Ngành dịch vụ thương mại hàng không là gì năm 2024

Logistics hàng không là một trong những ngành phổ biến trên thế giới với đặc thù là nhanh chóng, chính vì thế các dịch vụ của ngành này được các công ty sản xuất, công nghệ cao, đặc biệt các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu lựa chọn. Nhưng hiện ở Việt Nam, logistics hàng không vẫn còn là khái niệm tương đối mới mẻ. Vậy cụ thể, logistics hàng không là gì? Các loại dịch vụ và đơn vị nào hiện dẫn đầu về ngành này? Hãy cùng chúng tôi khám phá trong bài viết sau đây.

I. Logistics là gì?

Logistics là tập hợp các hoạt động nhằm đảm bảo cung cấp các thành phần cần thiết cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng hàng hóa một cách kịp thời, hiệu quả.

Đối tượng của Logistics trước đây chỉ là hàng hóa, sản phẩm hữu hình. Tuy nhiên, hiện nay người ta cũng sử dụng Logistics cho cả những đối tượng như dịch vụ, thông tin, năng lượng…

Về phía người quản lý, Logistics luôn gắn với việc phải lựa chọn phương án tối ưu nhằm kiểm soát hiệu quả về thời gian và chi phí trong suốt quá trình hàng hóa lưu thông.

Điều 233 Luật Thương mại 2005, dịch vụ Logistics được quy định cụ thể như sau:

“Dịch vụ Logistics là hoạt động thương mại, theo đó thương nhân tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công đoạn bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan tới hàng hóa theo thỏa thuận với khách hàng để hưởng thù lao”.

II. Logistics hàng không là gì?

Về cơ bản, logistics hàng không cũng giống như các mảng logistics đường biển, đường bộ hay các dạng khác, đó là đảm bảo đưa hàng hoá từ điểm A đến điểm B một cách hiệu quả và đáp ứng nhu cầu khách hàng. Tuy nhiên, có những khác biệt quan trọng giữa Logistics hàng không so với Logistics đường bộ và Logistics đường biển như sau:

  • Tốc độ
  • Chi phí
  • Khả năng vận chuyển hàng hóa: Kích thước, khối lượng, thời gian...
  • Quản lý và theo dõi hàng hóa

Ngành Logistics Hàng không tuy chỉ phục vụ khoảng 1,7% khối lượng thương mại Quốc tế nhưng lại chiếm tới 35% giá trị thương mại toàn cầu. Theo Hiệp hội hàng không quốc tế (IATA), trước khi xảy ra đại dịch toàn cầu, logistics hàng không đã không ngừng tăng trưởng qua từng năm. Đến năm 2019, tổng doanh thu vận tải đã đạt trên 116 tỷ USD.

III. Các loại dịch vụ của logistics hàng không

Logistics hàng không - Không chỉ có mỗi “bầu trời”. Có một sự thực rằng, trong Logistics Hàng không, các hoạt động vận tải trên không chỉ chiếm từ 10 – 20% thời gian. Phần còn lại được thực hiện hoàn toàn trên “mặt đất”. Logistics Hàng không là một chuỗi các hoạt động liên kết kéo dài từ “mặt đất” đến “bầu trời”.

Hiện tại, ở Việt Nam, không nhiều cá nhân/doanh nghiệp có thể tường minh hết các hoạt động, dịch vụ hay mô hình cung ứng của lĩnh vực đặc thù này.

Cùng ALS tìm hiểu các loại dịch vụ của logistics hàng không bao gồm:

1. Xử lý hàng hoá hàng không

Dịch vụ xử lý hàng hoá hàng không được dựa theo quy trình xử lý hàng nhập/xuất của bên hải quan soi chiếu an ninh, kiểm tra và chấp nhận hàng hoá.

Hình ảnh: Xử lý hàng hóa hàng không tại Nhà ga hàng hóa ALS

Tuỳ theo quy trình cụ thể của từng đơn vị logistics hàng không mà các hoạt động liên quan đến xử lý hàng hoá hàng không có thể thay đổi, nhưng các điểm cốt lõi của loại dịch vụ này bao gồm:

  • Tiếp nhận hàng hoá vào kho hàng không
  • Bốc dỡ, chất xếp hàng hoá từ/khỏi máy bay
  • Ghép hàng (Với các loại hàng không vừa đủ 1 mâm ULD)
  • Bao bì, tem nhãn hàng hoá theo tiêu chuẩn của điểm đến
  • Chấp nhận hàng
  • Cân hàng
  • Một số loại dịch vụ khác như: xuất vận đơn hàng không (AWB), điều chỉnh hoặc huỷ hoá đơn, gia cố kiện hàng, bổ sung AWB thứ cấp (HAWB), vận chuyển hàng đến các kho hàng không kéo dài.

Các loại hàng được xử lý tại các công ty logistics hàng không như:

  • Hàng hoá thông thường
  • Hàng quý hiếm
  • Hàng khó bảo quản
  • Hàng thực phẩm: hoa quả tươi, hàng đông lạnh, hàng tươi sống
  • Hàng động vật sống
  • Hàng nguy hiểm
  • Hàng quan tài

2. Ga hàng hoá kéo dài

Đây là loại hình dịch vụ kho hàng không mới mẻ tại thị trường Việt Nam, về cơ bản đây là loại nhà ga hàng hoá hàng không có chức năng gần tương đương tại các sân bay, điểm khác biệt của loại hình dịch vụ này là các ga hàng hoá sẽ được bố trí tại các địa phương, nơi các doanh nghiệp sản xuất có cơ sở. Như vậy doanh nghiệp có điều kiện để tiếp cận nguồn hàng ở khoảng cách gần hơn, giúp tăng tốc độ lưu thông hàng hoá hơn ga hàng hoá truyền thông.

Hình ảnh: Ga hàng hóa hàng không kéo dài tại ALS

Các chức năng của ga hàng hoá kéo dài gồm:

  • Nâng hạ lưu kho
  • Soi chiếu, cân hàng
  • Khai báo hải quan
  • Chấp nhận hàng (Với dòng hàng hoá xuất đi)
  • Tách, trả phân phối (Với dòng hàng hoá nhập về)

3. Dịch vụ kho vận

Đây có thể nói là phần dịch vụ chung nhất của các đơn vị logistics, các loại hình cho thuê kho cũng đa dạng dựa trên mô hình kinh doanh của công ty, các dịch vụ kho vận mà đơn vị logistics hàng không cung cấp bao gồm:

Hình ảnh: Kho ALS lưu trữ và bảo quản hàng hóa hàng không

  • Lưu trữ hàng hoá theo các loại hình như kho thường, kho lạnh, kho mát, kho AFS, kho CFS, kho hàng không, kho ngoại quan,….
  • Kiểm soát hàng tồn kho bằng LIFO, FIFO tuỳ theo nhu cầu doanh nghiệp
  • Xử lý đơn hàng, đóng gói, dán nhãn
  • Vận chuyển và phân phối

4. Dịch vụ vận tải

Hình ảnh: Vận chuyển hàng hóa Hàng Không tại ALS

Loại hình vận tải của các đơn vị logistics hàng không hiện nay rất đa dạng, có thể kể đến như:

  • Vận tải hàng không
  • Vận tải nội địa
  • Vận tải thông thường
  • Vận tải lạnh
  • Vận chuyển container
  • Vận chuyển chặng cuối
  • Chuyển phát nhanh
  • Vận chuyển xuyên biên giới
  • Vận chuyển theo yêu cầu

5. Dịch vụ hải quan

Là hoạt động không thể thiếu trong việc xuất/nhập khẩu, thông quan hàng hoá. Năng lực của các đơn vị logistics hàng không về cung cấp dịch vụ hải quan thường dựa trên kinh nghiệm và quy trình tiêu chuẩn. Một số loại hình dịch vụ hải quan bao gồm:

  • Khai thuê hải quan, đại lý hải quan
  • Kiểm tra chuyên ngành
  • Kiểm hoá lô hàng
  • Xin CO
  • Xin hoàn thuế xuất nhập khẩu
  • Tham vấn giá
  • Uỷ thác xuất/nhập khẩu

6. Các dịch vụ khác

Tuỳ vào từng công ty logistics hàng không mà các đơn vị sẽ cung cấp thêm một số dịch vụ khác như:

  • Đào tạo cho nhân sự trong ngành
  • Dịch vụ cơ sở hạ tầng logistics
  • Cho thuê văn phòng

IV. Đâu là đơn vị logistics hàng không hàng đầu tại Việt Nam ?

Với hệ sinh thái logistics hàng không tiên phong tại Việt Nam, ALS đã đem đến nhiều cải thiện cho ngành khi là đơn vị đầu tiên áp dụng mô hình ga hàng hoá kéo dài tại Việt Nam, mô hình này sẽ tháo gỡ các nút thắt về hàng hoá cho doanh nghiệp khi các ga hàng hoá được bố trí đến các “đại bản doanh” sản xuất.

Ngoài ra với thế mạnh về công nghệ và cơ sở hạ tầng, Ga hàng hoá ALS được biết đến là ga hàng hoá hiện đại bậc nhất tại Việt Nam, tính đến nay, cơ sở của đơn vị này đã xử lý đến 50% lượng hàng hoá xuất/nhập tại sân bay Nội Bài

Cùng với đó, điểm làm nên thế mạnh của ALS đó là kinh nghiệm cung cấp dịch vụ tới các đối tác trong nước và quốc tế có thể kể đến như: Các hãng hàng không (Korean Air, Japan Airlines, Emirates, China Airlines,….), các đơn vị logistics, forwarder (UPS, DHL DB Schenker, Yusen, Agility,…)

Đơn vị logistics hàng không hàng đầu tại Việt Nam này còn cung cấp các dịch vụ hỗ trợ khác đa dạng như: Đào tạo nghiệp vụ hàng không, chứng chỉ IATA, giải pháp cơ sở hạ tầng logistics,…

Dịch vụ trong ngành hàng không là gì?

Dịch vụ hàng không là hình thức cung cấp, hỗ trợ khách hàng trước, trong và sau chuyến bay. Đây là một lĩnh vực quan trọng trong bốn lĩnh vực của hàng không dân dụng. Loại hình dịch vụ này cung cấp các dịch vụ đảm bảo an toàn, thoải mái, chất lượng và tiện nghi cho khách hàng.

Phi hàng không là gì?

"Dịch vụ phi hàng không" được hiểu như sau:Là dịch vụ cung ứng tại cảng hàng không, sân bay, trên tàu bay nhưng không thuộc dịch vụ hàng không.

Sản phẩm của ngành hàng không là gì?

Ngành hàng không bao gồm tất cả các hoạt động liên quan đến thiết kế, sản xuất, vận hành, bảo trì máy bay cũng như các dịch vụ vận chuyển hành khách và hàng hóa bằng máy bay. Đây là lĩnh vực sử dụng kỹ thuật công nghệ cao và thiết bị tiên tiến để đảm bảo an toàn, an ninh và hiệu quả trong quá trình vận hành.

Dịch vụ phục vụ kỹ thuật thương mại mặt đất là gì?

6. Dịch vụ phục vụ kỹ thuật thương mại mặt đất là các hoạt động thực hiện chức năng phục vụ hành khách; phục vụ hành lý, bưu gửi; phục vụ tàu bay trên sân đỗ, kiểm soát trọng tải, khai thác chuyến bay và các hoạt động hỗ trợ khai thác tàu bay khác tại cảng hàng không, sân bay.