô cùng quan trọng, đó là bước đệm và là tiền đề để mỗi người có hướng phấn đấu trong học tập, hoàn thành được những mục tiêu đề ra, chinh phục được con đường học vấn của mình.

Mẫu 6

Học tập là mục tiêu suốt đời của mỗi người. Chúng ta hiện nay đang phấn đấu xây dựng một xã hội học tập, nhằm phát huy tối đa khả năng cũng như quyền được học tập của mỗi người. Có một câu ngạn ngữ của người Gruzia "Học tập là hạt giống của kiến thức, kiến thức là hạt giống của hạnh phúc".

Thật vậy! Kiến thức không phải tự nhiên mà có. Đó là tích lũy hiểu biết của nhân loại, của cộng đồng, của nhiều thế hệ thông qua quá trình học tập mà thành. Học tập chính là quá trình tích lũy kiến thức! Câu ngạn ngữ trên đã có một ví von rất hay khi đưa ra hình ảnh "hạt giống" để nhấn mạnh tầm quan trọng của học tập. Hạt giống sẽ nảy nở phát triển thành cây. Quá trình học tập cũng như gieo hạt giống cho trí não và tâm hồn. Kiến thức nhiều cũng là kết quả tích lũy hạt giống để hứa hẹn một mùa bội thu. Kiến thức tốt, đầy đủ, phong phú sẽ gieo những hạt giống cho tương lai của mỗi con người. Tuy nhiên cần phải hiểu thấu đáo hơn câu ngạn ngữ này ở nghĩa bao quát của nó Hạt giống chuẩn bị không tốt, cây sẽ phát triển èo uột, cũng giống như kiến thức nông cạn ít ỏi khiến chúng ta gặp vô vàn khó khăn, lúng túng và bế tắc trong công việc. Và một người học tập được điều hay lẽ phải thì cũng chính là tích lũy hạt giống tốt, còn kiến thức lệch lạc, sai lầm thì như hạt giống xấu làm hủy hoại tư duy và tâm hồn, sẽ không tránh khỏi gây tác hại cho đời sống. Cũng như vậy, chỉ trên nền tảng một kiến thức đầy đủ mới có tương lai hạnh phúc. Bởi vậy, trong đời sống, ta gặp không ít những tấm gương đổi đời nhờ kiến thức.

Tuy nhiên mối quan hệ học tập – kiến thức - hạnh phúc không chỉ được hiểu đơn giản một chiều mà cần phải thấy rõ mối quan hệ biện chứng nhân quả của nó. Ông bà ta cũng thường nói "gieo nhân nào, gặt quả ấy" như một cảnh tỉnh. Xét mối quan hệ trong ba yếu tố học tập – kiến thức - hạnh phúc cũng cần được nhìn nhận từ nhiều phía. Học tập đúng đắn, có phương pháp, có chọn lọc thì mới có kiến thức tốt, đa dạng, phong phú. Kiến thức tốt cần gắn với thức đem kiến thức ấy phục vụ cho xã hội và cho bản thân, không chỉ là những kiến thức thu lượm được theo kiểu thực dụng ích kỷ, vì nếu hạnh phúc của ta lại đem bất hạnh cho người khác thì cũng là chứng tỏ ta đã tích lũy hạt giống xấu cho chính ta, gieo mầm bất hạnh cho kẻ khác.

Vì vậy, mỗi chúng ta phải xác định động cơ học tập đúng đắn, thu lượm kiến thức bổ ích, hướng tới hạnh phúc của cộng đồng hài hòa với hạnh phúc cá nhân. Có như vậy mới thật sự trở thành con người có ích cho xã hội.