Số các giá trị kí hiệu là gì

Bảng tần số các giá trị của dấu hiệu

A. TÓM TẮT LÍ THUYẾT

  • Từ bảng số liệu thống kế ban đầu có thể lập bảng tần số (bảng phân phối thực nghiệm của dấu hiệu).
  • Bảng tần số thường được lập như sau:

+ Vẽ một khung hình chữ nhật gồm hai dòng.

+ Dòng trên ghi các giá trị khác nhau của dấu hiệu theo thứ tự tăng dần.

+ Dòng dưới ghi các tần số tương ứng với mỗi giá trị đó.

  • Bảng tần số giúp người ta điều tra dễ có những nhận xét chung về sự phân phối các giá trị của dấu hiệu và tiện lợi cho việc tính toán sau này.

B. CÁC DẠNG TOÁN

LẬP BẢNG TẦN SỐ VÀ RÚT RA NHẬN XÉT

Phương pháp giải.

  • Từ bảng số liệu thống kê ban đầu, lập bảng tần số (theo dạng ngang hay dọc) trong đó nêu rõ các giá trị khác nhau của dấu hiệu và các tần số tương ứng của các giá trị đó.
  • Rút ra một số nhận xét về :

+ Số các giá trị của dấu hiệu ;

+ Số các giá trị khác nhau ;

+ Giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất, giá trị có tần số lớn nhất ;

+ Các giá trị thuộc vào khoảng nào là chủ yếu v.v

Ví dụ 1.(Bài 6 tr. 11 SGK)

Kết quả điều tra về số con của 30 gia đình thuộc một thôn được cho trong bảng 11 (SGK) :

Số các giá trị kí hiệu là gì

a)Dấu hiệu cần tìm hiểu ở đây là gì ? Từ đó lập bảng tần số.

b) Hãy nêu một số nhận xét từ bảng trên về số con của 30 gia đình trong thôn (số con của các gia đình trong thôn chủ yểu thuộc vào khoảng nào ? Sô gia đình đông con, tức có 3 con trở lên chỉ chiếm một tỉ lệ bao nhiêu ?).

Giải.

a) Dấu hiệu cần tìm hiểu là : số con của mỗi gia đình. Lập bảng tần số :

Số các giá trị kí hiệu là gì

b) Nhận xét:

Số con của các gia đình trong thôn là từ 0 đến 4;

Số gia đình có 2 con chiếm tỉ lệ cao nhất (17/30);

Số gia đình có từ 3 con trở lên chỉ chiếm 23,3%.

Ví dụ 2. (Bài 7 tr.11 SGK)

Tuổi nghề (tính theo năm) của một số công nhân trong một phân xưởng được ghi lại ở bảng 12 (SGK):

Số các giá trị kí hiệu là gì

a) Dấu hiệu ở đây là gì ? số các giá trị là bao nhiêu ?

b) Lập bảng tần số và rút ra một nhận xét (số các giá trị của dấu hiệu, so các giá trị khác nhau, giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất, giá trị có tần số lớn nhất, các giá trị thuộc vào khoảng nào là chủ yếu).

Trả lời.

a) Dấu hiệu: Tuổi nghề của mỗi công nhân.

Số các giá trị: 25.

b) Lập bảng tần số:

Số các giá trị kí hiệu là gì

Nhận xét:

Có 25 giá trị trong đó có 10 giá trị khác nhau (tuổi nghề từ 1;2 đến mười năm);

Tuổi nghề thấp nhất là 1 (năm) ;

Tuổi nghê cao nhất là 10 (năm) ;

Giá trị có tần số lớn nhất: 4;

Chưa kết luận được tuổi nghề của số đông công nhân chụm vào một khoảng nào.

Ví dụ 3. (Bài 8 tr.12 SGK)

Một xạ thủ thi bắn súng. Số điểm đạt được trong mỗi lần bắn được ghi lại ở bảng 13 (SGK):

Số các giá trị kí hiệu là gì

a) Dấu hiệu ở đây là gì? Xạ thủ đã bắn bao nhiêu pahst?

b) Lập bảng tần số và rút ra một số nhận xét.

Trả lời.

a) Dấu hiệu: Điểm số đạt được của mỗi lần bắn.

Xạ thủ bắn 30 phát.

b) Bảng tần số :

Số các giá trị kí hiệu là gì

Nhận xét:

  • Điểm thấp nhất: 7;
  • Điểm cao nhất: 10;
  • Số điểm 8 và 9 chiếm tỉ lệ cao.

Ví dụ 4. (Bài 9 tr.12 SGK)

Thời gian giải một bài toán của 35 học sinh được ghi trong bảng 14 (tính theo phút):

Số các giá trị kí hiệu là gì

a) Dấu hiệu ở đây là gì? Số các giá trị là bao nhiêu?

b) Lập bảng tần số và rút ra một số nhận xét.

Trả lời.

a) Dấu hiệu: Thời gian giải một bài toán (tính theo phút) của mỗi học sinh.

Số các giá trị: 35.

b) Bảng tần số

Số các giá trị kí hiệu là gì

Nhận xét:

Thời gian giải bài toán nhanh nhất: 3 phút.

Thời gian giải bài toán chậm nhất: 10 phút.

Số học sinh giải bài toán từ 7 đến 10 phút chiếm tỉ lệ cao.