Rau cải cúc có tốt không

Rau tần ô (cải cúc) có nguồn gốc từ Đông Á, là một loại rau được trồng phổ biến và xuất hiện trong những bữa cơm hàng ngày, kết hợp với nhiều loại thực phẩm khác nhau.

Việc ăn rau tần ô (cải cúc) đem lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe như hỗ trợ giảm cân, bảo vệ chống oxy hóa, giảm nguy cơ ung thư phổi, cũng như bảo vệ chống lại các vấn đề tim mạch, sỏi thận, cellulite, đầy hơi và loãng xương.

Rau cải cúc có tốt không

Ảnh minh họa

Rau tần ô (cải cúc) sống quanh năm, cây có thể cao tới 1,2 m, lá ôm vào thân, xẻ thành hình lông chim. Cụm hoa ở nách lá, bông hoa màu trắng vàng, mùi thơm. Mùa hoa tần ô (cải cúc) thường rơi vào khoảng tháng 1 đến tháng 3. Bộ phận sử dụng được trên cây tần ô (cải cúc) là lá. Lá tần ô (cải cúc) có mùi thơm đặc trưng, hơi hăng gần giống như mù tạt, vị ngọt thanh. Một lưu ý nhỏ khi nấu rau tần ô (cải cúc) là không nên nấu quá chín vì việc này sẽ làm giảm lợi ích sức khỏe của nó.

Tác dụng của rau tần ô (cải cúc)

Theo Đông y, rau tần ô (cải cúc) có vị ngọt, hơi đắng, the, thơm, tính hơi mát, lành không độc, có tính năng tiêu thực, thanh đàm hỏa, yên tâm khí.

1. Hỗ trợ giảm cân

Rau tần ô (cải cúc) chứa nhiều axit chlorogenic, một loại axit hydroxycinnamic cũng có nhiều trong hạt cà phê. Axit chlorogenic đã được chứng minh là có đặc tính làm chậm quá trình giải phóng glucose vào máu sau bữa ăn, điều này làm cho nó trở thành một chất dinh dưỡng giảm cân tuyệt vời.

Ở Bắc Âu, axit chlorogenic làm từ hạt cà phê xanh được sử dụng trong kẹo cao su và kẹo bạc hà để thúc đẩy quá trình giảm cân hiệu quả hơn.

Ngoài ra, rau tần ô (cải cúc) rất ít calo, một khẩu phần 100g rau tần ô (cải cúc) chỉ chứa khoảng 14 calo, lại chứa nhiều nước và chất xơ, do đó giúp tạo cảm giác no lâu, hạn chế sự thèm ăn, giảm lượng thức ăn nạp vào cơ thể, góp phần vào lợi ích giảm cân lành mạnh.

2. Chống oxy hóa

Ngoài lợi ích giảm cân tiềm năng, axit chlorogenic có trong rau tần ô (cải cúc) còn có khả năng chống oxy hóa. Rau tần ô (cải cúc) cũng rất giàu các hợp chất chống oxy hóa khác như flavonoid, vitamin và carotenoid.

Những chất chống oxy hóa này có tác dụng vô cùng quan trọng đến cơ thể, giúp tiêu diệt các gốc tự do, các phân tử phá hủy có liên quan đến bệnh tim, ung thư, lão hóa sớm và nhiều căn bệnh mãn tính khác. Do đó, rau tần ô (cải cúc) có nhiều công dụng trong việc bảo vệ hệ tim mạch, chống viêm, phòng chống ưng thư, ngăn chặn quá trình lão hóa da...

3. Cung cấp nhiều kali

Một khẩu phần 100 gram rau tần tô sống có chứa tới 460 miligam kali. Lượng kali này nhiều hơn 30% so với một khẩu phần chuối tương tự dù từ lâu chuối được coi là "thực phẩm vàng" cho kali. Do đó, hãy tìm đến rau tần ô (cải cúc) khi bạn muốn bổ sung thêm kali cho cơ thể.

Kali là một khoáng chất vô cùng quan trọng, đặc biệt là đối với các xung thần kinh và hoạt động của cơ bắp. Một chế độ ăn giàu kali sẽ giúp cơ thể bảo vệ chống lại huyết áp cao, đột quỵ, sỏi thận, đầy hơi, chứng cellulite (sần da cam), mất xương.

4. Ngăn ngừa ung thư phổi

Một nghiên cứu lớn được công bố trên Tạp chí Dinh dưỡng Lâm sàng Châu Á - Thái Bình Dương năm 2007 đã tìm hiểu mối liên hệ giữa chế độ ăn nhiều rau cung cấp vitamin A (dưới dạng caroten) và nguy cơ ung thư phổi của những người tham gia nghiên cứu. Kết quả cho thấy việc tiêu thụ nhiều rau giàu vitamin A hơn có liên quan đến việc giảm nguy cơ ung thư phổi.

Trong khi đó, rau tần ô (cải cúc) cũng rất giàu vitamin A, có hiệu quả đặc biệt trong việc giảm nguy cơ mắc ung thư phổi, hỗ trợ điều trị căn bệnh này hiệu quả.

Cải cúc không chỉ là món ăn ngon miệng mà còn là một vị thuốc, khi kết hợp với những thành phần khác có thể chữa được nhiều bệnh.

Rau cải cúc có tốt không

Cải cúc (còn được gọi là tần ô), phát triển vào mùa lạnh. Trong cải cúc có chứa protid, glucid, lipid và nhiều loại vitamin A, B, C… Theo Đông y, cải cúc có vị ngọt nhạt, hơi đắng, the, mùi thơm, tính mát, được xem như một loại rau giúp khai vị, làm ăn ngon, giúp tiêu hoá, trừ đờm, tán phong nhiệt.

Rau cải cúc có tốt không

Cải cúc có thể phòng chữa bệnh do giá lạnh từ trong và ngoài cơ thể ở cả người lớn và trẻ nhỏ. Với đặc điểm là loại rau dễ trồng và ít sâu bệnh nhất, nên cải cúc rất lành tính. Nếu không đúng mùa cải cúc, bạn có thể dùng cải cúc phơi khô cũng có tác dụng rất tốt. Theo chuyên gia, cải cúc có thể trị được một số bệnh hiệu quả, cụ thể như sau: 1. Trị cảm cúm 150g rau cải cúc tươi, rửa sạch, để ráo nước và cho vào tô. Nấu cháo, đổ cháo đang sôi lên trên tô cải cúc, để 5-10 phút rồi trộn rau lên ăn, mỗi ngày 2-3 lần. Đây là món ăn bài thuốc có tác dụng giải cảm nhanh, hiệu quả mà không cần phải uống thuốc. 2. Chữa ho dai dẳng ở người lớn Nấu canh phổi lợn cải cúc ăn với cơm để trị ho dai dẳng. Nguyên liệu: 150g cải cúc tươi, 200g phổi lợn. Cách làm: Xắt nhỏ phổi lợn, ướp gừng và gia vị. Xào chín rồi cho nước vào đun sôi. Cho cải cúc vào, rau vừa chín tắt bếp ngay. Nên ăn lúc canh còn nóng, một ngày một lần, ăn liên tục trong 3-4 ngày. Đối với ho ở trẻ em: Lá cải cúc 6g thái nhỏ, thêm ít mật ong hấp cách thủy cho ra nước để uống trong ngày. Lưu ý: Không áp dụng cho trẻ dưới 1 tuổi. 3. Trị đau đầu Hơ nóng một nắm lá cải cúc tươi, chườm lên đỉnh đầu và hai bên thái dương mỗi khi đau đầu hoặc buổi tối trước khi đi ngủ. Nếu không trúng mùa cải cúc, bạn có thể dùng cải cúc khô để chữa đau đầu theo cách sau: 10-15g cải cúc khô cho vào siêu, đổ 3 tô nước, sắc còn 1 tô. Uống sau khi ăn, ngày 2 lần sáng và tối. Uống liên tục 5-7 ngày để có hiệu quả tốt nhất. Lưu ý, khi phơi rau cải cúc, nhớ phải chọn các cây già một chút, tốt hơn hết là giữ cả phần rễ cây. Những cây cải cúc già có hoa thì lại càng quý vì khi phơi rau cải cúc sẽ để được rất lâu. 4. Trị rối loạn tiêu hóa, khó tiêu Ăn sống cải cúc hoặc dùng cải cúc nấu canh ăn đều có tác dụng trị bệnh này hiệu quả. Cải cúc 500g, gừng tươi 3 lát, 100g thịt lợn nạc. Tát cả rửa sạch, thái nhỏ rau, thịt lợn, nấu thành canh, khi chín nêm gia vị vừa đủ, ăn lúc còn nóng. Lưu ý: Những người có thể trạng lạnh, hay bị lạnh bụng, tiêu chảy thì nên hạn chế ăn cải cúc. 5. Đau mắt Rau cải cúc 1 nắm thái nhỏ nấu với một con cá diếc to khoảng 3 ngón tay người lớn để ăn. Ngoài ra, dùng lá rau cải cúc rửa sạch, hơ nóng chườm lên mắt (hoặc cho vào vải mỏng chườm) – rất hiệu nghiệm.

Rau cải cúc có tốt không

6. Hạ huyết áp Rau cải cúc: tính mát, vị tê, không độc có tác dụng hòa tỳ vị, an tâm khí, lợi tiểu, tiêu đờm… Cải cúc tốt cho các bệnh tăng huyết áp. Trong cải cúc có chứa những chất kiềm mật có tác dụng hạ huyết áp, bổ não, những chất xơ tốt cho tiêu hóa, thông tiện và giảm cholesterol. 7. Chữa thiếu sữa sau sinh Đặc biệt, rau cải cúc còn là một món ăn có thể chữa thiếu sữa sau sinh cho sản phụ theo công thức sau: Rau cải cúc thịt lợn nạc hấp cách thuỷ: rau cải cúc 300g, thịt lợn nạc 150g, lạc nhân 50g, mắm muối vừa đủ. Rau cải cúc nhặt rửa sạch. Lạc nhân giã nhỏ. Thịt lợn nạc rửa sạch băm nhỏ trộn với lạc, mắm muối, viên thành viên bằng quả táo. Dùng bát to, đặt lớp cải cúc ở đáy bát, sau đó cho thịt vào, trên cùng lại rải lớp cải cúc, đem hấp cách thuỷ, khi chín chia làm 2 lần ăn với cơm. Cần ăn liền 3 – 5 ngày. 8. Chữa tiêu chảy

Cải cúc có thể chữa được bệnh tiêu chảy, đi ngoài phân lỏng rất hữu hiệu. Lấy 200g cải cúc nấu canh ăn để giúp làm ôn ấm tỳ vị. Ăn liên tục 3 – 5 ngày. 9. Trị hoa mắt, chóng mặt Dùng 200g cải cúc, một con cá diếc độ 1/2 kg, một ít rượu, dầu ăn, và các gia vị vừa đủ. Làm sạch cá diếc, bỏ vảy, rán vàng, rồi cho rượu vào đảo qua, cho gừng, nước vào tiếp, nấu với lửa nhỏ cho cá chín thì cho cải cúc vào và nấu đến sôi lại, nêm nếm gia vị. Làm trong liệu trình 10 ngày, tác dụng chữa bệnh rất hiệu quả. 10. Tiêu sưng, lợi tiểu Cải cúc nhiều axit amin, chất béo, protein và natri, kali dồi dào và các khoáng chất khác giúp điều hòa quá trình trao đổi chất trong cơ thể, loại bỏ phù nề, lợi tiểu. 11. An thần Rau cải cúc giàu vitamin và các axit amin nên có tác dụng tốt đối với người bị bệnh tâm trạng lo lắng. Ăn hàng ngày có thể giúp ổn định cảm xúc, bảo vệ não, phòng ngừa bệnh hay quên. 12. Tốt cho hệ tiêu hóa Rau cải cúc chứa nhiều chất dễ bay hơi tạo ra một hương vị đặc biệt giúp tăng sự bài tiết của nước bọt, cải thiện cảm giác thèm ăn. Lượng chất xơ trong rau cũng thúc đẩy nhu động ruột, thải độc trong đường ruột, chống táo bón.

Canh rau cúc có tác dụng gì?

Ăn rau cải cúc giúp chữa cảm lạnh, giảm đau, nhiễm trùng vi khuẩn, nhức đầu, khô mắt, viêm, xơ cứng động mạch, táo bón cũng bảo vệ khỏi sỏi thận và đột quỵ. Nên tránh tiêu thụ quá mức vì thực vật (đặc biệt là phần giữa nụ hoa) chứa pyrethrin, khả năng gây hại với liều lượng lớn.

Rau cải cúc có tác hại gì?

Ăn quá nhiều rau tần ô thể gây ra rối loạn tiêu hóa. Rau xanh rất tốt cho tiêu hóa nhưng nếu ăn nhiều thì sẽ gây ra tác dụng ngược. Cải cúc cũng vậy, nếu ăn vừa phải thì không sao nhưng ăn nhiều thì sẽ khiến bạn bị đầy bụng, khó tiêu. Nguyên nhân vì hàm lượng chất xơ trong rau xanh khá lớn.

Rau cải cúc có chất gì?

Người ta cho rằng cây cải cúc nguồn gốc ở châu Âu và miền Bắc châu Á. Trong cải cúc cho tinh dầu mùi thơm đặc biệt. Ngoài ra còn 5,57% hydrat carbon, 1,85% protein, 0,43% chất béo, nhiều vitamin B, một lượng trung bình vitamin C và ít vitamin A.

Rau cải cúc là loài rau gì?

Cải cúc còn có tên gọi được sử dụng nhiều nhất là rau tần ô, loại cây thân thảo, mọc thẳng đứng và có chiều cao trung bình từ 0.4 – 0.6m, một số cây có thể cao đến 1m. Lá cải có màu xanh lục, mềm và có hình dạng chẻ như lông chim và mọc so le nhau.