Người hà nội gốc bây giờ ở đâu

VNAV - Mạng Nghe nhìn Việt nam

Home Forums > Hoạt động của cộng đồng VNAV > Quán Cafe VNAV >

Discussion in 'Quán Cafe VNAV' started by dohaithanh, 14/4/10.

< Prev 1 ← 2 3 4 5 6 → 10 Next >

Hà Nội có khu phố cổ xen lẫn là những di tích lịch sử. Thành phố này cũng có những công trình xây dựng kiến trúc kiểu Pháp, những tòa nhà hiện đại cao ngất ngưởng. Hai bên bờ con sông Hồng là những tụ điểm rộn ràng nhộn nhịp đêm ngày, là thành phố có nhiều người từ những vùng miền khác chọn, là điểm đến sinh sống lập nghiệp học hành, là những đẹp đẽ quý phái, kiêu hãnh lẫn những gánh gồng lam lũ, len lỏi vào mọi ngóc ngách phố phường…

Ấy vậy mà cách đây hơn 5 năm, mảnh đất trống kế nhà tôi khởi công xây dựng, còn người chủ nhà là cô chú người miền Bắc vừa nghỉ hưu. Mọi việc như chuyện điện, nước phục vụ nhu cầu xây dựng đều nhờ sự giúp đỡ từ là nhà tôi. Từ đó mà trở nên thân thiết kiểu như ông bà nói “bà con xa không bằng láng giềng gần”.

Mỗi dịp ra Hà Nội công tác trở về, tôi thường mang biếu chú vài lạng trà vì biết chú nghiện trà. Thế mà lần nào chú cũng chào hỏi lịch sự và thân thiện, rồi hỏi tôi ra Hà Nội có gì vui kể cho chú nghe, đại loại lần này ra Hà Nội cháu ở đâu, Hà Nội mở rộng như thế nào, xây thêm cầu đường tránh...

Mỗi khi qua nhà cô chú chơi hay dự giỗ chạp, tôi thấy nhà cửa luôn ngăn nắp gọn gàng, mâm cỗ thiệt cầu kỳ 4 bát 6 đĩa. Tôi ngồi nghe cô chú kể phong tục tập quán Hà Nội, bằng giọng nói nhẹ nhàng âm lượng vừa đủ nghe, như chuyện đĩa hoa cúng đặt trên bàn thờ mỗi ngày rằm hay mùng một đầu tháng.

Người hà nội gốc bây giờ ở đâu

Ký ức cũ của tôi về Hà Nội có khi là cây cầu Long Biên...

Ảnh Lưu Quang Phổ

Mùa nào hoa nấy bao gồm những cánh hoa được bày trên đĩa sứ trắng tinh, có sắc đỏ rực tỏa hương thơm ngát may mắn của hoa hồng, của hoàng lan thơm man mác, của cúc chi nhỏ như khuy áo vàng mơ rực rỡ, có hoa ngâu dáng như hạt gạo đẹp như những ngôi sao trên dải ngân hà.

Vào tháng tết còn thêm chùm hoa bưởi thơm ngát, ít khi thấy quả trái rườm rà, vì cô chú bảo thần linh chỉ ăn hương ăn hoa, nên không cần quá câu nệ thức cúng...

Ký ức cũ

Men theo những triền ký ức của cô chú về Hà Nội của ngày xưa cũ là một Hà Nội dịu dàng sáng chớm gió heo may; một Hà Nội nhẹ nhàng chiều những con đường lá rụng; là một Hà Nội của những năm 1972 lúc tuổi 17 chia xa lên đường nhập ngũ; là khu phố cổ nhộn nhịp cửa hàng buôn bán chật chội nhếch nhác nhưng nền nếp chỉn chu.

Đôi lúc, qua giọng kể của chú, tôi thấy không gian Hà Nội chỉ như một cây cầu Long Biên già nua cũ kỹ kiêu hãnh bắc qua sông Hồng; là những con đường dọc tuyến đường tàu điện leng keng thấp thoáng khu phố Tây với các công trình, biệt thự hàng cây cổ thụ dáng vẻ phong lưu.

Khí chất Hà Nội tinh túy dù giàu hay nghèo, cần mẫn làm ăn khéo tính toán và không cạn tàu ráo máng; thương người cơ nhỡ khó khăn; cư xử lịch thiệp thân thiện, trên dưới rõ ràng mà vẫn tình nghĩa sau trước, gia cảnh thế nào cũng như nếp ăn nết ở nền nếp. Nếu lâm vào hoàn cảnh suy sụp cũng cố gắng gìn giữ nền nếp gia phong. Điều đó cũng như việc chú phải ra tận Hà Nội thuê xe để chở vào cái tủ chè cũ kỹ lâu đời, mà chú bảo có từ thời ông nội của chú. Tủ sau đó chỉ để trong gian thờ chẳng biết để làm gì, ngoài mỗi việc chứng tỏ đó là của gia bảo truyền đời.

Tôi bảo vậy gia đình chú ở Hà Nội từ lâu thế chú là người Hà Nội gốc, chú bảo người Hà Nội gốc không phải là đã sinh sống lâu ở Hà Nội, mà quan trọng là nếp nhà được gìn giữ thế nào. Người Hà Nội gốc cũng là người nhà quê đấy chứ, gốc gác quê hương người Hà Nội ai mà chẳng có một nhà quê, đó là xứ Đoài, Kinh Bắc hay miền đồng bằng chiêm trũng, những gì tinh hoa của tứ xứ nhà quê ấy được thăng hoa và ngưng tụ ở Hà Nội. “Chất Hà Nội” được hình thành và được lưu giữ qua ngàn năm Thăng Long văn hiến.

Từ những câu chuyện chú kể, nên mỗi khi có dịp ra Hà Nội, tôi đều giành nhiều thời gian, tình cảm hơn để tìm hiểu về sự hình thành và phát triển trong chiến tranh cũng như trong công cuộc xây dựng đất nước, dần dần yêu Hà Nội lúc nào không hay.

Thậm chí, có những lần ở nước bạn xa xôi, được nghe 2 từ “Ha Noi, Ha Noi” bằng một giọng tuy không chuẩn lắm, nhưng lòng cảm thấy ấm áp, gần gụi xen lẫn niềm tự hào về thủ đô.

Tin liên quan

  • Nhớ mãi món ngon Hà Nội
  • Hà Nội ngày trở về
  • Mùi hương Hà Nội

Vài năm trở lại đây, câu chuyện văn hóa của người Hà Nội đang có sự xuống cấp trầm trọng được chắc đến nhiều. Từng được ví “Chẳng thơm cũng thể hoa nhài, Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An” nhưng giờ đây, cái thơm của “hoa nhài”, cái thanh lịch của người Tràng An đó dường như đang mất dần và trở nên mờ nhạt. Cuộc sống vội vã nơi thành thị, họ phải lo toan nhiều về kinh tế, các mối quan hệ xã hội... đã khiến cho nhiều người Hà Nội sống “chỉ biết mình”, thiếu đoàn kết và thờ ơ với những người xung quanh.  

Vậy nguyên nhân vì đâu?

Trò chuyện với ông Trần Thiện Căn, nhà ở phố Hàng Đồng, Hoàn Kiếm, Hà Nội, một người Hà Nội chính gốc. Ông Căn cho biết, tổ tiên ông đã là người ở phố cổ này, không rõ đã bao nhiêu đời, chỉ biết cho đến bây giờ gia đình ông vẫn giữ nguyên nét “thanh lịch” của người Hà Nội xưa.

Người hà nội gốc bây giờ ở đâu
Ông Căn trăn trở về sự thay đổi tính cách, ứng xử của người Hà Nội 

Đúng là văn hóa người Hà Nội giờ có nhiều điều không ổn quá! Ông Căn than thở. Ông cho biết, người Hà Nội gốc được đào tạo bài bản, ảnh hưởng từ nền văn hóa Á Đông sâu thẳm rồi sau đó được thẩm thấu bởi nền văn hóa của phương Tây, thời Pháp vào Việt Nam. Những con người đó lối sống rất chân thành, thanh lịch.

Theo lời ông Căn, năm 1986 là thời kỳ “mở cửa”, đất nước chuyển từ bao cấp sang nền kinh tế thị trường thì tất cả bung ra và văn hóa của người Hà Nội đã bị ảnh hưởng. Nhưng từ năm 2000 trở về đây bắt đầu có sự suy thoái mạnh mẽ, trầm trọng. Lúc này trong con người đã mất đi suy nghĩ, tư duy về “thuyết nhân quả”, “luật luân hồi”. Nhiều người, họ không còn biết sợ, họ bất chấp tất cả trong cuộc “đấu tranh sinh tồn”.

Nguyên nhân nữa mà ông Căn lí giải là do một lượng người ngoại tỉnh vào Hà Nội quá nhiều. Ông nói: “Những người đã trụ ở Hà Nội thì thường rất khôn, rất giỏi nhưng cũng không kém phần ghê gớm. Nhiều người ngoại tỉnh họ “cố sống, cố chết” trụ lại thủ đô, họ chà đạp lên nhau, sát phạt, lừa đảo nhau để tồn tại”.

Tuy nhiên ông cũng cho rằng, cần phải phân biệt rạch ròi giữa dân các tỉnh lên Hà Nội. Dân đồng bằng Bắc Bộ, trung du miền núi và dân miền Trung đều có đặc điểm riêng về tính cách và nó tác động rất lớn đến tính bản tính con người Hà Nội.

Theo quan điểm của ông, chính vì phải bon chen sinh tồn ở thủ đô nên người ngoại tỉnh nảy sinh nhiều tính xấu. Trong văn hóa bán hàng, người gốc Hà Nội rất thật thà, khéo léo. Ông ví dụ. Họ nhập đôi giày 8 đồng, khách đến mua họ nói thật là “em nhập đôi này 8 đồng, em để lại cho bác 9 đồng, em chỉ lãi có 1 đồng thôi”. Trong khi đó nhiều người ngoại tỉnh thì khác, họ lấy về 8 đồng thì họ bán 12 đồng nhưng lại nói với khách là nhập về đã 11 đồng.

Nói thêm về văn hóa bán hàng, ông Căn kể một câu chuyện mà trước đây ông từng được chứng kiến. Trước kia, hằng ngày có một người đàn bà bán rau đi qua nhà ông. Và để cho rau tươi, người đàn bà này thường lấy nước ở dưới rãnh chảy qua vẩy lên rau.

Ông bình luận: “Nếu là người có lối sống nhân văn và có tâm với nghề thì không bao giờ làm thế. Cần nước thì bà ấy có thể hỏi tôi và những nhà xung quanh “bác cho em xin xô nước để em ngâm rau thì có ai nỡ từ chối, nhưng đằng này họ lại làm một việc rất thất đức”,

Ông so sánh. Người Hà Nội gốc trước kia làm trong các cơ quan, xí nghiệp nhà nước, về già họ mở thêm của hàng ăn uống, họ làm rất sạch sẽ, gọn gàng. Nhưng nhiều người ngoại tỉnh lên đây mở hàng ăn thì ngược lại, làm bẩn, bát đũa khách ăn xong có khi họ chỉ tráng qua một lượt rồi thản nhiên úp vào kệ.

“Nhiều người Hà Nội chúng tôi nhìn thấy được việc đó nên dần dần có cái nhìn không thiện cảm về người ngoại tỉnh. Suy nghĩ đó cứ ăn sâu vào tâm khảm và đây là nguyên nhân nữa dẫn đến việc vì sao người Hà Nội thờ ơ khi thấy người bị cướp giật ở ngoài đường”, ông Căn trăn trở.

Theo ông, khi thấy có ai đó bị cướp giật ngoài đường, người Hà Nội sẽ có tư duy như thế này: “Người bị cướp đó không biết có phải là người Hà Nội không hay là người ngoại tỉnh. Là người ngoại tỉnh thì kệ nó, phải thế nó mới chừa”.

Lí giải vì sao người gốc Hà Nội lại có phần “cay nghiệt” với người ngoại tỉnh như vậy, ông Căn cho rằng, vì nhiều người Hà Nội đã từng bị lừa, bị người ngoại tỉnh đối xử tệ.

Ông nói: “Người Hà Nội gốc trước đây lối sống rất “chân - thiện – mỹ”, tức chân thành, cởi mở, thiện cảm với mọi người và biết cảm thụ âu sắc về cái đẹp. Nhưng khi người ngoại tỉnh vào, nhiều người trong số họ chà đạp lên những cái tốt đẹp đó để sống. Không ít người Hà Nội đã bị lừa, bị lật lọng, bị cướp giật và từ đó họ lạnh lùng hơn, đề phòng hơn với tất cả những người xung quanh. Và khi mà niềm tin, sự chân thành cởi mở bị xúc phạm, họ sẽ thay đổi bản tính con người”./.

Viết Cường